TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2004/KHXX | Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2004 |
Kính gửi: Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi nghiên cứu Công văn số 1047/DS ngày 20/4/2004 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra được quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự và tại Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47).
Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên quy định nguyên tắc chung đối với việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ Điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Điều 6 Nghị định số 47 có quy định “trong trường hợp các bên không thoả thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại hoặc một trong các bên không thực hiện nghiêm chỉnh thoả thuận, thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”. Tuy nhiên, việc Toà án giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án phải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp nào được bồi thường, các khoản được bồi thường, mức bồi thường...). Cho đến thời điểm này Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới có Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BTP-BQP-BTC ngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết này. Như vậy, cho đến thời điểm này trong trường hợp các bên không thương lượng được với nhau về việc bồi thường thiệt hại hoặc trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại không tiến hành thương lượng trong hạn luật định đối với thiệt hại do người thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thì người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết và Toà án phải thụ lý giải quyết theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.
Đối với các trường hợp yêu cầu Toà án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và thi hành án dân sự gây ra, theo quy định của pháp luật thì đây là quyền của đương sự, nhưng do chưa có quy định cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho nên Toà án chưa có căn cứ để thụ lý giải quyết. Vì vậy, khi có đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong các trường hợp này thì Toà án chưa thụ lý giải quyết.
Toà án nhân dân tối cao thông báo để quý Toà biết.
| KT. CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.