BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/BVTV | Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2008 |
Kính gửi: | - Sở Nông nghiệp và PTNT |
Theo báo cáo của Chi Cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh và Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, hiện nay, diện tích lúa nhiễm rầy trên 91.000 ha, trong đó 5.200 ha nhiễm nặng, tập trung ở các tỉnh: Hậu Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An… Mật độ phổ biến 750-3.000 con/m2 nơi cao 6.000-8.000 con/m2 đã có 100 ha cháy rầy cục bộ. Hiện nay rầy nâu phổ biến ở tuổi 4-5 đến trưởng thành và trứng, mật độ thấp. Bệnh vàng lùn, LXL, diện tích nhiễm là 754 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5 – 15%, nơi cao 30%. Đặc biệt ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) có khoảng 10 ha nhiễm bệnh với tỷ lệ bệnh cao trên 70%, do vùng này bị ngập nước không chủ động xuống giống theo lịch “né rầy”. Nguy cơ rầy nâu truyền bệnh virus trên lúa Đông Xuân muộn là khá cao, tỷ lệ rầy mang virus phổ biến từ 20-33%. Bệnh đạo ôn tiếp tục tăng về diện tích nhiễm, đến nay đã có khoảng 50.000 ha bị bệnh, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 – 15%, nơi cao 30%, đã xảy ra cháy lá cục bộ ở một số nơi như Long An, Sóc Trăng…
Dự báo sắp tới sẽ có đợt rầy cám nở rộ trên các trà lúa Đông Xuân ngay trong dịp Tết nguyên đán, từ 29 tháng Chạp âm lịch đến Mùng 4 Tết (từ ngày 05-11/2/2008); Bệnh đạo ôn đang gia tăng nhanh.
Để bảo vệ tốt sản xuất lúa Đông xuân 2007-2008, đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán, Cục Bảo vệ Thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục Bảo vệ thực vật các tỉnh thành phía Nam thực hiện tốt các việc sau:
1. Từ nay đến 5/2/2008 tập trung lực lượng cán bộ kỹ thuật kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến tình hình rầy nâu, bệnh đạo ôn, khoanh vùng các nơi có diện tích nhiễm cao, tổ chức phòng trừ kịp thời. Đồng thời, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc lúa đúng kỹ thuật, không được bón đạm khi bệnh đạo ôn xuất hiện, không để ruộng khô nước.
2. Thông báo kịp thời tình hình dịch hại trong dịp Tết trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động nông dân thường xuyên thăm đồng phát hiện sớm và tổ chức phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
3. Áp dụng các biện pháp tổng hợp theo “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phát hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phòng, chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó chú ý:
- Các tỉnh có diện tích nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nặng, cần vận động nông dân tiêu hủy ngay.
- Đối với diện tích Đông Xuân muộn (xuống giống cuối tháng 12 đầu tháng 01/2008) cần theo dõi sát diễn biến rầy trưởng thành vào đèn để áp dụng biện pháp chắn nước, ngăn chặn rầy chích hút truyền bệnh virus.
- Chuẩn bị sẵn lượng thuốc trừ rầy, phương tiện phun xịt, phân công cán bộ trực tại cơ sở; khi phát hiện rầy nâu nở rộ có mật độ cao (trên 3 con/tép) thì tổ chức phun trừ rầy tập trung).
4. Duy trì chế độ báo cáo về Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam để tổng hợp báo cáo cho Ban chỉ đạo của Bộ kịp thời. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương báo cáo ngay về Bộ phận thường trực Cục Bảo vệ Thực vật tại Tp.Hồ Chí Minh, 28 Mạc Đỉnh Chi, Q.1, Số điện thoại di động 0913921494 (Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Huân), fax: 08-8274344, email: ppdsouth@hcm.fpt.vn; và Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam. Số điện thoại di động: 0913962736 (Giám đốc TT Hồ Văn Chiến), fax: 07-3834477, email: hvchien@vnn.vn
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.