BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0899/TM-XNK | Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003 |
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phiên họp lần thứ 3 của Nhóm đặc trách về quy tắc xuất xứ CEPT-AFTA của các nước ASEAN đã diễn ra tại Bruinei từ ngày 21-22/01/2003. Đoàn Việt Nam do Bộ Thương mại làm trưởng đoàn đã thoả thuận một số vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hoá trong đó có sản phẩm bột mì.
Nội dung thảo luận cụ thể đối với sản phẩm bột mì là một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam nhập khẩu lúa mì về chế biến thành bột mì để xuất khẩu sang một số nước ASEAN khác xin Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (C/O mẫu D) để được hưởng mức thuế ưu đãi hơn so với mức thuế thông thường. Để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Mặt hàng này phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu 40 % hàm lượng ASEAN.
Một số nước nhập khẩu ASEAN trong đó có Thái Lan đã nghi ngờ tính xác thực của sản phẩm bột mì được cấp C/O mẫu D này với lý do lúa mì không được trồng ở các nước ASEAN dẫn đến việc sản phẩm lúa mì không đáp ứng được tiêu chuẩn 40% hàm lượng ASEAN. Các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam đã chứng minh các tài liệu liên quan đến việc cấp C/O mẫu D nhưng chưa mang tính thuyết phục.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, Hội nghị đã thảo luận việc áp dụng tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm bột mì thay thế cho việc áp dụng tiêu chí 40% hàm lượng ASEAN. Tiêu chí chuyển đổi cơ bản (CĐCB) là một quy tắc xuất xứ nhiều nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng trong thương mại quốc tế cho các sản phẩm khi nhập khẩu vào một nước áp dụng mã số hải quan (HS) náo đó (mã 4 số) sau khi trải qua một số công đoạn sản xuất hay gia công, sau đó xuất khẩu được cơ quan hải quan xác định áp một số mã số hải quan khác, nếu sản phẩm thoả mãn được tiêu chí này sẽ được cấp C/O mẫu D để được hưởng ưu đãi thuế quan. Trong trường hợp cụ thể này đối với mặt hàng lúa mì khi nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng mã số HS.10.01 sau khi chế biến thành bột mì được xuất khẩu sang một nước ASEAN khác được áp dụng mã số HS11.01
Đa số các nước thành viên đã thống nhất với đề xuất này, tuy nhiên Việt Nam bảo lưu ý kiến để tham khảo ý kiến của Bộ ngành liên quan.
Tình hình xuất, nhập khẩu lúa mì, bột mỳ của Việt Nam với ASEAN:
Năm 2001 Năm 2002
Lượng Trị giá Lượng Trị giá
- Nhập khẩu: 3.794 667.038 4.993 818.265
- Xuất khẩu 403 92.060 2.618 554.039
đơn vị : Tấn và USD
Bộ Thương mại thấy rằng số lượng và trị giá xuất, nhập khẩu lúa mì và bột mì của Việt Nam với các nước ASEAN không đáng kể, nếu các nước ASEAN thống nhất nguyên tắc áp dụng tiêu chí CĐCB đối với sản phẩm bột mì thì Việt Nam cũng nên chấp thuận đồng thời đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đối với đề xuất trên đây và nêu tác động như thế nào tới ngành sản xuất bột mì của Việt Nam nếu như Việt Nam chấp thuận tiêu chí này.
Văn bản góp ý xin đề nghị gửi về Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại trước ngày 18/4/2003 để Bộ Thương mại tổng hợp và có ý kiến chính thức với các nước tại phiên họp vào ngày 21-22/4/2003 tại Bali, Indonesia.
Mong sớm nhận được sự hợp tác của Quý Bộ,
| KT BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.