BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1051/QLD-PCD | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2006 |
V/v: Diễn biến tình hình giá thuốc
năm 2005 và một số giải pháp
quản lý giá thuốc năm 2006.
kính gửi: Tổng biên tập các báo
Tổng giám đốc/giám đốc các đài phát thanh/truyền hình
Trong năm 2005, được chỉ trực tiếp của Chính phủ, Bộ y tế và được sưu phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành có liên quan, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng đáo ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân và góp phần bình ổn thị trường thuốc. Với Mục đích cung cấp các thông tin tới cáo Báo đài về diễn biến tình hình giá thuốc cũng như kết quả thực hiện các giải pháp góp phần bình ổn thị trường thuốc trong năm 2005 và một số giải pháp sẽ triển khai trong năm 2006 để tiếp tục duy trì sự ổn định thị trường thuốc nhằm phuc vụ cho việc đưa tin chính xác và kịp thời, Cục Quản lý Dược Việt nam xin trao đổi với các Đồng chí Tổng Biên tập như sau:
I. DIỄN BIẾN GIÁ NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM NĂM 2005
1. Diễn biến giá thuốc qua thực tế khảo sát thị trường thuốc 06 tháng cuối năm 2005
Qua tổng hợp 1801 mặt hàng kinh doanh của 237 nhà sản xuất cho thấy:
Số mặt hàng tăng giá nhập khẩu CIF: 42 mặt hàng với tỉ lệ tăng giá trung bình là 11.90%.
Số mặt hàng tăng giá bán buôn: 50 mặt hàng với tỉ lệ tăng giá trung bình là 9.40%.
Số mặt hàng giảm giá CIF: 48 mặt hàng với tỉ lệ giảm giá trung bình là 6.35%.
Số mặt hàng giảm giá bán buôn: 40 mặt hàng với tỉ lệ giảm giá trung bình là 12,94%.
Số mặt hàng ổn định giá chiếm: 1654 mặt hàng, chiếm 91,84% mặt hàng khảo sát.
Lý do tăng giá chủ yếu do: Tỷ giá đồng ngoại tệ tăng
Lý do giảm giá chủ yếu do:
Thuế nhập khẩu giảm.
Một số công ty đang thực hiện chính sách chiết khấu, cụ thể khi mua với số lượng lớn hoặc thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi mua hàng, khách hàng sẽ được chiết khấu một tỷ lệ % nhất định.
Các Công ty áp dụng chiến lược cạnh tranh: “chất lượng tăng, giá thành hạ”.
2. Diễn biến giá thuốc qua thống kê của Bộ Thương mại
Qua thống kê các số liệu của Tạp chí thương mại - Bộ Thương Mại, diễn biến tình hình giá thuốc nhập khẩu năm 2005 như sau:
Trong tổng số 338 mặt hàng thành phẩm tham khảo:
19 mặt hàng giảm giá, chiếm 5,62%, trong đó:
Nhóm thuốc Vitamine: 4 mặt hàng tham khảo chiếm 1,18%
Nhóm thuốc Kháng sinh: 9 mặt hàng tham khảo, chiếm 2,26%
Nhóm thuốc tim mạch: 4 mặt hàng tham khảo, chiếm 1,18%
Nhóm thuốc tiêu hoá: 2 mặt hàng tham khảo, chiếm 0,59%
19 mặt hàng tăng giá %, chiếm 5,62%, trong đó:
Nhóm thuốc Vitamine: 6 mặt hàng tham khảo chiếm 1,77%
Nhóm thuốc Kháng sinh: 7 mặt hàng tham khảo, chiếm 2,07%
Nhóm thuốc tim mạch: 2 mặt hàng tham khảo, chiếm 0,59%
Nhóm thuốc tiêu hoá: 2 mặt hàng tham khảo, chiếm 0,59%
Ghi chú : Xem phụ lục 1
Diễn biến Chỉ số giá của một số nhóm mặt hàng năm 2005 so với Chỉ số giá tháng 12/2004 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Tỷ lệ tăng Chỉ số giá CPI và Chỉ số giá nhóm hàng Dược phẩm, y tế qua các năm 2004 và 2005
3. Đánh giá chung về tình hình giá thuốc trong năm 2005 so với giá cả của một số nhóm mặt hàng
Qua báo cáo thống kê thực tế tình hình giá thuốc trên thị trường và giá CIF nhập khẩu theo thống kê của Bộ thương mại, có thể nhận định về tình hình giá thuốc trong năm 2005 như sau:
Thị trường thuốc Việt Nam trong cả năm 2005 ổn định, cung đáp ứng đủ cầu, chất lượng thuốc ngày được tăng lên, giá cả ổn định, có một số mặt hàng tăng giá đồng thời cũng có một số mặt hàng giảm giá. Đối với những mặt hàng thuốc chủ yếu sử dụng trong bệnh viện đã được cung cấp thông qua đấu thầu trong thời gian dài 6 tháng, 12 tháng. Không có sự biến động về giá đối với nhiều chủng loại thuốc hiếm trên thị trường.
