BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1131TM/CATBD | Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: Sở Thương mại (và Du lịch) các Tỉnh và Thành phố
Nhằm kịp thời cung cấp thông tin và các diễn biết mới nhất về tình hình thị trường, mặt hàng và các chính sách của các nước đối tác trong khu vực ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu của Việt Nam, định kỳ hàng tháng, Bộ Thương mại (Vụ Châu Á - Thái Bình Dương) sẽ khôi phục lại chế độ cung cấp thông tin hàng tháng tình hình thị trường các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để phục vụ Sở và các doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng tại địa bàn. Dự kiến, Thông tin sẽ được gửi cho các Sở vào ngày 15 hàng tháng.
Bộ Thương mại đề nghị các Sở Thương mại (và Du lịch) các Tỉnh, Thành phố phối hợp để kịp thời chuyển tiếp Thông tin này đến các doanh nghiệp và mong nhận được các ý kiến đóng góp về chất lượng, nội dung, hình thức và thông tin.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHÂU Á – TBD Tháng 3 năm 2003
NHẬT BẢN SỬA ĐỔI QUẢN LÝ CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản hiện đang nghiên cứu xem xét cho phép sử dụng thêm một số chất phụ gia thực phẩm hiện bị cấm tại Nhật Bản đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn đối với các chất phụ gia nằm trong danh mục đang được phép sử dụng (Ngày 5 tháng 9 năm 2002 tại Công văn số 3519/TM-CATBD , Bộ Thương mại đã gửi cho các Bộ ngành liên quan, Trung tâm thông tin thương mại và Báo thương mại danh mục này).
Ngày 7 tháng 3 vừa qua, tại Hội nghị lần thứ 80 về cải thiện nhập khẩu thực phẩm. Tiểu ban hỗn hợp về Độc tố và Chất phụ gia thực phẩm thuộc Uỷ ban An toàn thực phẩm của Hội đồng An toàn thực phẩm và dược phẩm Nhật Bản đã thảo luận và đi đến kết luận rằng Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi có thể công nhận, dựa trên quy định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Vệ sinh thực phẩm, 2 chất magnesium stearate và trimagnesium phosphate là chất phụ gia thực phẩm. Đối với hai chất phụ gia hiện nằm trong danh mục đang được phép sử dụng là magnesium oxide và magnesium carbonate sẽ bỏ hẳn các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn trước đây và hai chất này sẽ được dùng tự do trong chế biến thực phẩm. Theo Điều 6 Luật An toàn thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm chỉ được phép sử dụng hoặc buôn bán tại Nhật khi đã được Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản công nhận. Điều 7, Luật này lại quy định rằng nếu các chất phụ gia có các tiêu chuẩn về sử dụng và các yêu cầu về kỹ thuật bắt buộc kèm theo thì chỉ khi chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đó mới được phép buôn bán.
Đối với việc xem xét công nhận các chất phụ gia thực phẩm mới, Bộp y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản thực hiện nguyên tắc xem xét trước các chất phụ gia thực phẩm đã được cho phép, được sử dụng rộng rãi và có tính an toàn cao tại nước ngoài. Cụ thể:
+ Các chất phụ gia đã được Uỷ ban chuyên gia hỗn hợp FAO/WHO về Chất phụ gia thực phẩm (JECFA) đánh giá về độ an toàn và đã khẳng định mức độ an toàn trong giới hạn nhất định, và
+ Các chất phụ gia thực phẩm được coi là cần thiết và đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và các nước EU.
Ngày 9 tháng 10 năm 2002, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã yêu cầu các Đại sứ quán nước ngoài tại Tokyo và các tổ chức công nghiệp - thực phẩm liên quan cung cấp thông tin về chất phụ gia thực phẩm thoả mãn các điều kiện nêu trên, bao gồm các thông tin về độ an toàn và hữu dụng. Bộ nay cũng đã nhận được thông tin về 55 chất từ 26 tổ chức bao gồm cả giới kinh doanh trong và ngoài Nhật Bản (các chất này không bao gồm biotin, hydroypropyl methylcellulose, magnesium stearate, và trimagnesium phosphate là những chất đã yêu cầu Hội đồng An toàn thực phẩm và Dược phẩm đóng góp ý kiến). Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ bắt đầu xem xét 46 chất tại một Uỷ ban có liên quan vào 4/2003 sau khi các chuyên gia thu thập và phân tích các dữ liệu. Các gia vị sẽ được Viện quốc gia về Khoa học sức khoả xem xét riêng trên cơ sở các phương pháp đánh giá của JECFA.
DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CUỘC CHIẾN VÙNG VỊNH ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐÀI LOAN
Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan cho rằng tình hình Trung Đông sẽ có ảnh hưởng “nghiêm trọng” đến kinh tế Đài Loan. Theo đó, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài cuộc chiến giữa Mỹ và các nước đồng minh với Irắc.
Nếu như Mỹ và liên minh đánh nhanh thắng nhanh thì sẽ không có ảnh hưởng lớn đến kinh tế Đài Loan, tỷ lệ tăng GDP theo dự kiến năm nay sẽ là 3,6%. Nếu cuộc chiến phải kéo dài 6 tháng thì GDP của Đài loan sẽ giảm xuống còn 2%, tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 5,58% (chủ yếu phụ thuộc vào tình hình biến động của giá dầu). Còn trong trường hợp chiến tranh phải kéo dài hơn 1 năm thì kinh tế thế giới ẽ rơi vào suy thoái, kinh tế Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, tỷ lệ tăng GDP của Đài Loan theo dự kiến sẽ chỉ còn 0,3% và thậm chí còn có thể xấu hơn.
Hiện dự trữ dầu của Đài Loan chỉ đáp ứng được khoảng 200 ngày. Trong tình hình chiến tranh kéo dài, Đài Loan sẽ thiếu xăng dầu. Trước tình hình trên, một số Công ty Đài Loan đã liên hệ với Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc để thăm dò khả năng chuyển sang mua dầu thô và than đá của ta. Được biết lâu nay Đài Loan chưa mua dầu thô của Việt Nam vì thành phần dầu thô của ta không phù hợp với các cơ sở lọc dầu của họ. Năm 2002 Đài Loan nhập của ta khoảng 120.000 tấn than đá, với trị giá gần 4 triệu USD.
NHỮNG TÀI LIỆU, ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT CHO CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU XUẤT NHẬP KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC NĂM 2003
1. Từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), TQ đã sửa đổi, điều chỉnh hàng loạt cơ chế chính sách trong lĩnh vực thương mại cho phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO. Ngày 3 tháng 11 năm 2002 trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + Tổng cục Hải quan tại Phnôm Pênh, TQ đã tuyên bố ngay lập tức dành đãi ngộ WTO cho các nước thành viên ASEAN chưa phải là thành viên WTO. Để thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường TQ, có thể liên hệ với toàn soạn Tin nhanh thị trường hoặc truy cập trên trang Web của Cục Xúc tiến thương mại (
Và 2 trang Web của Tổng cục Hải quan là:
1. Bộ Thương mại Trung Quốc:
2. Hội Xúc tiến thương mại Tổng cục Hải quan:
2. Quy định mới của TQ về Giấy chứng nhận vệ sinh hàng thủy sản nhập cảnh vào TQ: Ngày 23 tháng 12 năm 2002, Tổng cục kiểm dịch kiểm nghiệm giá sát chất lượng Quốc gia nước CHND Trung Hoa (AQSIQ) đã gửi công hàm số 888 (2002) cho các nước và khu vực xuất khẩu hàng thủy sản vào TQ biết: kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2003 AQSIQ quy định Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm hàng thủy sản nhập cảnh vào TQ phải tuân thủ một số các quy định cụ thể, đó là:
1. Trên Giấy chứng nhận ghi rõ: Tên sản phẩm (bao gồm tên hoá học), nơi sản xuất, khu vực đánh bắt, phương thức gia công, tên doanh nghiệp gia công sản phẩm và số đăng ký, cơ quan cấp, phương tiện vận chuyển đăng ký (tên thuyền, tên chuyến máy bay, số container...), số kẹp chì, người giao hàng, người nhận hàng, số lượng, trọng lượng, ngày sản xuất.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm không được sửa chữa, phải có dấu chính thức và chữ ký của nhân viên kiểm dịch kiểm nghiệm chính thức, nơi đến cần phải gho rõ là nước Công hoà nhân dân Trung Hoa.
