BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0858/TM-CATBD
| Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: | - Bộ Tài chính |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Văn Phòng Chính Phủ tại công văn số 655/VPCP-KTTH ngày 17/02/2003 về việc bàn cụ thể với các Bộ để thống nhất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về phương án cấp tín dụng hàng hoá cho Lào.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp trước đây của Quý Bộ, Bộ Thương mại hoàn chỉnh phương án cung cấp tín dụng hàng hoá cho Lào và gửi lại để Quý Bộ cho ý kiến.
(Xin gửi kèm theo Công hàm của Bộ Thương mại Lào để Quý Bộ tham khảo).
Ý kiến của quý Bộ xin gửi tới Bộ Thương mại (Vụ Châu Á-TBD trước ngày 20/3/2003 của Bộ Thương mại tập hợp trình Chính phủ).
Bộ Thương mại xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Bộ
| KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
BỘ THƯƠNG MẠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số /TM-CATBD
Hà Nội, ngày tháng năm 2003
Kính gửi: Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Chủ tịch phân ban hợp tác Việt Nam - Lào
Thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào năm 2003 (Điều 4.1) ký ngày 9/1/2003 và công văn số 655/VPCP-KTTH đề ngày 17/2/2003 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cung cấp tín dụng hàng hoá cho Lào năm 2003, Bộ Thương mại xin báo cáo Phó Thủ tướng tình hình sau:
1. Đồng ý Soulivong Dalavong Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào đã công hàm chính thức (số 0164/NgT đề ngày 10/2/2003) gửi đồng chí Trương Đình Tuyển Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam đề nghị Việt Nam cung cấp tín dụng hàng hoá cho Lào kèm theo Danh Mục hàng hoá Bạn đề nghị. (Xin gửi kèm theo công hàm trên0).
2, Phương án cấp tín dụng hàng hoá:
Trên cơ sở trao đổi cụ thể giữa Bộ Thương mại hai nước; căn cứ “Danh Mục hàng hoá” do phía Lào đề nghị, Bộ Thương mại trình Phó Thủ tướng phương án cung cấp tín dụng hàng hoá cho CHDCND Lào như sau:
A. Danh Mục hàng hoá bạn đề nghị Việt Nam cung cập tín dụng:
Danh Mục Bạn đề nghị có thể chia thành 4 nhóm chính sau đây:
1. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm: 10.000.000 USD
2. Nhóm hàng tiêu dùng: 9.400.000 USD
Quần áo, đồ dùng các loai, đồ dùng văn phòng
Nông cụ, dụng cụ đánh bắt cá, chăn nuôi, thuốc chữa bệnh
3. Nhóm hàng công nghiệp 12.650.000 USD
Máy móc, vật liệu XD, đồ điện dân dụng, xe đạp, xe máy
4. Xăng dầu 10.000.000 USD
B. Phương án triển khai
I. LỊCH SỬ VỀ TÍN DỤNG HÀNG HOÁ CUNG CẤP CHO CHDCND LÀO:
Trong quan hệ giữa nước ta với CHDCND Lào trong suốt mấy chục năm qua là quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ủng hộ và giúp đỡ Bạn những lúc Bạn gặp khó khăn.
Quan hệ thương mại cũng đã thể hiện rõ quan Điểm trên, cụ thể, trong giai đoạn CHDCND Lào mới giải phóng (1975), Việt Nam đã cử doanh nghiệp Nhà nước là công ty XNK với Lào mang hàng hoá chủ yếu là những mặt hàng nhu yếu thực phẩm phục vụ cho đời sống của nhân dân Lào, do Chính phủ Việt Nam giúp, sang các địa phương của Lào, tạo nên Khoản nợ mậu dịch giai đoạn 1976-1981 Khoảng 12 triệu USD mà hiện nay bạn đang thanh toán cho Ta.
Từ năm 1991 tới nay, do hai nước đều chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự Điều Tiết của Nhà nước, cơ chế XNK có sự thay đổi, quan hệ thương mại giữa hai nước đã được mở rộng cả về mặt hàng cũng như thành phần các doanh nghiệp hai nước tham gia XNK
Tuy nhiên, cơ chế thị trường cũng có những Điểm hạn chế:
- Hàng Việt Nam xuất sang Lào thường nhỏ, lẻ, cầm chừng do khả năng của doanh nghiệp Việt Nam hạn chế, hàng hoá xuất sang Lào không còn là những mặt hàng nhu yếu phẩm mà là những mặt hàng bán có lợi nhuận, không chỉ bán tại Lào mà còn được chuyển đi nước thứ Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Do doanh nghiệp Việt Nam tự hạch toán kinh doanh, vốn nhỏ nên khả năng cấp tín dụng bán trả chậm cho Bạn là không thể thực hiện được.
