TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1558/ĐC-ĐĐBĐ | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1999 |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 1558/ĐC-ĐĐBĐ NGÀY 13-10-1999 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN LẬP BẢN ĐỒ NỀN LÀM CƠ SỞ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Quy định chung
1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (bản đồ HTSDĐ) là tài liệu phản ánh thực tế sử dụng đất ở thời điểm kiểm kê quỹ đất của các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh (gọi tắt là đơn vị hành chính các cấp), các vùng kinh tế và toàn quốc phải được lập trên cơ sở bản đồ nền thống nhất trong cả nước (gọi tắt là bản đồ nền).
Bản đồ nền dùng để xây dựng bản đồ HTSD đất phải được thành lập theo quy định thống nhất của Tổng cục Địa chính.
1.2. Bản đồ nền được lập theo đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế và toàn quốc phải thống nhất về cơ sở số học với hệ thống bản đồ địa hình Nhà nước hiện hành và phải thể hiện đường địa giới hành chính các cấp theo quy định của Nhà nước.
1.3. Bản đồ nền làm cơ sở để thành lập bản đồ HTSD đất của các đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế và cả nước trong giai đoạn hiện nay là sản phẩm của các thể loại bản đồ được thành lập theo quy định của Tổng cục Địa chính (TCĐC).
1.4. Bản đồ nền của từng cấp hành chính phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, đảm bảo tính thống nhất chung về cơ sở số học, về tỉ lệ và về các yếu tố nội dung: Địa giới hành chính (ĐGHC), hệ thống giao thông, thuỷ văn, các điểm dân cư, địa hình và độ chính xác thể hiện các yếu tố nội dung này.
1.5. Tài liệu sử dụng để thành lập bản đồ nền là bản đồ địa hình Nhà nước (kể cả loại bản đồ mộc); bản đồ địa hình loại UTM đã được chuyển về hệ toạ độ HN-72 theo quy định của TCĐC; bản đồ địa giới hành chính thành lập theo chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ và các quy định điều chỉnh ĐGHC của Nhà nước (gọi tắt là bản đồ 364); bản đồ nền sử dụng để lập bản đồ HTSDĐ năm 1995 (hoặc sau năm 1995) có cơ sở gốc lập từ bản đồ địa hình hoặc từ bản đồ 364; bản đồ hành chính thành lập theo Quy định của TCĐC; Bản đồ giải thửa lập theo Chỉ thị 299/TTg (gọi tắt là Bản đồ 299) đã chuyển về hệ toạ độ HN-72; Bản đồ địa chính thành lập theo quy định của TCĐC và các tài liệu khác như ảnh chụp hàng không, ảnh chụp viễn thám, các loại bản đồ chuyên ngành đã được nắm chuyển về hệ toạ độ HN-72 và được TCĐC thẩm định về nội dung, chất lượng thể hiện nội dung.
1.6. Phương pháp thành lập bản đồ nền là phương pháp biên tập, biên vẽ (hoặc trực tiếp sử dụng bản đồ dùng làm nền) từ các loại tài liệu quy định ở 1.5 nêu trên theo quy định sau:
1.6.1. Đối với tài liệu là bản đồ địa hình, bản đồ 364, bản đồ địa chính thì được sử dụng phương pháp Photocopy (trực tiếp, thu hoặc phóng) về tỷ lệ cần thiết và biên tập lại (trường hợp photocopy 1/1 được sử dụng trực tiếp) nội dung theo quy định nội dung bản đồ nền quy định ở văn bản này. Trường hợp phóng không được phóng quá 5 lần, trường hợp thu không được thu quá 2,5 lần.
1.6.2. Đối với tài liệu là bản đồ địa hình, bản đồ địa chính chính quy được sử dụng trực tiếp làm bản đồ nền.
1.7. Bản đồ nền là loại bản đồ in trên giấy (loại giấy từ 100g/m2 trở lên) hoặc là bản đồ số.
Trong trường hợp phải lập bản đồ gốc để nhân bản thì bản gốc cho phép lập trên Diamat, trên giấy can hoặc trên các loại vật liệu khác thuận tiện cho nhân bản bằng các phương pháp nhân bản thủ công.