3. Mỗi một lô hàng thủy sản phải có một bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm. Giấy chứng nhận phải dùng hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Anh đối chiếu.
4. Giấy chứng nhận phải bao gồm những nội dung sau:
Chứng nhận:
1. Những sản phẩm trên thuộc các doanh nghiệp đã được đăng ký tại cơ quan chủ quản.
2. Những sản phẩm trên được sản xuất, đóng gói, lưu kho và vận chuyển theo đúng điều kiện vệ sinh và chịu sự giám sát của đương cục chủ quản.
3. Những sản phẩm trên được đương cục chủ quản kiểm dịch kiểm nghiệm, không phát hiện thấy những vi khuẩn gây bệnh, những chất có độc hại và những vật lạ khác theo quy định của Trung Quốc.
4. Những sản phẩm này phù hợp với yêu cầu vệ sinh thú y, thích hợp cho con người sử dụng.
Ngày ký
Đóng dấu
Chữ ký của cơ quan thú y chính thức
Mẫu Giấy chứng nhận theo những quy định trên phải gửi cho phía TQ trước ngày 30 tháng 6 năm 2003.
Để việc xuất khẩu thủy sản vào TQ không bị gián đoạn cản trở do việc TQ thay đổi quy định về Giấy chứng nhận kiểm dịch kiểm nghiệm hàng thủy sản nhập cảnh vào TQ, đề nghị các Bộ ngành có liên quan và Hiệp hội ngành hàng khẩn trương xem xét đáp ứng các yêu cầu và thông báo cho các doanh nghiệp biết thực hiện.
HÀN QUỐC THAY ĐỔI CƠ QUAN CẤP C/O
Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2003, những cơ quan của Hàn Quốc được phép cấp C/O bao gồm 51 Phòng Thương mại và Công nghiệp, 29 Cục Hải quan, 13 Chi cục Hải quan và 2 Ban Quản lý khu thương mại tự do như sau:
Danh sách 51 PTM&CN:
Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, Busan, Incheon, Kwangju, Daejoen, Ulsan, Suwon, Anseong, Anyang, Bucheon, Seongnam, Bawcs Gyeonggi, Pyeongtaek, Icheon, Ansan, Hwaseong, Yongin, Gimpo, Gunpo, Hakwang, Shiheung, Chuncheon, Gangneung, Taeback, Cheongju, Eumseong, Chungnambukbu, Chungnamseobu, Jeonju, Iksan, Gunsan, Chungju, Jeongeup, Mokpo, Suncheon-Gwangyang, Gimcheon, Pohng, Gyeongju, Yeongju, Gumi, Gyeongsan, Dalseong, Chilgok, Masan, Tongyoung, Sacheon, Changwon, Yangsan, Gimhae, Haman, Jeju.
Danh sách 29 Cục Hải quan:
Cục Hải quan Seoul, Sân bay Incheon, Busan-Kyoungnam, Incheon, Daegu, Gwangju, Guro, Yongdang, Gimhae, Daejon, Suwon, Pyeongtaek, Seongnam, Anyang, Ansan, Donghae, Cheongju, Cheonan, Gunsan, Mokpo, Yeosu, Pohang, Gumi, Changwon, Ulsan, Yangsan, Masan, Geoje, Jeju.
Danh sách 13 Chi cục Hải quan:
Chi cục Uijongbu Seoul, chi cục Bưu điện Quốc tế Seoul, chi cục Sokcho Donghae, chi cục Sasang Busan, chi cục Bupyeong, chi cục Chungju Cheongju, chi cục Daesan Cheonan, chi cục Iksan Gunsan, chi cục Jeonju Gunsan, chi cục Gwangyang, chi cục Jinju Mấn, chi cục Tongyeong Geoje, chi cục Sacheon Geoje.