- Do khả năng tài chính có hạn, doanh nghiệp Lào thường sử dụng tín dụng hàng hoá của Thái Lan dưới dạng mua trả chậm hoặc thanh toán sau khi bán hàng, do đó hàng của Thái Lan vào Lào nhiều, đa chủng loại.
Kết hợp với một số yếu tố khác, hàng Việt Nam đã bị giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Lào. Trong khi đó hàng Thái Lan đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nêu trên nên đã chiếm lĩnh thị trường đã chiếm lĩnh được Khoảng 80% thị phần thị trường Lào.
Trong tình hình kinh tế xã hội của CHDCND Lào hiện nay, Bạn đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết hàng hoá phục vụ cho đời sống nhân dân, mặt khác do muốn giảm dần sự phụ thuộc vào Thái Lan, khắc phục tình trạng mất cân đối do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực gây ra vì quá phụ thuộc vào khu vực tiền Bath Thái, với mong muốn ổn định nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân, tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam nên Bạn đã đề nghị Việt Nam cấp tín dụng hàng hoá với số lượng trị giá Khoảng 42 triệu USD như đã nêu trên.
Với ý nghĩa nêu trên, trong Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tín dụng hàng hoá mà Việt Nam cung cấp cho Lào chỉ có thể thực hiện được bằng nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện.
II. LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP THAM GIA:
Vì là tín dụng ứng trước, doanh nghiệp phải vốn hoặc nhà nước phải xuất vốn hoặc nhà nước phải xuất vốn cho doanh nghiệp mua hàng, khi bán xong doanh nghiệp chưa thu được tiền, do đó phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vì vậy nhất thiết phải chỉ định một số doanh nghiệp tham gia chương trình này.
Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay mặt Chính phủ thực hiện tín dụng hàng hoá cũng như bảo toàn vốn của Nhà nước do đó, tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp cần thiết phải:
1. Là doanh nghiệp có uy tín, ưu tiên cho doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hoá mà ta cung cấp cho Bạn trực thuộc Bộ Thương mại và một số công ty của một số tỉnh có chung biên giới với Lào được UBND Tỉnh chỉ định tham gia chương trình cấp tín dụng hàng hoá cho Lào.
2. Là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc kinh doanh nhóm hàng theo như đề xuất của phía Lào.
3. Có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại Việt Nam - Lào
4. Phía Bộ Thương mại Lào chỉ định các công ty của ban tham gia chương trình này như sau:
a. Công ty Lào XNK
b. Công ty cung ứng Vật tư kỹ thuật
c. Công ty Lạn Xạng phát triển.
d. Công ty Xăng dầu Nhà nước Lào.
5. Bộ Thương mại kiến nghị một số doanh nghiệp Nhà nước tham gia chương trình tín dụng hàng hoá như sau:
a. Công ty Thực phẩm Miền Bắc, Công ty XNK với Lào, Công ty XNK Tổng cộng III, Công ty INTIMEX, Công ty Sản xuất - Dịch vụ và XNK nam Hà Nội và một số công ty khác .
b. Các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi tỉnh có một công ty tham gia.
III. VỀ DANH MỤC HÀNG HOÁ.
Chấp nhận danh Mục hàng hoá của Lào đề xuất nhưng loại trừ những mặt hàng sau đây ra khỏi danh Mục vì không phải là hàng hoá Việt Nam sản xuất.
1. Nhóm xăng dầu: trị giá 10.000.000 USD
2. Xe máy CKD trị giá: 35.00.000 USD
IV. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TÍN DỤNG:
Bộ Thương mại dự kiến áp dụng một trong hai phương án sau:
1. Phương án 1: Nhà nước giao nhiệm vụ, doanh nghiệp vay tiền của Ngân hàng theo chính sách với lãi suất ưu đãi để thực hiện các hợp đồng ký với đối tác Lào được chỉ định. Doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi vốn bằng các phương thức sau:
a. Nhập hàng của Lào về bán tại Việt Nam hoặc xuất khẩu
b. Nhận tiền Việt hoặc Kip Lào tại ngân hàng Liên doanh Lào - Việt theo thời hạn thanh toán do hai bên thoả thuận.
c. Nhận ngoại tệ chuyển đổi theo thoả thuận của hai bên.
Sau khi thanh quyết xong từng hợp đồng với bạn, doanh nghiệp hoàn trả vốn đã vay của ngân hàng.
