BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0794/TM-CATBD | Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2003 |
Kính gửi: Văn phòng Quốc hội
Phúc Công văn số 230/VPQH-KTNS ngày 19/2/2003 của Quý Văn phòng đề nghị cung cấp thông tin về quan hệ thương mại giữa ta với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, Bộ Thương mại xin báo cáo tóm tắt như sau:
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC:
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước năm 2002 đạt 3 tỷ 654 triệu USD, tăng 19,9% so với năm ngoái. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1 tỷ 495 triệu USD tăng 5,46%, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2 tỷ 159 triệu USD tăng 32,51%.
Việc kim ngạch xuất khẩu giảm là do một số mặt hàng chủ lực của ta xuất khẩu sang Trung Quốc giảm sút như: hải sản 18,6%, rau quả giảm 14,9%, hạt tiêu 62,08%, dầu ăn giảm 67,2%. Dầu thô, hạt điều tăng không nhiều so với năm ngoái (16%, 24%). Trong khi đó mức nhập khẩu của ta đối với các mặt hàng trọng điểm từ thị trường Trung Quốc lại tăng cao cụ thể: Nguyên liệu chất dẻo tăng 106,5%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 58,6%; nguyên liệu dệt may gia tăng 72,6%; xăng dầu các loại tăng 104,4%; liên kiện điện tử & vi tính tăng 92,5%. Tình trạng trên dẫn tới mức nhập siêu của ta tăng cao, trên 663 triệu USD trong năm 2002.
Một số nét chính trong quan hệ thương mại hai nước năm 2002:
a. Quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Thương mại ta và Bộ Kinh Mậu Trung Quốc đã được tăng cường mạnh mẽ sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Bộ Kinh Mậu Trung Quốc Thạch Quảng Sinh theo lời mời của Nguyên Bộ trưởng Vũ Khoan từ ngày 11-15/5/2002.
b. Quan hệ hợp tác giữa Bộ Thương mại với Chính quyền nhân dân các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh Thành phố khu vực miền Tây Nam Trung Quốc được coi trọng thể hiện qua các chuyến thăm làm việc, khảo sát của các đoàn cáp Bộ như sau:
- Đoàn đại biểu Chính quyền Nhân dân tỉnh Vân Nam và hơn 100 doanh nghiệp do đồng chí Tỉnh trương Từ Vinh Khai dẫn đầu lần đầu tiên sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 7-13/4/2002 theo lời mời của Bộ Thương mại và Đoàn đại biểu Bộ Thương mại ta do Nguyên Bộ trưởng Vũ Khoan dẫn đầu cùng đoàn doanh nghiệp sang thăm, làm việc với chính quyền tỉnh Vân Nam và tham dự Hội chợ quốc tế Côn Minh và Tuần Thương mại Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Côn Minh từ ngày 4-11/6/2002. Thông qua hai chuyến thăm trên hai bên đã đạt được một số thoả thuận quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa Bộ Thương mại các địa phương ta với tình Vân Nam, Trung Quốc.
- Đoàn Liên Ngành cùng doanh nghiệp ta do Thứ trưởng Thương mại Đỗ Như Đính dẫn đầu đã đi khảo sát và làm việc với Chính quyền Nhân dân các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Trùng Khánh từ ngày 15-58/4/2002 Đoàn đã ký thêm “Biên bản về tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Bộ Thương mại với Chính quyền 4 tỉnh, thành phố Trung Quốc trên” Hiện hai bên đang bắt đầu triển khai Biên bản thoả thuận bằng việc tổ chức thành công Triển lãm Thương mại và đầu tư khu vực miền Tây Nam Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 22-25/11/2002 với sự tham gia đông đảo của hơn 300 doanh nghiệp Trung Quốc và đoàn đại biểu Chính quyền Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên do đồng chí Phó Thị trưởng Hà Thiệu Hoa dẫn đầu.
- Chuyến thăm và tham dự Hội thảo về Đầu tư và Thương mại của chính quyền Nhân dân tỉnh Quảng Tây của đoàn Bộ thương mại do thứ trưởng Đỗ Như Đính dẫn đầu từ ngày 19-25/11/2002 và chuyến thăm và tham dự Hội chợ biên giới Trung Việt tổ chức tại Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam Trung Quốc từ ngày 22-25/11/2002 của Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã thành công tốt đẹp, thể hiện sâu sắc sự việc quán triệt và triển khai các thoả thuận đạt được của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như các thoả thuận giữa Bộ Thương mại với các tỉnh trên.
- Bộ Thương mại đã tích cực phối hợp cùng Chính quyền Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đón và bố trí làm việc với đoàn của Chính quyền Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên cùng hơn trăm doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tháng 12/2002 theo tinh thần triển khai “Biên bản tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Chính quyền Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên ký trong tháng 4/2002”
Một vấn đề kiến nghị phía Trung Quốc nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển trong thời gian tới.
- Để ổn định và tạo điều kiện chắc cho sự việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2005 do Lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra, đề nghị phía Trung Quốc xem xét thoả thuận “G tu G” với ta trên một số sản phẩm mà hai nước có tiềm năng to lớn và nhu cầu ổn định, lâu dài.