Số lượng các mặt hàng giảm giá và mặt hàng tăng giá là tương đương nhau. Tỷ lệ giảm giá và tỷ lệ tăng giá cũng tương đương nhau.
Tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm thấp hơn so với tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng khác như lương thực, thực phẩm. (Dược phẩm: 4,9%; Lương thực: 7,8%; Thực phẩm: 11,2%).
II. VỀ VẤN ĐẾ DỰ KIẾN ĐIỀU CHỈNH GIÁ THUỐC CỦA MỘT SỐ CÔNG TY
1. Số công ty dự kiến Điều chỉnh giá đầu năm 2006
Qua tổng hợp số lượng các Công ty kinh doanh dược phẩm có công văn thống báo dự kiến Điều chỉnh tăng giá thuốc vào đầu năm 2006 như sau:
Số công ty đề nghị tăng giá: 04. Các công ty dự kiến tăng giá đều là các Nhà sản xuất dược phẩm nước ngoài và của Công ty DP liên doanh nước ngoài
Số mặt hàng đề nghị tăng giá: 28. Các mặt hàng dự kiến Điều chỉnh tăng giá đều là thuốc thành phẩm.
Tỷ lệ tăng trung bình từ 3 - 5%
Ghi chú:
Trong các ngày gần đây, một số báo chí có đưa tin: “…Trong số 175 doanh nghiệp dược ở Việt Nam, có 58 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP thì tất cả đều đề nghị tăng giá thuốc…”
Cục Quản lý Dược Việt Nam xin khẳng định rằng:
Cho tới nay, Cục Dược chỉ mới nhân được công văn chính thức của 4 doanh nghiệp xin Điều chỉnh giá thuốc, trong đó có 1 công ty liên doanh (Sanofi Aventis). Ngoài ra, chưa có một công ty/XN đạt GMP nào xin tăng giá.
Thông tin 58 doanh nghiệp đạt GMP đều xin tăng giá là không có căn cứ.