Danh sách 2 Ban Quản lý khu thương mại tự do:
BQL Khu thương mại Tự do Masan, BQL Khu Thương mại Tự do Iksan.
CƠ HỘI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNG VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA
Tổng hợp các nguồn tin tại Phnôm Pênh cho biết: từ 11 giờ 30 phút ngày 5 tháng 03 năm 2003 Chính phủ Campuchia đã lệnh cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu biên giới giữa Campuchia và Thái Lan không cấp giấy phép qua lại biên giới cho công dân Campuchia. Do vậy, ở tất cả các cửa khẩu biên giới chính thức cũng như tạm thời giữa Campuchia và Thái Lan, hàng hoá giữa hai nước tạm thời không được phép lưu thông qua lại, phía Campuchia không cho phép người dân nước mình sang Thái Lan để mua hàng hoá mang về, và ngược lại phía Thái Lan cũng không cho phép công dân Thái Lan sang Campuchia để mua hàng hoá mang về nước mình.
Tại cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 03 năm 2002, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cam Pra Sidh cho rừng việc đóng cửa khẩu biên giới giữa hai nước Campuchia - Thái Lan sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của Campuchia bởi vì phía Campuchia có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu từ các đối tác thương mại khác của Campuchia như Việt Nam, Malaysia và Singapore.
Bộ Thương mại cho rằng đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với Campuchia, tăng dần tỷ trọng hàng Việt Nam tại Campuchia.
Phía Việt Nam có thể xuất khẩu các loại hàng hoá công nghiệp tiêu dùng, hàng hoá mỹ phẩm, hoa quả, tái xuất xăng dầu, vật liệu xây dựng, đồ điện... và mua lại của Campuchia hàng hoá nông lâm sản, sản phẩm gỗ chế biến, mủ cao su, nguyên phụ liệu...
CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG VIỆT NAM SANG ĐÔNG TIMO
Bộ trưởng ngoại giao Đông Timo, Ngài Horta đã thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28 tháng 7 năm 2002.
Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, hai bên đã thống nhất đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, Đông Timo là một thì trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ trưởng Horta nhấn mạnh rằng Đông Timo muốn mua gạo và các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam.
Hiện nay Đông Timo vẫn phải nhập khẩu gạo từ Indonesia, nhiều khả năng là loại gạo này có xuất xứ từ Việt Nam. Để hạn chế rủi ro trong thanh toán, các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C không huỷ ngang của các ngân hàng quốc tế có tín nhiệm hoặc bằng phương thức chuyển tiền.
Tới đây, Bộ Thương mại sẽ cử đoàn khảo sát thực tế Đông Timo để tìm hiểu những cơ hội kinh doanh cụ thể và sẽ thống báo tình hình cho các địa phương và doanh nghiệp.
CƠ CHẾ XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2003 CỦA LÀO
Ngày 14 tháng 2 năm 2003, Bộ Thương mại Lào đã ra Thông báo về Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu ngành thương mại, Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép về kỹ thuật của chuyên ngành liên quan (Số 0202/TM.NT) và Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu - nhập khẩu của Lào áp dụng cho năm 2003 (Số 0203./TM.NT)
Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép xuất nhập khẩu ngành thương mại được chia ra 2 loại:
- Loại phải xin giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại Lào.
- Loại phải xin giấy phép xuất nhập khẩu của Sở Thương mại địa phương.
Danh mục hàng hoá phải xin giấy phép về kỹ thuật của chuyên ngành liên quan dành cho các hàng hoá có liên quan đến quy định của CHDCND Lào về quản lý chất lượng, quy cách và kỹ thuật hàng hoá trước khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu các hàng hoá đó. Nhà xuất nhập khẩu phải thông qua việc kiểm tra hàng hoá và cho phép về mặt kỹ thuật hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền của Lào.
Toàn văn 2 văn bản nêu trên hiện có tại Vụ Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại, nếu doanh nghiệp nào quan tâm đề nghị liên hệ với Chị Phạm Hồng Thanh. Tel. 825915.
THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
Diễn biến về chính sách kinh tế Thái Lan có ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Chính sách kích thích tiêu dùng và đầu tư tư nhân;
- Chi tiêu của Chính phủ tăng;
- Thái Lan quyết định sẽ kiểm tra khắt khe hơn các hàng nhập khẩu gồm đồ hộp, phoma, trái cây và một số mặt hàng công nghiệp thực phẩm khác từ các nguồn xuất khẩu chủ yếu như EU, Nhật Bản, Mỹ.
- Hiệp định về mậu dịch tự do Thái Lan - Nhật Bản:
+ Nhật Bản đồng ý hỗ trợ kỹ thuật cho Thái Lan trong các lĩnh vực được tự do hoá như nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.
+ Thái Lan đề nghị tự do hoá những mặt hàng của Thái Lan không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Nhật, như thịt gà là mặt hàng Nhật phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan và Brazil.
- Đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do Thái - úc: Phía úc hối thức Thái Lan đẩy nhanh tiến độ đàm phán để hiệp định có thể được ký vào tháng 6 năm 2004.
Diễn biến mới về XNK của Thái Lan
- Dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2003 có thể đạt từ 3,5 - 4,5% do tác động của các yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng xuất khẩu không chắc chắn tăng;
- Xuất khẩu tôm và thịt gà của Thái Lan sang EU, Nhật Bản và Mỹ đang bị cấm vì có nhiễm dự lượng kháng sinh quá mức quy định.
- Thái Lan đang có chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu và các chính sách thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu tới từng địa phương.
- Xuất khẩu gạo của Thái Lan đăng tăng mạnh.
- Nhập khẩu của Thái Lan cũng có phần giảm sút do tương lai xuất khẩu nói chung không khả quan lắm.
VIỆC XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA SANG AUSTRALIA
1. Thông tin về xuất khẩu cá tra, cá basa (gọi chung là catjish) sang Australia:
- Như cầu ở Australia: hiện khá nhỏ bé, phần lớn là nhu cầu của cộng đồng gốc Việt và một số nước Châu á khác (lượng tiêu thụ 2002: khoản 500-600 tấn).
- Thuế nhập khẩu: 0%.
- Giá CIF 5-6 AUD/kg (khoảng 3 USD), giá bán lẻ loại đông lạnh, cắt khúc, bỏ đầu tại các cửa hàng thực phẩm khoảng 8 AUD/kg.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp với Thương vụ Việt Nam tại Australia để chào hàng:
Vietnam Trade Office in Australia
Tel: 612 9310 1872; Fax: 612 9310 1929; Email:
Các thông tin cần chú ý:
- Chào hàng tập trung vào một số loại được thị trường ưa chuộng như cá file, cá cắt khúc, bỏ đầu và nội tạng.
- Chào giá CIF hoặc CF cảng Sydney hoặc Melbourne.
- Chào giá cạnh tranh để tiếp cận thị trường do người tiêu dùng Australia khá bảo thủ, ít khi thay đổi kênh nhập khẩu trừ khi nguồn mới hứa hẹn giá cả cạnh tranh và điều kiện giao hàng ổn định, đúng hạn...
- Sẵn sàng cung cấp mẫu để kiểm dịch
2. Ngày 15 tháng 1 năm 2003, Tổng Giám đốc Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia - New Zealand đã phản ánh về việc một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, sử dụng Calcium Oxide để bảo quản sản phẩm rong biển kho xuất khẩu và Australia, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng Australia (nguy hại đến mắt, da hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá).
Chính phủ bang New South Wales và bang Victoria (Australia) đã thu hồi nhiều lô hàng rong biển khô và sắp tới nhiều lô hàng khác sẽ bị thu hồi và kiểm tra ngặt nghèo khi nhập khẩu. Cơ quan Tiêu chuẩn Australia - New Zealand yêu cầu Việt Nam xem xét thay đổi dùng chất khác để bảo quản kho thực phẩm xuất khẩu.
Địa chỉ liên hệ:
Vụ Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Thương mại
21 Ngô Quyền - Hà Nội
Tel: Đông Bắc Á: 8246805/8262521; Đông Nam Á: 8254915
Fax: 8254915 E-mail:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.