- Đề nghị Bộ Kinh mậu thông báo kỹ lưỡng những điều kiện cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam được thụ hưởng và cần phải thực hiện theo quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) của WTO mà Trung Quốc đã dành cho Việt Nam, đồng thời mong phía Trung Quốc sớm mở cửa thị trường cho một số sản phẩm như cao su, gạo, rau, quả, dầu thực vật, đường, thủy hải sản. Đối với một số mặt hàng còn duy trì hạn ngạch đề nghị Bạn quan tâm dành cho Việt Nam một phần có ý nghĩa và trên cơ sở ổn định nhằm góp phần giảm nhập mức nhập siêu của Việt Nam hiện nay.
- Đề nghị các ngành hữu quan hai bên xem xét sửa Hiệp định than toan và hợp tác giữa Ngân hàng hai nước cho phù hợp với thực tế phát triển mậu dịch biên giới hai nước theo hướng ồn định lành mạnh.
- Đề nghị Bộ Kinh mậu tiếp tục hỗ trợ để các Thoả thuận đã đạt được giữa Bộ Thương mại và Chính quyền các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Trung Quốc được thực hiện, đem lại kết quả cho cả hai bên.
- Đề nghị cho biết thời gian và địa điểm cụ thể của cuộc họp cấp Vụ giữa hai Bộ để bàn các biện pháp phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quan hệ thương mại hai nước, nhất là trong buôn bán biên giới trong thời gian qua (Phía ta đã trao đổi với Đại diện Bộ Kinh mâu Trung Quốc tại Vân Nam trong tháng 6/2002, bạn hứa sẽ trả lời sau nhưng đến nay chưa nhận được sự trả lời chính thức và cụ thể).
- Trong bối cảnh quan hệ toàn diện giữa hai nước đang phát triển hết sức mạnh mẽ và tốt đẹp, sự tăng cường trong hợp tác kinh tế thương mại được chú trọng, đặc biệt sau khi Thoả thuận khung về khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN đã được ký kết tại Campuchia ngày 4/11/2002 trong đó Trung Quốc dành cho ta MFN đầy đủ như thành viên WTO và những ưu đãi của “Thu hoạch sớm”, đề nghị Trung Quốc phát huy vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới để thúc đẩy việc sớm kết nạp Việt Nam vào WTO va sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm dàm phán gia nhập WTO với Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Quan hệ thương mại với Nhật Bản từ lâu đã giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ thương mại của ta với thế giới. Trong mấy năm gần đây kim ngạch 2 chiều luôn ở mức 4,7 tỷ - 4,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ở mức 2,5 tỷ - 2,6 tỷ USD. Một điều đáng chú ý là Việt Nam luôn suất siêu đối với Nhật Bản trong hơn 10 năm qua (năm 2001 khoảng 300 triệu USD).
Trong tương lai, với ưu thế là một nền kinh tế vào loại hàng đầu thế giới, có vị trí địa lý gần Việt Nam, có cơ cấu kinh tế phù hợp cho hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hoá của ta, có tiềm năng lớn về kỹ thuật và vốn, Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quan hệ thương mại quốc tế của ta.
+ Năm 2002:
Xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2,43 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2001 (đạt 2,50 tỷ USD). Như vậy đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu của ta sang thị trường Nhật Bản giảm. Nhập khẩu tại tăng mạnh (đạt 2,50 tỷ USD) so với năm 2001, (đạt 2,21 tỷ USD) dẫn tới nhập siêu 71 triệu USD. Tuy con số này không lớn nhưng đây là lần đầu tiên ta nhập siêu từ Nhật sau hơn 10 năm liên tiếp xuất siêu sang thị trường này.
Về xuất khẩu, Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do mặt hàng dầu thô trước đây chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của ta sang Nhật, nay sụt giảm về cả số lượng đến kim ngạch. Trong khi các mặt hàng chủ lực ngoài dầu thô hầu hết đều tăng so với năm 2001. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực truyền thống như dầu thô, cà phê, chè, gạo, hàng dệt may, hải sản... đã xuất hiện một số mặt hàng mới vào thị trường nhưng đã đạt kim ngạch đáng khích lệ và không ngừng tăng trưởng là dây điện và cáp điện 174 triệu USD, sản phẩm gỗ khoảng 128 triệu USD, sản phẩm nhựa trên 30 triệu USD, rau quả 14 triệu USD, xe đạp và phụ tùng xe đạp khoảng trên 9 triệu USD, đồ chơi trẻ em 3 triệu USD, dầu ăn đạt khoảng 3 triệu USD, hạt điều đạt 5 triệu USD.
Về nhập khẩu: khác so với các năm trước, nhập khẩu tăng mạnh. Chủ yếu là ở nhóm mặt hàng máy móc thiết bị (tăng 21% so với 2001), Ô tô dạng CKD, SKD (tăng 41%), xe máy dạng CKD, IKD (tăng 79%/). Sự gia tăng nhóm hàng máy móc thiết bị phản ánh sự gia tăng trở lại của FDI Nhật Bản vào Việt Nam và là sự gia tăng mang tính tích cực. Bên cạnh đó, thị trường lắp ráp ô tô, xe máy Việt Nam trong năm 2002 phát triển mạnh kéo theo nhu cầu nhập khẩu linh kiện. Dự kiến trong năm nay, do sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, nhóm mặt hàng ô tô, xe máy dạng linh kiện nhập khẩu sẽ giảm.