Trong trường họp bản đồ nền là bản đồ số thì trước khi in ra sản phẩm ở dạng bản đồ trên giấy phải biên tập lại nội dung cho phù hợp với thể loại bản đồ in trên giấy.
1.8. Tỷ lệ bản đồ nền: Căn cứ vào diện tích tự nhiên và quy định tỷ lệ của bản đồ HTSDĐ của đơn vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế, toàn quốc do TCĐC quy định, quy định tỷ lệ bản đồ nền của các cấp như sau:
- Cấp xã : Tỷ lệ 1/2000 - 1/5000 - 1/10000
- Cấp huyện: Tỷ lệ 1/10000 - 1/25000
- Cấp tỉnh: Tỷ lệ 1/50000 - 1/100000
- Các vùng kinh tế và toàn quốc : Tỷ lệ 1/250000 - 1/1000000.
Ngoài dãy tỷ lệ bản đồ nền quy định trên, khi thành lập bản đồ HTSDĐ, tuỳ thuộc vào quy mô diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính, quy mô diện tích các loại đất theo quy định của luật đất đai hiện hành có thể thay đổi tỷ lệ bản đồ nền sao cho phù hợp, thuận tiện cho công tác thành lập, sử dụng, nhân bản và bảo quản tài liệu. Khi cần thiết phải thay đổi tỷ lệ, cần nêu rõ lý do trong "phương án kiểm kê đất của Tỉnh (hoặc thành phố)".
1.9. Phân mảnh bản đồ nền: Đối với mỗi đơn vị hành chính, bản đồ nền được phân mảnh tự do sao cho phù hợp với hình thể của đơn vị hành chính và thuận tiện cho thành lập, sử dụng, nhân bản cũng như bảo quản tài liệu nhưng kích thước của mỗi mảnh bản đồ không được vượt quá khuôn khổ tờ giấy Ao (75 x 100) cm. Trong trường hợp thuận tiện nên lấy ngay khuôn khổ tờ bản đồ địa hình Nhà nước, tờ bản đồ địa chính có toạ độ Nhà nước làm khuôn khổ mảnh bản đồ nền.
1.10. Độ chính xác của bản đồ nền: Độ chính xác của bản đồ nền (độ chính xác của các yếu tố nội dung) phụ thuộc vào độ chính xác của tài liệu dùng để lập bản đồ nền (quy định ở mục 1.5) và vào phương pháp thành lập bản đồ nền nhưng phải đảm bảo sai số tương hỗ giữa các địa vật không quá 3mm trên bản đồ (tính theo tỷ lệ bản đồ sử dụng để lập bản đồ nền).
Trong trường hợp phải photocopy (tỷ lệ 1:1, thu hoặc phóng), ghép các tài liệu bản đồ cũ để biên tập bản đồ nền thi độ lệch khi ghép (do co dãn của giấy, của bản đồ cũ, của quá trình thu, phóng tỷ lệ) các tờ bản đồ liền kề không quá 4,5mm.
1.11. Nội dung bản đồ nền các cấp gồm các yếu tố chính như sau: (những yếu tố này vẫn phải tồn tại trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của TCĐC):
- Hệ thống thuỷ văn chính
- Hệ thống giao thông chính trong khu vực
- Các điểm dân cư chính, địa danh và các địa vật quan trọng
- Địa giới hành chính: Theo quy định của Nhà nước
- Khái lược về địa hình: Các đường bình độ cơ bản thể hiện đặc trưng địa hình trong khu vực và các điểm ghi chú độ cao
- Các địa vật quan trọng khác có ý nghĩa định hướng khi sử dụng bản đồ.
Các yếu tố nội dung quy định ở mục 1.11 này (trừ yếu tố ĐGHC) được biên tập theo các tài liệu (quy định ở mục 1.5) sử dụng để lập bản đồ nền, không yêu cầu bổ sung, kiểm tra ở thực địa nhưng nếu có các tài liệu mới hơn thì phải sử dụng để cập nhật những nột sung có thay đổi. Riêng yếu tố ĐGHC phải bổ sung đầy đủ theo quy định của Nhà nước (tính đến thời điểm lập bản đồ nền).
Trong trường hợp ở khu vực lập bản đồ nền có biến động lớn mà không có sẵn tư liệu để cập nhật, TCĐC sẽ có hướng dẫn cập nhật, chỉnh sửa riêng.