2. Phương án 2: Nhà nước giao nhiệm vụ, giao 50% vốn (Quỹ hỗ trợ phát triển) cho doanh nghiệp thực hiện, còn lại 50% vốn doanh nghiệp sẽ vay của ngân hàng với lãi suất ưu đãi (Ngân hàng chính sách). Khi giao hàng xong, doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi vốn bằng các phương thức sau:
a. Nhập hàng của Lào về bán tại Việt Nam hoặc xuất khẩu
b. Nhận tiền Việt hoặc Kip Lào tại ngân hàng Liên doanh Lào - Việt theo thời hạn thanh toán do hai bên thoả thuận.
c. Nhận ngoại tệ chuyển đổi theo thoả thuận của hai bên.
Sau khi thanh quyết xong từng hợp đồng với bạn, doanh nghiệp hoàn trả số vốn 50% của nhà nước đã ứng trước đồng thời doanh nghiệp trả tiền vốn đã vay của ngân hàng.
Xem xét lại phương án trên, Bộ Thương mại nhận thấy phương án 2 khả thi hơn trả với những lý do sau:
- Nhà nước ứng trước 50% vốn cho các doanh nghiệp được chỉ định để thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, như vậy đã giải quyết được một phần khó khăn cho doanh nghiệp vì trên thực tế kinh doanh với Lào rất khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh chủ yếu là bảo tồn vốn mà có chút ít lãi nhưng trên hết là thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao cho.
- Doanh nghiệp cũng phải bỏ vốn ra như vậy trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải được nâng cao để bảo toàn vốn của nhà nước cũng như vốn của doanh nghiệp.
- Nhà nước cũng dễ dàng kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.
V. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1.1. Bộ Thương mại: Làm việc với Bộ Thương mại thống nhất về:
+ Ký một Thoả thuận về Việt Nam cấp tín dụng hàng hoá cho Lào, trong đó quy định cụ thể về:
- Doanh nghiệp hai bên tham gia chương trình tín dụng hàng hoá
- Chính phủ Lào đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp Lào tham gia chương trình này.
- Lãi suất trả chậm: Theo lãi suất của Ngân hàng Liên doanh Việt-Lào
- Thoả thuận về tỷ lệ thanh toán bằng hàng hoá, tiền Kip Lào, tiền Đồng Việt Nam, tiền ngoại tệ chuyển đổi dùng trong thanh toán (Bộ Thương mại kiến nghị: 30% lấy bằng hàng hoá, 40% lầy bằng đồng Việt Nam và Kip Lào, 30% thu bằng ngoại tệ chuyển đổi. Tỷ lệ thanh toán này có thể thay đổi theo thoả thuận của doanh nghiệp hai bên).
- Thoả thuận bằng danh Mục hàng hoá phía Lào dùng để thanh toán tín dụng.
1.2. Bộ Tài chính
- ứng trước 50% vốn (thông qua quỹ hỗ trợ phát triển) cho doanh nghiệp được chỉ định thực hiện chương trình này.
- Kiểm tra việc sử dụng tín dụng theo định kỳ 3 tháng một lần để có ý kiến chỉ đạo việc sử dụng vốn.
- Làm việc với Bộ Tài chính của Bạn thống nhất về các biện pháp thực hiện tín dụng hàng hoá, trong trường hợp doanh nghiệp của Bạn không có khả năng thanh toán được ít nhất 70% tín dụng thì việc cấp tín dụng sẽ tạm dừng lại và phần thiếu hụt sẽ do Chính phủ Lào đảm nhiệm khâu thanh toán đối với Chính phủ Việt Nam.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
2.1. Làm việc với doanh nghiệp Lào trên cơ sở nhu cầu của phía Bạn để lên phương án kinh doanh phải đảm bảo giá cả phù hợp, doanh nghiệp có lãi để trang trải các chi phí.
2.2. Ký hợp đồng doanh nghiệp của Bạn kể cả hợp đồng mua hàng của Lào đê than toán tín dụng.
2.3. Báo cáo phương án kinh doanh với cơ quan quản lý.
2.4. Triển khai việc giao hàng theo hợp đồng đã ký.
2.5. Báo cáo cơ quan quản lý (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính) 3 tháng một lần về tình hình triển khai để nhận ý kiến chỉ đạo kịp thời
2.6. Hoàn trả vốn cho Nhà nước sau khi phía doanh nghiệp Lào trả tiền hàng theo thời hạn đã thoả thuận.
3. Thời gian áp dụng chương trình tín dụng:
Trước mắt đề nghị Chính phủ cho phép làm thử trong năm 2003, sau đó sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét cho những năm sau:
4. Kế hoạch triển khai:
4.1. Tháng 3/2003, làm việc với Bộ Thương mại Lào trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, hai bên sẽ ký một thoả thuận về việc Việt Nam cấp tín dụng hàng hoá cho Lào trong năm 2003
4.2. Tháng 3/2003, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp lên phương án triển khai việc thực hiện như:
- Lập phương án kinh doanh trình các cơ quan hữu quan duyệt.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tác phía Lào
- Định kỳ 3 tháng một lần doanh nghiệp báo cáo cơ quan quản lý về tình hình sử dụng vốn tín dụng cũng như việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với đối tác Lào.