Các mặt hàng nhập khẩu đa dạng, từ tân dược, linh kiện vi tính và điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng, đến nguyên phụ liệu dệt may da, ôtô dạng CKD, SKD và nguyên chiếc, xe máy dạng CKD-SKD-IKD, sắt thép, xăng dầu, phân bón.v.v...
Những khó khăn, tồn tại:
- Việc chưa có hiệp định thương mại song phương đang hạn chế phát triển thương mại, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.
- Hai nước chưa có thoả ước về vệ sinh, kiểm dịch và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào phi quan thuế nên hàng hoá của Việt Nam chịu nhiều hạn chế và nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm không thể xuất khẩu sang Nhật Bản.
- Việc Nhật Bản áp dụng chính sách thương mại có phân biệt đối xử gây khó khăn cho ta trong việc xuất khẩu (như gạo).
- Nhật Bản đang điều tra ảnh hưởng của khăn bông nhập khẩu tới ngành sản xuất khăn bông Nhật Bản, để ngày 15/4/2003 tới quyết định có hay không áp dụng biện pháp tự vệ nhằm hạn chế nhập khẩu mặt hàng khăn từ Việt Nam và Trung Quốc. Nếu Nhật Bản áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây khó khăn cho mặt hàng khăn bông xuất khẩu của ta (hiện nay kim ngạch khoảng 40 triệu USD/năm). Ngoài ra còn có thể mở rộng ra các mặt hàng dệt kim xuất khẩu của Việt Nam.
Một số kiến nghị chủ yếu về chính sách thương mại và tạo dựng hàng lang pháp lý thương mại:
Đề nghị phía Nhật Bản cùng ta tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hai nước hoạt động kinh doanh bằng cách:
1. Tiến hành đàm phán về ký kết hiệp định thương mại tự do Việt - Nhật.
2. Đề nghị Nhật Bản hợp tác, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO bằng cách:
- Không đòi hỏi quá cao đối với Việt Nam trong đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO.
- Dùng ảnh hưởng của mình để vận động các thành viên khác của WTO cùng không đòi hỏi quá cao đối với Việt Nam.
- Chia sẻ kinh nghiệm và giúp đõ Việt Nam huấn luyện cán bộ đàm phán và làm công tác hội nhập.
3. Đẩy mạnh hợp tác kiểm dịch động thực vật và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm giữa hai nước, tiến tới các cơ quan kiểm dịch, vệ sinh Nhật Bản uỷ thác cho các đối tác Việt Nam làm đại lý tại Việt Nam trong việc kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
4. Đề nghị Nhật Bản có chính sách ưu tiên Việt Nam hơn trong quan hệ thương mại, tạo điều kiện dễ dàng nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh trước mắt là gạo.
5 Tăng cường tiếp xúc giữa các cơ quan hữu quan hai nước để trao đổi và tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ thương mại. Hiện nay đang nói lên vấn đề khăn Việt Nam xuất khẩu sang Nhật cần có sự liên hệ chặt chẽ giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội, Bộ METI Nhật để tìm biện pháp giải quyết thoả đáng.
6. Khuyến khích các công ty Nhật Bản tiến hành hợp tác đầu tư và sản xuất kinh doanh với các công ty Việt Nam về một số mặt hàng đề xuất sang thị trường Nhật Bản, như trồng và chế biến rau quả, gạo cao cấp và gạo Japonica, hàng nông sản, thuỷ sản, hàng dệt may, lắp ráp hàng điện tử tiêu dùng...
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc những năm gần đây phát triển tốt đẹp. Việt Nam coi trọng thị trường Hàn Quốc, coi Hàn Quốc là một trong những đối tác hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại càng phát triển, kim ngạch hài chiều tăng lên thì tỷ lệ nhập siêu của ta càng lớn (năm 2002 ta nhập siêu 1 tỷ 800 triệu USD). Một trong các lý do là hàng xuất của ta chủ yếu là nông lâm thổ sản thô chưa qua chế biến sâu, chất lượng không ổn định, trong khi đó hàng rào phi thuế của Hàn Quốc rất khắt khe với mặt hàng nông sản, đó là chế độ kiểm dịch thực vật ngặt nghèo, phức tạp mà thương nhân Việt Nam chưa nắm rõ. Ngoài ra còn vấp phải những hạn chế về số lượng, vấn đề cạnh tranh với các nguồn cung cấp khác...
