BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0992/TM-AM | Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội
Phúc đáp công văn số 172/UBĐN ngày 6 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế, thương mại giữa nước ta và các nước Cuba, Mexico, Braxin, Chile, Hoa Kỳ, Bộ Thương mại xin thông báo tới quý Uỷ ban một số nét chính sau:
1. Quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Cuba:
Trong chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tháng 10/2002 và trong chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Cuba - đồng chí Fidel Castro trong các ngày 23-23/2/2003, lãnh đạo hai nước đã thoả thuận một số phương hướng và ký biên bản hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước:
a. Tình hình xuất nhập khẩu:
Năm | KN xuất khẩu | KN nhập khẩu | Tổng kim ngạch |
2001 | 44,6 triệu USD (tăng gần 10% so với năm 2000) | 1 | 45,6 |
2002 | 47 triệu USD (tăng 6%) | 1 | 48 |
Để giúp bạn giải quyết khó khăn về kinh tế, phía ta vẫn bán gạo với số lượng lớn và thường trả chậm từ 1 năm đến 1,5 năm, không chịu lãi ngân hàng và năm 2002 xuất khẩu của ta sang Cuba vẫn tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba là: gạo (200.000-300.000 tấn/năm), than đá (trung bình 20.000 tấn/năm), giày dép, hàng dệt may các loại,... năm 2002 ta xuất thêm mặt hàng mới là hạt tiêu và cà phê. Bên cạnh đó, hai bên dang thúc đẩy việc hợp tác sản xuất bàn ghế song, mây tre (ta có thể cung cấp bán thành phẩm để tiếp tục gia công lắp ráp tại Cuba).
Với Cuba, ta luôn xuất siêu. Hàng năm ta chỉ nhập từ Cuba một số lượng nhỏ dược phẩm và nguyên liệu sản xuất, gia công cho ngành dược.
b. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước:
- Sớm triển khai họp Tổ công tác cung Việt Nam - Cuba nhằm tìm kiếm khả năng mở rộng quan hệ buôn bán song phương và thông qua Cuba xúc tiến buôn bán với các nước trong vùng.
- Sớm triển khai thành lập phòng trưng bày các sản phẩm Việt Nam (tiến tới thành lập Trung tâm Xúc tiền Thương mại) tại Cuba góp phần tăng kim ngạch buôn bán cũng như làm cầu nối cho việc giới thiệu hàng hoá Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
- Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm như giầy dép, bàn ghế song mây tre, mì ăn liền.. để quảng bá cho việc xâm nhập vào thị trường Cuba và Mỹ La tinh
- Nghiên cứu hình thức bán uỷ thác đối với một số mặt hàng như gạo, giày dép, quần áo (đưa hàng vào kho ngoại quan rồi bán cho khách hàng trong khu vực), đồng thời hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp bằng việc cấp tín dụng dài hạn với lãi xuất ưu đãi.
- Khuyến khích doanh nghiệp hai bên tích cực tham gia hội chợ, triển lãm được tổ chức ở mỗi nước, tăng diện tích trưng bày hàng miễn phí bằng biện pháp hỗ tương.
2. Quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Mexico:
a. Tình hình xuất nhập khẩu:
- Kinh ngạch xuất khẩu hai chiều giữa hai nước trung bình đạt trên 30 triệu USD/năm, mấy năm gần đây có chiều hướng phát triển mạnh.
- Năm 2002, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 66 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 59,5 triệu USD, tăng 35% so với năm 2001. Các mặt hàng xuất chính gồm: cà phê, giày dép các loại, hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, cao su, máy vi tính và linh kiện, dây điện và dây cáp điện, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp...
Mexico xuất sang Việt Nam gần 6,4 triệu USD, tăng 0,7% so với năm 2001, các mặt hàng gồm: linh kiện điện tử và vi tính, máy móc, thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da, tân dược...
b. Một số đề xuất nhằm tăng cường quan hệ song phương:
- Đề nghị Mexico ủng hộ Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO.
- Việt Nam đã trao Mexico dự thảo Hiệp định thương mại song phương và có thư mời phí Bạn sang ta đàm phán, sớm ký kết Hiệp định này nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên đầu tư, buôn bán. Đề nghị Bạn sớm triển khai việc cử Đoàn sang ta để đàm phán.
- Do vị trí địa lý quá xa xôi nên doanh nghiệp hai nước cũng chưa có nhiều điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của nhau. Do vậy, Chính phủ hai bên cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức hàng năm tại mỗi nước
3. Quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
a. Xuất nhập khẩu năm 2002
Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
đơn vị: triệu USD
| 2001 | 2002 | v | v% |
Xuất khẩu | 1.026,4 | 2.391,7 | 1.365,3 | 133% |
Nhập khẩu | 393,8 | 551,9 | 158,1 | 40% |
Tổng XNK | 1420,2 | 2942,6 | 1.523,4 | 107% |
Theo thống kê của Hải quan Hào Kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt hơn 2,9 tỷ USD, bằng 207% năm 2001. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 2.391,7 triệu USD, tăng 133%, nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 551,9 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Đây là các mức tăng trưởng cao kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ (mức tăng trung bình trong những năm 1995-2001 khoảng 25%)
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng cao này, nhất là trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, là do Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực (theo đó mức thuế trung bình đánh vào tất cả các loại hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ còn là 3-4% so với mức thuế quan trung bình không có tối huệ quốc 40% trước đây).