1.11.1. Nội dung bản đồ nền cấp xã:
. Đường địa giới hành chính:
Thể hiện toàn bộ đường địa giới hành chính các cấp theo tài liệu bản đồ 364.
. Hệ thống thuỷ văn:
Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, hồ ao, các địa vật có liên quan như: Trạm bơm, cầu phà... và tên gọi của chúng. Các hồ ao có diện tích lớn hơn hoặc bằng 9mm2 trên bản đồ đều thể hiện.
Hệ thống sông, ngòi, kênh, mương có chiều dài lớn hơn 2cm trên bản đồ phải thể hiện.
. Hệ thống giao thông:
Thể hiện đường giao thông các cấp gồm:
Đường sắt các loại, đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường đất lớn. Đường liên xã và đường đất nhỏ trong, ngoài khu dân cư thể hiện có chọn lọc. Đối với khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải thể hiện cả đường mòn.
. Địa hình:
Thể hiện được đặc trựng về dáng địa của khu vực. Đối với các vùng đồng bằng, đồi, núi sử dụng điểm ghi chú độ cao và đường đồng mức với khoảng cao đều 5m, 10m, 20 m, tuỳ theo khu vực và tỷ lệ bản đồ thành lập.
. Điểm dân cư, địa vật độc lập quan trọng: Tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình, nhà máy... và đường khoanh bao khu vực dân cư, tên gọi.
1.11.2. Nội dung bản đồ nền cấp huyện:
. Đường địa giới hành chính:
Thể hiện toàn bộ đường địa giới hành chính các cấp theo tài liệu bản đồ 364.
. Hệ thống thuỷ văn:
Hệ thống sông ngòi, kênh mương có chiều dài ³ 3cm trên bản đồ đều thể hiện. Các hồ ao có diện tích ³ 9mm2 trên bản đồ đều thể hiện.
. Hệ thống giao thông:
Trên bản đồ thể hiện các cấp đường giao thông từ đường đất lớn trở lên. Đối với khu vực giao thông kém phát triển đường đất nhỏ, đường liên xã thể hiện có chọn lọc còn đối với khu vực miền núi biểu thị cả đường mòn chính.
. Địa hình:
Thể hiện được dáng đặc trưng của địa hình bằng đường bình độ với khoảng cao đều 10m, 20m hoặc 40m tuỳ theo khu vực và tỷ lệ bản đồ và một số điểm ghi chú độ cao đặc trưng.
. Địa vật độc lập và điểm dân cư:
Thể hiện các địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng trong khu vực như: Nhà thờ, đình chùa, đập nước... và đường khoanh bao khu vực dân cư, tên gọi của chúng.
1.11.3. Nội dung bản đồ nền cấp tỉnh:
. Địa giới hành chính:
Thể hiện toàn bộ đường địa giới hành chính các cấp theo tài liệu bản đồ 364.
Hệ thống thuỷ văn:
Thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương có chiều dài ³ 5cm và hồ ao có diện tích ³ 9mm2 theo tỷ lệ bản đồ và ghi chú tên gọi nếu có.
Hệ thống giao thông:
Trên bản đồ thể hiện mạng lưới đường giao thông từ cấp đường liên huyện, đường đất lớn trở lên và các công trình phụ thuộc kèm theo như: Cầu, phà... Đối với các tỉnh giao thông kém phát triển, các tỉnh miền núi biểu thị đường đất nhỏ, đường mòn chính trong khu vực.
Địa hình:
Địa hình trong khu vực thể hiện bằng đường bình độ với khoảng cao đều 20m, 40m hoặc 100m tuỳ theo khu vực và tỷ lệ bản đồ và một số điểm ghi chú độ cao đặc trưng. Đối với khu vực đồng bằng có thể sử dụng khoảng cao đều đường bình độ 5m, 10m và một số điểm ghi chú độ cao để thể hiện địa hình.
Điểm dân cư, địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng: Đình, chùa, nhà thời lớn... và khoanh bao các khu dân cư chính, tên gọi của khu dân cư chính.
1.11.4. Bản đồ nền các vùng kinh tế và toàn quốc:
Sử dụng bản đồ nền tỷ lệ 1/250.000 và 1/1.000.000 do Tổng cục Địa chính đã biên tập và phát hành (ở dạng số) thống nhất cho toàn quốc.