Kim ngạch hai chiều giữa hai nước liên tục tăng, từ 493 triệu USD năm 1663 vượt qua mức 2 tỷ USD năm 2000, năm 2002 đạt trên 2,7 tỷ USD, đứng thứ 5 trong số các loại hàng có kim ngạch buôn bán lớn nhất với Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2002 đạt trên 2,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các bạn hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Những mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc là máy móc thiết bị, ô tô, sắt thép, xăng dầu, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu cho ngành may mặc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2002 đạt trên 466 triệu USD, tăng 15% so với năm 2001, đứng thứ 9 trong số các bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc là hải sản, nông sản, khoáng sản để tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc còn các mặt hàng như dệt may, giầy dép phần lớn để xuất khẩu đi nước ngoài.
1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm tới:
Trong tương lai gần kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường Hàn Quốc sẽ tăng nhưng khó có đột biến (trừ khi Hàn Quốc nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam với số lượng lớn và ổn định). Những mặt hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu là những mặt hàng có kim ngạch tăng khá và là thế mạnh của ta như rau quả, hải sản, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, dây cáp điện, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2003 đạt 535 triệu USD tăng khoảng 15% so với năm 2002.
Những vấn đề chính trong quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nay và kiến nghị:
1. Hạn ngạch:
Hiện nay, Hàn Quốc vẫn áp dụng hạn ngạch với một số hàng nông sản như: gạo, lúa mạch, lúa mì, đậu tương, ngô, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cam, ớt, tỏi, hàng (gạo tuy Hàn Quốc đã mở cửa thị trường nhưng hạn ngạch nhập khẩu rất hạn chế, thịt vịt nhập khẩu 3000MT/năm, nhiều mặt hàng phải được các Hiệp hội ngành hàng chấp nhận về số lượng nhập khẩu...)
Ta có thể đề nghị Hàn Quốc ưu tiên phân bổ hạn ngạch cho Việt Nam, trước hết là đối với các mặt hàng có khả năng xuất khẩu vào Hàn Quốc như: gạo, thịt lơn, thịt gà, ớt, tỏi, hành.
2. Kiểm dịch:
Đối với mặt hàng nông sản, thuỷ sản phía Hàn Quốc có quy định phức tạp về kiểm dịch như các yêu cầu về báo cáo quá trình nuôi trồng bảo quản, trực tiếp kiểm tra tại chỗ.
Đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ tài chính và các thiết bị chuyên dùng cần thiết, hướng dẫn kỹ thuật, trao đổi thông tin, để các cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam có thể kiểm tra hàng hoá xuất khẩu theo đúng quy định của Hàn Quốc, giống như Hàn Quốc đã hợp tác với Thái Lan và Philipines.
Đề nghị tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam và Hàn Quốc để tiến tới ủy thác các cơ quan kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm Việt Nam làm đại lý trong việc kiểm tra hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.
3. Hàn Quốc mua gạo viện trợ cho CHDCND Triều Tiên:
Ta đã nhiều lần đề nghị khi Hàn Quốc viện trợ CHDCND Triều Tiên thì Chính phủ Hàn Quốc ưu tiên mua gạo Việt Nam. Việc này góp phần giải quyết đầu ra cho mặt hàng gạo, và làm giảm mức nhập siêu từ Hàn Quốc của Việt Nam hiện nay, Ta cần tiếp tục huy động với Hàn Quốc về việc này.
4. Hàn Quốc điều tra việc bán phá giá bật lửa ga cho Việt Nam vào Hàn Quốc.
Tháng 9/2002 Uỷ ban Thương mại Hàn Quốc đã tiến hành điều tra việc phá giá bật lửa ga Việt Nam vào Hàn Quốc. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Hàn Quốc không nhiều chỉ khoảng 2 triệu USD nhưng việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại giữa hai nước. Theo thông tin từ các công ty xuất khẩu bật lửa ga của Việt Nam sang Hàn Quốc. Hàn Quốc dự kiến sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá khoảng từ 10-60% cho mặt hàng này của Việt Nam mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá.
Ta cần đề nghị phía Hàn Quốc không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với bật lửa ga của Việt Nam để tránh gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước đã biết Việt Nam đang nhập siêu rất lâu từ Hàn Quốc trên 1,8 triệu USD năm 2002.
5. Các vấn đề khác:
Đề nghị Chính phủ Hàn Quốc xem xét, tạo điều kiện để các doanh nghiệp quan tâm tới nhập khẩu các mặt hàng than đá, dầu thô, gạo của Việt Nam.
Cần vận động Chính phủ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tích cực hưởng ứng và dành sự quan tâm thích đáng đối với chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hàn Quốc nên giúp đỡ, hỗ trợ về kinh nghiệm tổ chức, quản lý và hoạt động cũng như về hỗ trợ kỹ thuật khác cho các hoạt động xúc tiến thương mại cho Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG THÁI LAN:
Có thể nói năm 2002 là năm quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển sôi nổi. Công tác xúc tiến thương mại được tiến hành mạnh. Điều này thể hiện cả hai phía đều nhận thấy tầm quan trọng trong việc hợp tác trong thương mại và cả sản xuất có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của cả hai nước.