Tuy mức tăng trưởng cao nhưng kim ngạch buôn bán song phương mới chiếm khoảng 0,13 % tổng kim ngạch ngoại thương của Hoa Kỳ trong năm 2001 (gần 1900 tỷ USD), còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực (Thái Lan, Inđonesia...)
b. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam:
Đến nay, Hoa Kỳ xếp thứ 13 trong 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hoa Kỳ có 183 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 1.677,5 triệu USD, thu hút 5.331 lao động trực tiếp. Số dự án còn hiệu lực là 147 dự án với tổng số vốn là 1.023 triệu USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2002, sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Hoa Kỳ đã có 23 dự án mới với tổng số vốn khoản 82 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp và nông - lâm nghiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam kể từ khi Hiệp định có hiệu lực còn ở mức khiêm tốn (số lượng dự án ít, trị giá nhỏ so với sự mong đợi chung), nguyên nhân là do:
i. Nền kinh tế Hoa Kỳ đang trong tình trạng trì trệ, chưa hồi phục;
ii. Sức hút đầu tư mạnh mẽ của trị trường Trung Quốc;
iii. Môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện đáng kể (các cam kết cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam kể cả đối với các lĩnh vực dịch vụ sẽ được tiến hành 3, 5, hoặc 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực).
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 130 Văn phòng Đại diện Thường trú của các công ty Hoa Kỳ đang hoạt động. Số lượng này đã giảm so với hai năm trước đây - thời điểm số lượng văn phòng nhiều nhất. Một số văn phòng đóng cửa sau khi đã hoàn thiện dự án nghiên cứu thị trường, xin được giấy phép đầu tư, một số đóng cửa vì công ty mẹ chuyển hướng kinh doanh sang thị trường khác.
c. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2003:
Do xuất phát điểm của quan hệ thương mại giữa hai nước còn thấp nên khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 2003 sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 3 tỷ USD, và tổng kim ngạch mậu dịch song phương có thể lên hơn 3,5 tỷ USD, cho dù còn nhiều nhân tố tác động như tốc độ phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ; khả năng xảy ra chiến tranh tại Iraq; tiến triển đàm phán hiệp định dệt may giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và vụ kiến cá Tra/basa; và khả năng xảy ra vụ kiện bán phá giá tôm chống một số nước trong đó có Việt Nam.
d. Những thách thức chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ:
Thứ nhất: thị trường Hoa Kỳ là một thị trường mở, có nhu cầu nhập khẩu lớn, thì cũng đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh rất gay gắt giữa các nước xuất khẩu (về giá cả, chất lượng và số lượng).
Thứ hai: hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau, ở cấp liên bang cũng như cấp bang.
Thứ ba: Hoa Kỳ luôn chủ trương tự do thương mại nhưng trong thực tế lại áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ trá hình. Ví dụ như luật pháp về chống bán phá giá, các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm rất cao, các yêu cầu về lao động, môi trường, v.v...
Thứ tư: về phía Việt Nam, năng lực xuất khẩu của Việt Nam tuy đã được cải thiện song nhìn chung vẫn còn yếu về nhiều mặt: chủng loại, chất lượng, mẫu mã, giá cả, qui mô sản xuất, khả năng tiếp thị.
đ. Dự kiến những vấn đề nên đề cập trong chuyến thăm hữu nghị:
- Chủ yếu trao đổi để các giới chức Hoa Kỳ có sự hiểu biết tốt hơn về Việt Nam.
- Nhấn mạnh vào việc quảng bá hình ảnh của Việt Nam, giới thiệu về môi trường kinh doanh, đầu tư đang ngày càng được hoàn thiện, cởi mở và kiêu gọi đầu tư của các công ty Hoa Kỳ.
- Tranh thủ tiếp xúc với các nhóm có quyền lợi thân thiện với Việt Nam.
- Đặc biệt, vai trò của các nghị sĩ quốc hội hai nước là rất quan trọng. Có thể kếp hợp tiếp xúc với những nghị sĩ quốc hội có thiện chí và tranh thủ sự ủng hộ của họ với Việt Nam
4. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Braxin:
Từ năm 1990 đến nay, Chính phủ và các doanh nghiệp Braxin thể hiện sự quan tâm tới quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay giữa hai nước chưa có Hiệp định Thương mại. Hai bên cần xúc tiến khả năng ký kết Hiệp định Thương mại (bao gồm cả điều khoản Tối huệ quốc)
Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt 28,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 19,2 triệu USD tăng 5,4% so với năm 2001. Việt Nam xuất sang Braxin chủ yếu là máy móc, thiết bị điện, gạo, giày dép các loại, dầu nhờn, hàng mây tre đan, tinh dầu thơm, cao su, chè, hàng dệt may...