(Bộ Thương mại xin gửi kèm theo Công hàm của Bộ Thương mại Lào và Danh Mục chi Tiết hàng hoá phía Lào đề nghị Việt Nam cấp tín dụng hàng hoá)
Bộ Thương mại xin trình Phó Thủ tướng những nội dung trong phương thức cấp tín dụng hàng hoá cho Lào, Bộ trình Phó Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.
BẢN DỊCH
Cộng hoà Dân Chủ nhân Dân Lào
Hoà Bình Độc lập Dân chủ Thống Nhất Thịnh Vượng
BỘ THƯƠNG MẠI
Số 0164/NgT
Vientiane, ngày 10 tháng 02 năm 2003
V/v “Danh Mục, số lượng hàng hoá Lào xin cấp tín dụng”
Kính gửi: Đồng chí Trương Đình Tuyển
Bộ trưởng Bộ Thương mại CHXHCN Việt Nam.
Thay mặt Bộ Thương mại CHDCND Lào, tôi xin gửi lời thăm hỏi tốt đẹp nhất đến Đồng chí và toàn thể cán bộ nhân viên Bộ Thương mại Việt Nam.
Để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai ngành thương mại của hai nước ngày càng tốt đẹp, và để triển khai Thoả Thuận Vientiane giữa Chính phủ hai nước ký ngày 13/8/2002 tại Vientiane và Biên bản làm việc giữa hai đoàn chuyên viên của hai Bộ Thương mại hai nước ký ngày 09/10/20025 tại Hà Nội.
Để tiếp tục thực hiện các thoả thuận về thương mại được ghi trong Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của chính phủ hai nước năm 2003 ký ngày 09/01/2003 tại Hà Nội, Bộ Thương mại Lào xin trân trọng gửi đến đồng chí danh Mục, số lượng hàng hoá mà CHDCND Lào xin cấp tín dụng từ CHXHCN Việt Nam (như danh Mục số I/III, đoàn chuyên viên của Bộ Thương mại Lào sang làm việc tại Hà Nội từ ngày 8-11/10/2002 đã chuyển cho Bộ Thương mại Việt Nam)
Rất mong nhận được sự xem xét và tổ chức thực hiện.
Trân trọng kính chào
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
(Đã ký và đóng dấu)
Soulivong Dalovong
DANH MỤC HÀNG HOÁ ĐỀ NGHỊ TÍN DỤNG HÀNG HOÁ VIỆT NAM
TT | Mã thuế | MFN % | Danh Mục hàng hoá | Đơn vị | Trị giá | Công ty thực hiện |
I |
|
| Lương thực, thực phẩm |
| 10.000.000 |
|
1 | 1710 | 10 | Đường | USD |
|
|
2 | 401.0 | 5 | Sữa | USD |
|
|
3 | 2103.90.200 | 10 | Mì chính các loại | USD |
|
|
4 |
|
| Mì các loại | USD | 246.000 150 | Công ty Lao XNK Cty cung cấp vật tư kỹ thuật |
5 |
|
| Thịt các loại | Tấn |
|
|
6 |
|
| Chất bột các loại | USD |
|
|
7 | 2103 | 10 | Nước mắm, xì dầu | USD |
|
|
8 |
|
| Cá biển, ốc, tôm, mực, cua | USD | 200.000
200.000 | Cty Lạn Xạngi phát triển Cty Lào XNK |
9 |
|
| Bánh kẹo các loại | USD | 150,000 | Cty cung cấp vật tư các loại |
10 |
|
| Lạc | USD | 480,000 | Cty Lào XNK |
Hạt Điều | USD | 400,000 | Cty Lào XNK | |||
11 |
|
| Rau quả | USD |
|
|
12 |
|
| Gạo | Tấn |
|
|
13 |
|
| Dầu thực vật | Tấn |
|
|
14 |
|
| Các loại khác | USD | 1,860,000 | Cty Lạn Xạngi phát triển Cty Lào XNK |
II |
|
| Vải quần áo và đồ dùng hàng ngày | USD | 5,000,000 |
|
1 |
|
| Quần áo | USD |
|
|
2 |
|
| Vải các loại | USD |
|
|
3 |
|
| Chăn, màn | USD |
|
|
4 |
|
| Khăn mặt, khăn tay | USD |