Về xuất khẩu:
Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 228 triệu USD. So với các năm trước ta có thể thống kê như sau:
Kim ngạch XNK Việt Nam - Thái Lan (1990-2002)
Đơn vị tính: Triệu USD, Nguồn: Hải quan Việt Nam
Năm | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng kim ngạch |
1990 | 52.34 | 47.08 | 69.42 |
1995 | 42.95 | 465.92 | 5.8.87 |
2000 | 388.90 | 812.94 | 1.201.84 |
2001 | 326.00 | 801.3 | 1.127.30 |
2002 | 228.00 | 956.00 | 1.184.00 |
Các mặt hàng xuất khẩu chính:
Cà phê: Thái Lan được coi là thị trường mới và tiềm năng, trước năm 1995 mặt hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ trong xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan. Năm 1996 cà phê xuất sang Thái Lan đã tăng mạnh và đạt32,54 triệu USD chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (637 triệu USD) và sang năm 1997 đạt 54,03 triệu USD tăng 60% so với năm 1996 chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (700 triệu USD, năm 1996 đạt 31 triệu USD giảm 29% so với năm 1998. Năm 2000 đạt 10,75 triệu USD giảm mạnh so với năm 1999. Năm 2001 chỉ đạt 115.000 USD. Trong 5 tháng đầu 2002 chỉ đạt 45.500 USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2001 (65.000 USD).
Thuỷ hải sản: Năm 1995, Thái Lan nhập từ Việt Nam 8,79 triệu USD, chiếm 1,4% tổng xuất khẩu của Việt Nam về loại hàng hoá này (621,4 triệu USD). Năm 1996 kim ngạch tăng 1,7 lần so với năm 1995 và đạt 14,958 triệu USD, chiếm 2,3% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu của cn (651 triệu USD). Đến năm 1997 đạt 16,362 triệu USD tăng 9,4% so với năm 1996. Năm 1999 đạt 18,4 triệu USD giảm 14% so với năm 1998. Năm 2000, tăng mạnh, đạt 34,53 triệu. Năm 2001 đạt 26,87 triệu USD giảm 22% so với năm 2000, 5 tháng đầu năm 2002 đạt 7,6 triệu USD giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2001(9,1 triệu USD). Hàng hải sản chủ yếu là tôm đông lạnh, mực tươi, cá chế biến... Do điều kiện máy móc chế biến còn lạc hậu nên hàng thủy sản xuất đi dưới dạng nguyên liệu thô cung cấp cho các nhà máy chế biến của Thái Lan. Vì vậy, Việt Nam đang có nhu cầu trang bị công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao giá trị xuất khẩu. Thái Lan đang coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường thế giới về mặt hàng tôm. Hiện nay hàng thuỷ sản Thái Lan không còn được hưởng GSP vào thị trường EU, thậm chí gần đây EU và Nhật Bản đang cấm tôm Thái Lan xuất khẩu vào hai nước này vì có dư lượng kháng sinh cao.
Hàng công nghiệp nhẹ: chủ yếu là hàng dệt may của Việt Nam đã tăng, năm 1997 đạt 2,44 triệu USD tăng 60% so với năm 1996 là 1,52 triệu USD, năm 1998: 0,98 triệu USD, 1999: 1,78 triệu USD, năm 2000: 3,8 triệu USD; năm 2000: 5,97 triệu USD, tăng 57,9% so với năm 2000. Trong 5 tháng 2002 đạt 2,1 triệu USD tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2001 (1,8 triệu USD).
Than đá: đạt giá trị xuất khẩu tăng là 1,13 triệu USD năm 1996 và tăng vào 1997 đạt 2,32 triệu USD; 2.20 triệu USD năm 1998 và 11,30triệu USD năm 1999, năm 2000 đạt 13,3 triệu USD và năm 2001 đạt 16,96 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2000. Trong 5 tháng 2004 đạt 4,4 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2001 (7,6 triệu USD).
Dầu thô: từ năm 1998 đã trở thành mặt hàng xuất kim ngạch lớn trong thương mại với Thái Lan: 1998 đạt 10,27 triệu USD, năm 1999 đạt 44,76 triệu USD, năm 2000 đạt 73 triệu USD và 2001 đạt 38,8 triệu USD, giảm 46,8% so với năm 2000. Trong 5 tháng 2002 đạt 28,6 triệu USD tăng 78,7% so với cùng kỳ năm 2001 (16 triệu USD).
Về nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan.
Năm 2002 là 956 triệu USD. Về có cầu hàng NK thì nhóm máy móc, thiết bị ôtô, xe máy chiếm phần lớn. Điều này phản ánh đúng định hướng nhập khẩu của VN
Nhóm xe máy và phụ tùng có xu hướng giảm NK từ năm 2001 doanh nghiệp VN chuyển sang NK thị trường Trung Quốc và một phần đã tự sản xuất được trong nước, cụ thể năm 1995 là 86,7 triệu USD, năm 1996 là 123,04 triệu USD trong đó ôtô và phụ tùng ôtô là 614,454 nghìn USD và đến năm 1997 là 90,04 triệu USD, 1999 là 96 triệu USD, năm 2000 là 132 triệu, năm 2001 là 67 triệu USD.
