BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0856/TM-QLTT | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 538/VPCP ngày 30/01/2003 của Văn Phòng Chính Phủ về việc xử lý lô hàng thuốc lá JET bị tạm giữ tại Cảng Tiên Sa-Đà Nẵng, Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
1. Lô hàng quá cảnh này bị Hải quan Đà Nẵng đình chỉ làm thủ tục hải quan và tạm giữ đã nhiều ngày, theo chỉ thị nói trên của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19/02/2003 Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Tổng Cục Hải quan họp bàn, đề xuất biện pháp xử lý. Đây là vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp có liên quan đến luật pháp quốc tế và mối quan hệ với cả Lào và Indonesia.
2. Qua trao đổi các Bộ đều thống nhất cho rằng:
Việc giải quyết vụ việc phải đảm bảo theo đúng pháp luật của Việt Nam và không trái với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Căn cứ pháp lý để giải quyết vụ việc này như sau:
Các điều ước quốc tế liên quan gồm:
- Điều 9 Công ước Pari (Công ước về bảo hộ sở hữu công nghiệp) khoản 1, 2, 4:
(1) Tất cả các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách bất hợp pháp đều bị thu giữ khi nhập khẩu vào những nước thành viên của liên minh nơi nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại đó được bảo hộ pháp lý.
(2) Việc thu giữ hàng hoá cũng thực hiện tại nước nơi xảy ra việc gắn nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách trái phép hoặc tại nước nơi hàng hoá đã được nhập khẩu vào.
(4) Các cơ quan có thẩm quyền không bị bắt buộc phải thu giữ hàng hoá quá cảnh.
- Hiệp định quá cảnh hàng hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 23/4/1994.
Điều 2. Hàng hoá thuộc diện cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu của mỗi nước, việc quá cảnh được quy định như sau:
2.1. Không được phép quá cảnh vào lãnh thổ của bất kỳ bên nào nhưng hàng hoá mà tập quán quốc tế nghiêm cấm bao gồm đồ cổ, ma tuý, hoá chất độc, chất phóng xạ, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, các loại thực vật và động vật quý hiếm.
2.2. Quá cảnh vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, nhằm mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia, phải được Bộ trưởng Thương mại của nước cho quá cảnh cho phép trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ trưởng Thương mại của nước xin quá cảnh.
- Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia.
Điều 6. Hai bên ký kết sẽ dành cho nhau sự bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp với hiệp định quốc tế hiện hành mà mình tham gia. Hai bên sẽ áp dụng các biện pháp để tránh buôn hàng giả dẫn đến việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được hai bên bảo hộ.
Quy định của pháp luật Việt Nam:
- Bộ luật quân sự:
Khoản 4 Điều 5: Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Luật Hải quan:
Điều 5 khoản 1: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác với qui định của Luật này thì áp dụng qui định của điều ước quốc tế đó.
Khoản 3 Điều 40: Việc kiểm tra hàng hoá quá cảnh chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Điều 52 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/2/2001) qui định hàng hoá quá cảnh như vụ thuốc lá JET nêu trên của Công ty ST GROUP của Lào không thuộc diện đối tượng loại trừ mà phải xử lý theo đúng pháp luật Việt Nam
- Khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp qui định: nếu hàng hoá quá cảnh có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở mức độ hành chính thì phải xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Với căn cứ pháp luật của Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như đã đề cập ở trên và các tài liệu liên quan thu nhập được, trong đó có các công thư của Đại sứ Indonesia và Đại sứ Lào tại Việt Nam; Văn bản của Bộ Ngoại giao Việt Nam số 228/LS-BNG ngày 06/02/2003; Công thư của Bộ Thương mại số 149/TM ngày 20/01/2003 gửi Ngài đại sứ nước Cộng hoà Indonesia cùng nhiều văn bản khác; xét điều kiện thực tế lô hàng này vi phạm nhãn hiệu hàng hoá đã được cả 3 nước Lao, Việt Nam và Các tiểu Vương Quốc ả Rập Thống nhất bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho Công ty Sumatra (Indonesia): xét về các mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Lào và Indonesia, các Bộ đề xuất hướng xử lý lô hàng trên theo các phương án sau:
Phương án I:
- Trả lại lô hàng và yêu cầu phía Lào xử lý;
- Đình chỉ việc cấp Giấy phép quá cảnh cho các lô hàng thuốc lá JET tiếp theo của Công ty S.T GROUP Co., LTD (Lào).
Phương án II:
- Không cho lô hàng quá cảnh;
- Xử phạt vi phạm hành chính;
- Buộc loại bỏ các yếu tố vi phạm trên sản phẩm và trả lại cho Lào.
Bộ Thương mại nghiêng về phương án I.
Công ty TNHH Hoàng Đại chịu chi phí phát sinh cho cả hai phương án I và II.
| KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.