|
|
5 |
|
| Sợi bông | USD |
|
|
6 | 5002,00 |
| Sợi tơ | USD |
|
|
7 |
|
| Đồ dùng Nhà bếp | USD | 100,000 | Cty cung cáp vật tư kỹ thuật |
8 |
|
| đồ dùng bằng nhựa | USD | 1,000,000
100,000 | Cty Lạn Xạngi phát triển Cty cung cáp vật tư kỹ thuật |
9 | 3401,00 | 20 | Xà phòng tắm | USD |
|
|
10 | 3305,10 |
| Thuốc gội đầu | USD |
|
|
11 | 3606.10 |
| Thuốc đánh răng | USD |
|
|
12 |
|
| Dép các loaij | USD |
|
|
13 |
|
| Bát đĩa làm bằng sứ và I nốc | USD | 400,000 | Cty cung cáp vật tư kỹ thuật |
III |
|
| Đồ dùng văn phòng, giáo dục, thể thao, văn hoá | USD | 1,000,000 |
|
1 |
|
| Bút bi, bút máy, bút chì, vở viết | USD |
|
|
2 |
|
| Giắy các loại | USD |
|
|
3 |
|
| Bóng, đồ chơi thể thao các loại | USD |
|
|
IV |
|
| Nông cụ, dụng cụ đánh bắt cá, chăn nuôi | USD |
|
|
1 | 3102 | 5 | Phân hoá học | USD |
|
|
2 | 3101 | 5 | Phân vi sinh | USD |
|
|
3 |
|
| Thức ăn gia súc | USD |
|
|
4 |
|
| Máy gặt lúa | USD |
|
|
5 |
|
| Máy bơm nước | USD |
|
|
6 |
|
| Máy cưa, cắt gỗ | USD |
|
|
7 |
|
| Phụ tùng thay thế | USD |
|
|
8 |
|
| Công cụ đáng bắt cá | USD |
|
|
9 |
|
| Thuốc trừ sâu | USD | 400,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển |
V |
|
| Thuốc chữa bệnh, hoá chất chế thuốc và y cụ | USD | 2,000,000 |
|
1 |
|
| Y cụ | USD | 1,000,000 |
|
2 |
|
| Hoá chất chế biến thuốc | USD | 500,000 |
|
3 |
|
| Thuốc chữa bệnh các loại | USD | 500,000 |
|
VI |
|
| Máy móc, vật liệu xây dựng | USD | 3,000,000 |
|
1 |
|
| Máy móc phục vụ xây dựng | USD |
|
|
2 |
|
| Sắt thép các loại (trừ những loại Lào SX được) | USD | 560,000
307,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển Cty Lào phát triển |
3 |
|
| Xi măng | USD | 400,000
160,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển Cty Lào phát triển |
4 |
|
| Bóng đèn các loại và đồ điện | USD |
|
|
VII |
|
| Đồ điện dân dụng | USD | 5,000,000 |
|
1 |
|
| Máy vi tính và linh kiện | USD |
|
|
2 |
|
| Tủ lạnh | USD |
|
|
3 |
|
| Ti vi | USD |
|
|
4 |
|
| Điều hoà | USD |
|
|
5 |
|
| Đồ điện khác | USD |
|
|
VIII |
|
| Hàng thủ công và sản phẩm gỗ | USD | 1,000,000 |
|
1 |
|
| Hàng thủ công | USD |
|
|
2 |
|
| Sản phẩm gỗ | USD |
|
|
3 |
|
| Đồ da | USD | 500,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển |
4 |
|
| Đồ dùng phục vụ việc chế biến | USD | 500,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển |
IX |
|
| Xăng dầu | USD | 10,000,000 |
|
1 |
|
| Et xăng | USD |
|
|
2 |
|
| Dầu | USD |
|
|
3 |
|
| Xăng máy bay | USD |
|
|
4 |
|
| Các loại khác | USD |
|
|
X |
|
| Hàng công nghiệp | USD | 3,650,000 |
|
1 |
|
| Xe máy CKD | USD | 3,500,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển |
2 |
|
| Xe đạp Thống nhất | USD | 150,000 | Công ty Lạn Xạng phát triển |
|
|
| Tổng cộng | USD | 42.050.000 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.