Nhóm hàng nguyên vật liệu: phục vụ cho sản xuất cũng chiếm kim ngạch lớn chủ yếu là Phân bón, xăng dầu, sắt thép, xi măng... là những mặt hàng hoá mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Năm 1996 tổng kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan nhóm hàng này là 66,061 triệu USD tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 1996, năm 1999 là 160,6 triệu USD, năm 2000 là 162 triệu USD, 2001 là 155,5 triệu USD.
Nhóm hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất NK từ Thái Lan thì xăng dầu có kim ngạch lớn nhất năm 1995 là 13,10 triệu USD; năm 1996 là 32,12 triệu USD, năm 2000 là 100,9 triệu USD, 2001 là 73,4 triệu USD.
Sắt thép: 1995, VN nhập từ Thái Lan là 17,2 triệu USD, năm 1997 tăng lên nhanh chóng gấp 4,3 lần so với năm 1996 đạt 29,497 triệu USD, năm 1999 là 39,8 triệu USD, năm 2000 là 57 triệu USD (80 nghìn tấn), 2001 là 62, 2 triệu USD. Ngoài ra còn có một số hàng hoá khác như: sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, hoá chất...
Nhìn chung, chủng loại hàng hoá Việt Nam xuất sang Thái Lan khá đa dạng, hàng hoá Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan, đặc biệt là mặt hàng cà phê, thủy sản, dầu thô... Hàng Thái Lan xuất sang thị trường VN cũng nhiều chủng loại và được người tiêu dùng VN ưa thích gồm: xe ôtô, xe máy các loại, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón các loại... Trong đó sắt thép các loại chiếm tỷ trọng cao nhất.
Về hợp tác khác:
1. Trao đổi thông tin gạo: Hợp tác trao đổi thông tin gạo Việt Nam và Thái Lan ngày càng được khẳng định mang tính chính trị và kinh tế cao. Tháng 9/2002 hai nước đã quyết định mở rộng hợp tác này ra 5 nước (Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ và Pakistan). Sự hợp tác này đã có tác dụng làm ổn định lương thực khu vực và thế giới, giảm bớt các công ty trung gian đã lợi dụng thông tin để tăng giá gạo trên thị trường. Năm 2003 các cuộc họp về hợp tác gạo giữa 5 nước sẽ được tổ chức tại Việt Nam.
2. Hợp tác trong việc trao đổi thông tin xuất khẩu tôm. Hai nước đã tích cực thông báo cho nhau những thông tin liên quan đến xuất khẩu tôm sang EU và thị trường Mỹ. Việc trao đổi thông tin này đã có tác dụng giúp đỡ cho Chính phủ của hai nước có những đối sách với EU và Mỹ.
3. Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và đầu tư ở mỗi nước. Thái Lan cũng như Việt Nam đã tổ chức một số cuộc triển lãm chuyên đề hàng của nước mình ở mỗi nước để giới thiệu với các công ty của mỗi nước về hàng hoá của nước mình. Ngoài ra Việt Nam đã tham gia Hội chợ ASEAN Trade Fair 2002 tại Thái Lan...
Kiến nghị:
1. Hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản khác. Ngoài ra, hai bên cần tổ chức luân phiên nhiều phiên họp giữa các cuộc hội thảo giới thiệu về tiềm năng của nước mình ở mỗi nước, giúp cho các doanh nghiệp hai bên hiểu rõ hơn về khả năng hợp tác của nước mình trong việc mở rộng thương mại sang mỗi nước.
2. Tăng cường mở rộng các cơ hội cho hàng XNK của hai nước được xuất khẩu sang nhau và biến cạnh tranh thành hợp tác toàn diện từ sản xuất đến thị trường nhằm mở ra một cơ hội mới cho quan hệ của doanh nghiệp hai nước.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
THỐNG KÊ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2002 CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC THỊ TRƯỜNG: TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, THÁI LAN
(Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam)
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC
Mặt hàng xuất khẩu chính của ta | Đơn vị | Số lượng | Kim ngạch (USD) |
Cà phê | Tấn | 25.590 | 11.703.183 |
Cao su | Tấn | 23.957 | 14.120.015 |
Chè | Tấn | 24 | 32.300 |