Các Công ty XN Dược đăng ký xin lưu hành các mặt hàng mới và kê khai giá mới trên cơ sở xây dựng cơ cấu giá thành hợp lý theo đúng quy định là quyền hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định của Luật Dược, Pháp lệnh về giá và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Các lý do đề nghị tăng giá
Về phí các Công ty dược phẩm, việc đề nghị Điều chỉnh giá tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:
2.1. Do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao
Qua thống kê giá nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc trong Tạp chí Thông Thương mại - Bộ Thương mại cho thấy giá nhập khẩu một số loại nguyên liệu trên thế giới tăng trong thời gian qua, một số ví dụ cụ thể như sau:
Nguyên liệu Ciprofloxacin, giá CIF tăng từ 19.0 USD/kg vào tháng 3/2005 lên 35.0 USD.kg vào tháng 9/2005. Tỷ lệ tăng 84,21%
Nguyên liệu Lincomycin, giá CIF tăng từ 25.2 USD/kg vào tháng 3/2005 lên 32.7 USD.kg vào tháng 9/2005. Tỷ lệ tăng 29,76%
Nguyên liệu Prednisolone, giá CIF tăng từ 415.0 USD/kg vào tháng 3/2005 lên 450.0 USD.kg vào tháng 9/2005. Tỷ lệ tăng 8,43%
2.2. Tăng giá nhiên liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển
Trong năm 2005, do biến động của giá dầu thô trên Thế giới, giá xăng dầu trong nước cũng đã phải Điều chỉnh tăng 3 lần, và Điều chỉnh giảm 01 lần, tỷ lệ giảm cũng rất thấp so với tỷ lệ tăng, cụ thể như sau:
Thời điểm | Giá (VND/L) | ||||
A92 | A90 | A83 | Diezel | Dầu hỏa | |
29/3/2005 | 8000 | 7800 | 7600 | 5500 | 4900 |
03/07/2005 | 8800 | 8600 | 8400 | 6500 | 6500 |
17/8/2005 | 10000 | 9800 | 9600 | 7500 | 7500 |
Hiện nay | 9500 | 9000 |
| 7500 |
|
Giảm 500đ/L |
Giá xăng dầu biến động đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm do tác động đến chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển. Đối với chi phí vận chuyển, theo thống kê của Tổng Cục thống kê, năm 2005 Chỉ số giá của nhóm hàng Phương tiện đi lại tăng 9,1%.
2.3. Do sự biến động của đồng ngoại tệ năm 2005
Trong năm 2005, qua số liệu thống kê cho thấy tỷ giá đồng USD đã bị mất giá Khoảng 1% và đặc biệt đã mất giá so với đồng EUR.
Thời điểm | USD | EUR | USD/EUR | |||
| Tỉ giá/VND | Tỉ giá/VND |
| |||
1/2005 | 15778 | 21604.5 | 1.36928 | |||
2/2005 | 15797 | 20740.64 | 1.312948 | |||
3/2005 | 15809 | 21014.02 | 1.329244 | |||
4/2005 | 15818 | 20623.41 | 1.303794 | |||
5/2005 | 15833 | 20563.34 | 1.298765 | |||
6/2005 | 15857 | 19642.23 | 1.23871 | |||
7/2005 | 15860 | 19294.95 | 1.216579 | |||
8/2005 | 15880 | 19391.17 | 1.221106 | |||
9/2005 | 15884 | 19706.03 | 1.240621 | |||
10/2005 | 15894 | 19237.19 | 1.210343 | |||
11/2005 | 15905 | 19167.31 | 1.205112 | |||
12/2005 | 15905 | 18864 | 1.186042 | |||
Việc biến động của tỷ giá đồng ngoại tệ đã có ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên liệu và các thuốc thành phầm nước nước ngoài.
2.4. Do đầu tư nâng cấp nhà xưởng sản xuất, cải tiến kỹ thuật
Theo lộ trình của Bộ Y tế, các Nhà máy sản xuất đã tiến đầu tư nâng cấp nhà máy sản xuất đạt tiêu chuất chất lượng GMP của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc tiến hành thử nghiệm tương đương sinh học, sinh khả dụng của thuốc cũng có ảnh hưởng đến giá thành của thuốc.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ THUỐC TRONG NĂM 2005
Thuốc mặc dù là một sản phẩm tiêu dùng đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng bản chất cũng là hàng hóa và cũng như một số mặt hàng tiêu dùng khác có những biến thiên nhất định về giá cả theo quy luật cung cầu của thị trường, có những mặt hàng tăng giá bên cạnh đó cũng có nhưng mặt hàng giảm giá. Việc tăng hoặc giảm giá thuốc là một diễn biến trong phạm vi chấp nhận được, phù hợp với quy luật kinh tế của cơ chế thị trường trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới hiện nay.