Nhập khẩu từ Braxin đạt 6,8 triệu USD tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, hàng nhập chủ yếu là phụ phẩm công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, nồi hơim máy móc, phụ tùng, dụng cụ cơ khí, kính, thuỷ tinh các loại, nguyên phụ liệu dệt may da, thuốc trừ sâu và nguyên liệu ...
Một số kiến nghị trong quan hệ với Braxin:
Năm 1994, hai bên đã trao cho nhau dự thảo Hiệp định Thương mại. năm 1995, dự kiến trong dịp Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Braxin, hai bên sẽ đàm phán và ký Hiệp định này, nhưng sau phía bạn đã trả lời cần có thêm thời gian để bàn bạc trao đổi với các Bộ, ngành hữu quan của họ mới có thể đàm phán và ký. Năm 1996, Bộ Quan hệ đối ngoại Braxin thông báo cho ta là đồng ý ký Hiệp định Thương mại nhưng không có điều khoản Tối huệ quốc. Phía ta đã nhiều lần đề nghị phía bạn nghiên cứu lại để đưa điều khoản Tối huệ quốcvào Hiệp định thì Hiệp định mới có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương. Năm 1999, ta có gợi ý lại với bạn về khả năng ký Hiệp định thì phía bạn trả lời đang chờ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền và sẽ thông báo cho ta khi có quyết định cụ thể.
Hiện nay Braxin đã có Đại sứ quán ở Hà Nội. Năm 2000 theo quyết định của Nhà nước ta, Đại sứ quán Việt Nam tại Braxin đã được thành lập, nhưng ở cơ quan đại diện của cả hai phái đều chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực kinh tế - thương mại nên còn nhiều hạn chế trong việc xúc tiến quan hệ kinh tế thương mại song phương.
Trước mắt hai bên cần xúc tiến khả năng ký kết Hiệp định Thương mại (bao gồm cả điều khoản Tối huệ quốc).
5. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Chile:
a. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
- Phía Chile tỏ ra quan tâm tới vai trò và vị trí của Việt Nam trước những thành tựu bước đầu về phát triển kinh tế xã hội và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam.
- Ngày 15/11/1993 Việt Nam và Chile ký Hiệp định Kinh tế - Thương mại.
- Hai nước đã đàm phán xong dự thảo Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư.
- Xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2002 đạt 19,2 triệu USD tăng 2% so với năm 2001, gồm các mặt hàng: gạo, hạt tiêu, giày dép, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gốm, mây tre đan, đồ chơi, đồ dùng trong nhà bằng gỗ và nhựa, cao su, dụng cụ thể thao...
- Nhập khẩu của Việt Nam từ Chile năm 2002 khoảng 10,5 triệu USD tăng 28% gồm: hoá chất thực phẩm, phân bón các loại, nguyên liệu thức ăn gia súc, bột cá, rượu vang, hoa quả.
b. Khó khăn trong quan hệ song phương và một số biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước:
- Mặc dù hai nước đã sớm có Hiệp định Kinh tế - Thương mại, song còn nhiều nội dung thoả thuận chưa được triển khai thực hiện. Giữa hai nước chưa có đại diện thương mại thường trú nên thiếu nguồn thông tin trực tiếp về thị trường. Phần lớn hàng hoá xuất, nhập còn thông qua công ty của nước thứ Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong khi giữa hai nước chưa có Uỷ ban Hợp tác Hỗn hợp, hai bên có thể thoả thuận thành lập “Nhóm công tác” với nhiệm vụ phối hợp, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, theo dõi việc thực hiện Hiệp định, nghiên cứu các vấn đề nảy sinh và đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời.
- Hai bên cần hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong việc lập kho ngoại quan và đị điểm trưng bày giới thiệu hàng.
- Chile có khả năng đầu tư, hợp tác với ta trong các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản và ngành mỏ. Việt Nam có khả năng cung cấp gạo, cao su, giầy dép, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ... theo yêu cầu Chile. Hai bên có thể gắn trực tiếp cả hai lĩnh vực đầu tư và thương mại. Phía Việt Nam sẽ thanh toán phần thiết bị, máy móc, công nghệ do Chile đầu tư bằng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nêu trên.
- Phía Chile đang xem xét khả năng mở Văn phòng Thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương. Bộ Thương mại đang trình Chính phủ xem xét cho mở motọ số Thương vụ tại các nước Mỹ La Tinh để xúc tiến quan hệ buôn bán với khu vực này.
Trên đây là một số nét chính trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các nước Cuba, Mexico, Hoa Kỳ, Braxin và Chile. Bộ Thương mại xin thông báo quý Uỷ ban biết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.