Dầu thô | Tấn | 57.302 | 11.635.416 |
Dây điện & Dây cáp điện | USD |
| 1.367.231 |
Đồ chơi trẻ em | USD |
| 2.133.690 |
Gạo | Tấn | 5.000 | 875.497 |
Giầy dép các loại | USD |
| 13.247.985 |
Hải sản | USD |
| 116.597.844 |
Hàng dệt may | USD |
| 92.592.661 |
Hàng rau quả | USD |
| 8.436.925 |
Hàng thủ công mỹ nghệ | USD |
| 11.637.745 |
Hạt tiêu | Tấn | 465 | 713.648 |
Lạc nhân | Tấn | 77 | 62.495 |
Máy vi tính và linh kiện | USD |
| 501.235 |
Mỳ gói | USD |
| 59.387 |
Quế | Tấn | 950 | 1.014.575 |
Sản phẩm gỗ | USD |
| 24.810.728 |
Sản phẩm nhựa | USD |
| 4.392.738 |
Than đá | Tấn | 369.621 | 10.739.494 |
Tổng |
|
| 466.009.003 |
Mặt hàng xuất khẩu chính của ta | Đơn vị | Số lượng | Kim ngạch (USD) |
Chất dẻo nguyên liệu | Tấn | 138.931 | 94.881.566 |
Clinker | Tấn | 47.500 | 1.064.250 |
Linh kiện điện tử và vi tính | USD |
| 63.370.082 |
Máy móc thiết bị phụ tùng | USD |
| 372.133.480 |
NPL dệt may da | USD |
| 418.320.057 |
ôtô dạng CKD, SKD | Bộ | 8.902 | 90.049.911 |
ôtô nguyên chiếc các loại | Chiếc | 20.525 | 118.688.243 |
Phân bón các loại | Tấn | 99.827 | 15.375.739 |
Sắt thép các loại | Tấn | 371.208 | 121.864.508 |
Tân dược | USD |
| 41.389.919 |
Xăng dầu các loại | Tán | 547.345 | 116.248.964 |
Xe máy dạng CKD, IKD | Bộ | 120.360 | 35.315.031 |
Tổng |
|
| 2.285.533.764 |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 466.009.003+2.285.533.764= 2.751.542.767 USD
THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
Mặt hàng xuất khẩu chính của ta | Đơn vị | Số lượng | Kim ngạch (USD) |
Cà phê | Tấn | 117 | 49.009 |
Cao su | Tấn | 2.389 | 467.355 |
Chè | Tấn | 3 | 5.400 |
Dầu thô | Tấn | 158.628 | 28.625.312 |
Dây điện & Dây cáp điện | USD |
| 407.210 |
Đồ chơi trẻ em | USD |
| 217.511 |
Giầy dép các loại | USD |
| 1.104.868 |
Hải sản | USD |
| 27.901.634 |
Hàng dệt may | USD |
| 5.590.442 |
Hàng rau quả | USD |
| 492.603 |
Hàng thủ công mỹ nghệ | USD |
| 2.159.455 |
Hạt tiêu | Tấn | 31 | 135.980 |
Lạc nhân | Tấn | 20.292 | 9.253.401 |
Máy vi tính và linh kiện | USD |
| 61.676.043 |
Quế | Tấn | 85 | 70.116 |
Sản phẩm gỗ | USD |
| 1.955.114 |
Sản phẩm nhựa | USD |
| 3.426.804 |
Than đá | Tấn | 579.372 | 15.050.844 |
Thiếc | Tấn | 20 | 64.092 |
Xe đạp và phụ tùng xe đạp | USD |
| 1.347.072 |
Tổng |
|
| 227.790.263 |
Mặt hàng xuất khẩu chính của ta | Đơn vị | Số lượng | Kim ngạch (USD) |
Chất dẻo nguyên liệu | Tấn | 179.023 | 109.715.914 |
Clinker | Tấn | 3.141.491 | 55.048.363 |
Linh kiện điện tử và vi tính | USD |
| 16.724.494 |
Máy móc thiết bị phụ tùng | USD |
| 83.750.242 |
NPL dệt may da | USD |
| 37.467.505 |
ôtô dạng CKD, SKD | Bộ | 920 | 12.700.303 |
ôtô nguyên chiếc các loại | Chiếc | 22 | 1.459.349 |
Phân bón các loại | Tấn | 42.275 | 6.338.267 |
Sắt thép các loại | Tấn | 63.229 | 26.252.910 |
Tân dược | USD |
| 24.820.415 |
Xăng dầu các loại | Tán | 343.614 | 77.067.091 |
Xe máy dạng CKD, IKD | Bộ | 440.729 | 110.760.390 |
Tổng |
|
| 955.505.854 |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 227.790.623 + 955.505.854 = 1.183.296.477 USD
III. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản năm 2000-2002
Đơn vị: triệu USD
| 2000 | 2001 | 2002 |
- Ta xuất sang Nhật | 2.621 | 2.509 | 2.438 |
- Ta nhập từ Nhật | 2.250 | 2.215 | 2.509 |
Cán cân mậu dịch | 371 | 294 | -71 |
Tổng kim ngạch | 4.871 | 4.724 | 4.974 |
10 mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2001 và 2002
Số thị trường | Năm 2001 | Năm 2002 | ||
Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | |
1 | Hàng dệt may | 591.50 | Hải sản | 555.44 |
2 | Hải sản | 474.76 | Hàng dệt may | 489.95 |
3 | Dầu thô | 348.69 | Dầu thô | 249.85 |
5 | Dây điện và cáp điện | 145.66 | Dây điện và cáp điện | 174.16 |