1.12. Ký hiệu của bản đồ nền:
- Sử dụng phần ký hiệu các yếu tố nét của bản đồ hiện trạng trong tập ký hiệu bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất (tạm thời) do TCĐC ban hành tại Quyết định số 407-QĐ/ĐC ngày 7/6/1995 (sau đây gọi tắt là tập ký hiệu 407) để thể hiện các yếu tố nội dung nền (chỉ sử dụng phần ký hiệu nét và ghi chú cho các yếu tố nét).
Riêng bản đồ tỷ lệ 1/250.000 và 1/1.000.000 theo quy định của bản đồ đã phát hành (ở dạng số) của Tổng cục Địa chính.
- Mẫu của bản đồ nền: Màu của các yếu tố nội dung bản đồ nền được trình bày theo quy định của tập ký hiệu 407. Màu các yếu tố nội dung của bản đồ nền có thể từ 1-3 màu (nâu, đen, lơ). Nếu lập bản đồ nền bằng sao, nhân bản nên dùng tông màu nhạt để có thể vẽ lại các yếu tố nội dung nền theo quy định của tập ký hiệu 407.
- Ghi chú bằng chữ, số trên bản đồ: Theo quy định tương ứng trong tập ký hiệu 407.
- Khung bản đồ: Sử dụng khung trong của mẫu khung trong tập ký hiệu 407. Đối với những mảnh ở ngoài rìa của đơn vị hành chính, ở cạnh khung phía ngoài của đơn vị hành chính cần có khung ngoài, cách khung trong 10mm. Khung ngoài có thể là một nét đậm hoặc tạo hoa văn trang trí hợp lý với độ rộng không dưới 6mm (khung ngoài chỉ thể hiện ở các cạnh khung để khi dán các mảnh bản đồ với nhau tạo thành khung chung của cả tờ bản đồ theo đơn vị hành chính).
Trong quá trình lập bản đồ nền ngoài những quy định nêu trên được vận dụng, sử dụng những quy phạm, quy trình, ký hiệu bản đồ và các quy định kỹ thuật khác về thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính hoặc bản đồ chuyên đề khác do TCĐC ban hành nhưng trong một đơn vị hành chính phải đảm bảo sự thống nhất vận dụng ký hiệu để thể hiện nội dung bản đồ nền.
Trong phạm vi tờ bản đồ, ngoài danh giới lãnh thổ phải tìm một chỗ trống thích hợp bên trong khung (nên chọn góc Đông Nam hoặc Tây Nam) để bố trí bảng chú giải, giải thích các ký hiệu nền và dành diện tích để bố trí giải thích ký hiệu nội dung bản đồ.
1.13. Tên của bản đồ:
Bao gồm đầy đủ tên theo đơn vị hành chính các cấp tỉnh - huyện - xã. Tên bản đồ ghi ở phía trên khung ngoài cạnh phía Bắc của các mảnh bản đồ. Kiểu chữ và bố trí chữ cân đối với kích thước bản đồ khi dán, ghép thành một tờ (cho mỗi đơn vị hành chính).
1.14. Ghi chú trên khung và ngoài khung bản đồ:
- Không nhất thiết phải ghi toạ độ địa lý.
- Trên khung trong đánh dấu lưới km cách nhau 10cm ứng với chẵn 200m, 500m, 1000m, 2.500m, 5.000m và 10.000m cho bản đồ tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000 và 1/100.000 tương ứng bằng dấu gạch ngang (vuông góc với cạnh khung) dài 5mm, đậm 0,2mm và ghi trị giá của chúng.
- Sơ đồ bảng chắp: Bố trí trên góc Đông bắc phía ngoài khung để tiện cho chắp ghép. Riêng đối với các mảnh phía Bắc trên cùng thì sơ đồ này làm ở góc Đông nam của tờ bản đồ.
- Số hiệu của từng mảnh bản đồ: Đánh từ 1 đến hết, từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Bố trí ở ngoài khung, ở chỗ thuận tiện để khi ghép dán được che khuất.
Tỷ lệ bản đồ: Ghi ở phía Bắc hoặc phía Nam sao cho cân đối với tờ bản đồ khi dán, ghép.