Để góp phần bình ổn thị trường thuốc theo đúng quy luật kinh tế thị trường, trong thời gian tới, Cục Quản lý Dược Việt Nam sẽ triển khai một sóo công việc cụ thể sau:
1. Đảm bảo cân bằng về Cung - Cầu thuốc phòng và chữa bênh cho người
1.1 Khuyến khích việc sản xuất thuốc trong nước bằng cách tăng cường cấp số đăng ký lưu hành thuốc.
1.2. Tăng cường việc nhập khẩu và nhập khẩu song song thuốc nước ngoài để chống độc quyền nâng giá.
1.3. Khuyến khích thực hiện việc gia công thuốc nhằm tận dụng hết công suất của các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP để có đủ thuốc cho nhu cầu sử dụng và giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí cho người bệnh.
1.4. Cải tiến hơn nữa các thủ tục, cơ chế cấp phép theo hướng thông thoáng, minh bạch và công khai hoá tất cả các quy trình cấp phép để các đơn vị vừa triển khai thực hiện vừa làm nhiệm vụ giám sát các cơ quan quản lý.
1.5. Tăng cường thông tin, quảng bá, giới thiệu các thuốc sản xuất trong nước, khuyến khích người dân sử dụng thuốc trong nước qua việc tổ chức hội nghị giữa các Nhà sản xuất dược phẩm trong nước và các Bệnh viện trong cả nước để giới thiệu các sản phẩm.
1.6. Tích cực triển khai kế hoạch dự trữ lưu thông thuốc quốc gia nhằm cung ứng đủ và kịp thời nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh của nhân dân và góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường.
2. Đảm bảo thị trường thuốc được cung ứng với giá cả ổn định hợp lý
2.1. Tham mưu cho Chính phủ, Bộ Y tế… ban hành hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ về quản lý giá thuốc để đảm bảo quản lý giá thuốc và làm cơ sở cho việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm. Triển khai thực hiện việc quản lý giá thuốc theo quy định tại Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.2. Nghiên cứu triển khai ngay việc sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối và cung ứng thuốc. Tổ chức lại hệ thống bán buôn và bán lẻ. Giảm thiểu tối đa các tầng nấc phân phối trung gian - yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc tăng giá thuốc trên thị trường.
2.3. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước. Tăng cường sản xuất các nhóm thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc gốc để thay thế các biệt dược đắt tiền nhằm đáp ứng rộng rãi nhu cầu thuốc của nhân dân.
2.4. Quản lý chặt chẽ việc đấu thầu cung ứng thuốc tại bệnh viện công lập đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và giá thuốc hợp lý.
2.5. Quản lý giá nhập khẩu đầu vào (CIF) thông qua việc công khai giá nhập khẩu trên trang Web của Cục Quản lý Dược Việt Nam.
2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc của Chính phủ và Bộ Y tế chống đầu cơ tích trữ, tự động tăng giá thuốc bất hợp lý, buôn bán qua nhiều tầng nấc trung gian gây tăng giá.
Cục Quản lý Dược Việt Nam xin được trao đổi và cung cấp một số thông tin về tình hình thị trường thuốc và giá thuốc để các Đồng chí tham khảo và có cơ sở chỉ đạo việc đưa tin bài kịp thời đầy đủ, tránh các thông tin không khách quan, thiếu chính xác hoặc phiến diện… gây hoang mang trong dư luận xã hội và nhân dân.
Việc phóng viên các báo khảo sát thị trường về tình hình tăng giảm giá của các mặt hàng thuốc để đưa tin kịp thời là cần thiết, tuy nhiên cũng cần cân nhắc về tính hợp lý, và tính khách quan trong cơ chế thị trường đối với tất cả các loại hàng hoá trong đó có dược phẩm, tránh gây các biến động về dự luận xã hội không cần thiết trước sự biến thiên của giá cả diễn ra một cách bình thường theo đúng quy luật kinh tế đối với tất cả các nhóm hàng hóa trên thị trường.
Cục Quản lý Dược Việt Nam xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các Đồng chí Tổng Biên tập, các Báo trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác trong thời gian tới trong công tác đưa tin, bài về thị trường dược phẩm, góp phần đưa ngành dược ngày càng phát triển, đảm bảo cung ứung đủ thuốc cho nhân dân với chất lượng tốt, giá cả hợp lý và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào./.
| CỤC TRƯỞNG
Cao Minh Quang |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.