6 | Sản phẩm gỗ | 100.39 | Sản phẩm gỗ | 128.39 |
7 | Giầy dép | 64.40 | Máy vi tính và linh kiện | 57.10 |
8 | Than đá | 35.59 | Than đá | 48.50 |
9 | Sản phẩm nhựa | 28.27 | Thủ công mỹ nghệ | 43.17 |
10 | Thủ công mỹ nghệ | 25.16 | Sản phẩm nhựa | 30.16 |
10 Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nhật có kim ngạch lớn nhất năm 2001 và 2002
Số thị trường | Năm 2001 | Năm 2002 | ||
Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | Tên hàng | Trị giá (triệu USD) | |
1 | Máy móc thiết bị phụ tùng | 580.53 | Máy móc thiết bị phụ tùng | 702.85 |
2 | Linh kiện vi tính điện tử | 299.00 | Sắt thép các loại | 287.94 |
3 | NPL dệt may da | 221.91 | Linh kiện vi tính điện tử | 226.99 |
5 | Sắt thép các loại | 175.08 | ôtô dạng CKD, SKD | 158.29 |
6 | Chất dẻo nguyên liệu | 111.61 | NPL dệt may da | 149.74 |
7 | Xe máy dạng CKD, IKD | 22.70 | Xe máy dạng CKD, IKD | 40.70 |
8 | Phân bón các loại | 19.30 | Phân bón các loại | 24.85 |
9 | Tân dược | 14.54 | ôtô nguyên chiếc các loại | 20.14 |
10 | ô tô nguyên chiếc các loại | 12.94 | Tân dược | 7.46 |
IV. THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
STT | Mặt hàng | Năm 2001 | Năm 2002 | % tăng giảm | ||
Khối lượng | Kim ngạch | Khối lượng | Kim ngạch | |||
Xuất khẩu | ||||||
1 | Cà phê | 6628 | 2606057 | 8691 | 3921343 | 52.47 |
2 | Cao su | 9635 | 51218570 |
| 88667554 | 78.12 |
3 | Chè | 5 | 837626 | 423 | 594603 | -29.01 |
4 | Dầu ăn | 20512 | 6539877 | 6015 | 2144880 |
|
5 | Dầu thô | 3060515 | 591437443 | 3553448 | 685797885 | 15.12 |
6 | Dây điện & Dây cáp điện |
| 129843 |
| 609423 | 369.35 |
7 | Đồ chơi trẻ em |
| 37014 |
|
|
|
8 | Đường tinh | 84200 | 25028004 | 2478 | 653984 | -97.39 |
9 | Gạo | 2240 | 542934 | 9128 | 1682623 | 209.91 |
10 | Giày dép các loại |
| 5066700 |
| 7282457 | 43.73 |
11 | Hải sản |
| 240013277 |
|
| -18.60 |
12 | Hàng dệt may |
| 15255840 |
| 19595396 | 28.45 |
13 | Hàng rau quả |
| 142801384 |
| 121529113 | -14.90 |
14 | Hàng thủ công mỹ nghệ |
| 3481228 |
| 2932239 | -15.77 |
15 | Hạt điều | 9550 | 30647383 | 13138 |
| 24.61 |
16 | Hạt tiêu | 5159 | 8540563 | 2345 | 3238848 | -62.08 |
17 | Lạc nhân | 500 | 318676 | 1748 | 849676 | 166.63 |
18 | Máy vi tính và linh kiện |
| 7834789 |
| 19336849 | 146.81 |
19 | Mỳ gói |
|
|
| 512757 |
|
20 | Sản phẩm gỗ |
| 8372517 |
| 11317134 | 35.17 |
21 | Sản phẩm nhựa |
| 5349783 |
| 2805685 | -47.56 |
22 | Sản phẩm sữa |
|
|
| 16699 |
|
23 | Than đá | 1029093 | 18694956 | 2386519 | 44093597 | 135.86 |
24 | Thiếc | 460 | 2391736 | 30 | 117284 | -95.10 |
25 | Xe đạp & phụ tùng xe đạp |
| 78135 |
| 23041 | -70.51 |
| Tổng cộng |
| 1418092231 |
| 1495485067 | 5.46 |
Nhập khẩu | ||||||
1 | Chất dẻo nguyên liệu | 6625 | 5047229 | 13190 | 10423977 | 106.53 |
2 | Clinker |
|
| 19690 | 383484 |
|
3 | Linh kiện điện tử & máy tính |
| 21960570 | 383484 |
|
|
4 | Máy móc, thiết bị phụ tùng |
| 219361242 |
| 347915988 | 58.60 |
5 | NPL dệt may da |
| 74122240 |
| 127938285 | 72.60 |
6 | ô tô dạng CKD, SKD |
|
| 96 | 742160 |
|
7 | ô tô dạng nguyên chiếc các loại | 337 | 4797000 | 336 | 3501406 | -27.01 |
8 | Phân bón các loại | 437433 | 62316000 | 372676 | 57694910 | -7.42 |
9 | Sắt thép các loại | 276076 | 54742280 | 272592 | 690059464 | 26.15 |
10 | Tân dược |
| 5588855 |
| 5835151 | 4.41 |
11 | Xăng dầu các loại | 1034914 | 231660565 | 2003844 | 473438772 | 104.37 |
12 | Xe máy dạng CKD, IKD | 1955134 | 433227250 | 632204 | 121890246 | -71.86 |
| Tổng cộng |
| 1629129923 |
| 2158709445 | 32.51 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu |
| 3047222154 |
| 3654275512 | 19.9 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.