- Tên cơ quan thành lập và năm thành lập: Ghi ở phía dưới góc Đông nam của mảnh ở góc Đông nam cuối cùng.
1.15. Để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, mỗi cấp đơn vị hành chính cần tối thiều 3 bộ bản đồ nền:
- 01 bộ bản đồ nền ban đầu (bộ dùng để tác nghiệp) cần có địa giới hành chính theo quy định của Nhà nước, do đó cho phép photocopy (tỷ lệ 1:1, phóng, thu) trực tiếp hoặc chuyển vẽ địa giới hành chính từ bộ bản đồ 364 lên bản đồ dùng làm nền.
- Hai bộ bản đồ nền để thể hiện hiện trạng sử dụng đất theo kết quả kiểm kê (01 bộ lưu, 01 bộ nộp lên cấp trên; bộ gửi lên cấp trên của Sở Địa chính là gửi TCĐC, thông qua Viện Điều tra quy hoạch đất đai trực thuộc Tổng cục).
- Hai bộ bản đồ nền này có thể là bản đồ địa hình (mầu hoặc mộc), bản sao của bộ bản đồ 364... (theo quy định tại mục 1.5) nếu đáp ứng được yêu cầu của bản đồ nền theo các quy định ở văn bản này.
Trong trường hợp các loại bản đồ nêu trên không có sẵn thì được biên tập, biên vẽ, can vẽ lại từ bộ bản đồ nền ban đầu theo quy định nội dung ở mục 1.11 nêu trên.
2. Phương pháp thành lập bản đồ nền:
2.1. Sử dụng trực tiếp bản đồ địa hình, bản đồ mộc của bản đồ địa hình, bản đồ địa chính hoặc các bản sao (một hay nhiều mầu) của các loại bản đồ này, bản sao của bản đồ địa giới hành chính (bản đồ 364).
Đối với các đơn vị hành chính có sẵn loại bản đồ nêu trên được sử dụng trực tiếp bản đồ xuất bản hoặc bản sao (kể cả photocopy 1:1 nếu chúng có tỷ lệ phù hợp) của chúng để làm bản đồ nền.
2.2. Quét và biên tập bản đồ nền từ các tư liệu bản đồ:
Có thể biên tập sơ bộ rồi quét các loại bản đồ hiện có, véc tơ hoá các yếu tố nội dung theo quy định ở mục 1 nêu trên để thành lập bản đồ nền. Bản đồ nền có thể in ra ở dạng nguyên tỷ lệ, thu hoặc phóng và in ở một đến 3 màu.
Phương pháp này đòi hỏi các phần mền phù hợp, người thực hiện có trình độ kỹ thuật và có thiết bị.
2.3. Chụp lại nhân bản:
Có thể chụp lại các bản đồ (chụp 1:1, thu hoặc phóng) và nhân bản bằng các phương pháp như phơi lam, in ozalid... trước khi chụp lại cần phải tô lại những yếu tố mà xét thấy không có khả năng chụp được.
Phương pháp này đòi hỏi phải có trang thiết bị các máy chụp, phiên, phơi bản và có trình độ xử lý hoá ảnh.
2.4. Sao bản bằng phương pháp photocopy:
Được phép sao bản các loại bản đồ hiện có bằng phương pháp photocopy khổ lớn. Khi sao bản phải ghép, dán phân mảnh mới, phù hợp với hình thể đơn vị hành chính và khuôn khổ cho phép photocopy, có thể biên tập nội dung theo yêu cầu quy định và sao bản ở tỷ lệ mong muốn (tỷ lệ 1:1, thu, phóng).
Do ảnh hưởng của nhiệt độ và co dãn giấy cũng như do ảnh hưởng của việc thu phóng bằng phương pháp photocopy... tỷ lệ bản đồ nền lập được (bản photocopy) cần phải xác định theo bản gốc đã dùng để photocopy. Tỷ lệ này lấy chẵn đến 100 và ghi trên bản đồ nền. Thí dụ: 1/9.500, 1/9.600, 1/10.500... Mục đích xác định tỷ lệ là tạo cơ sở thuận tiện cho quá trình chuyển vẽ, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau này:
2.5. Quét và in ở dạng RASTER:
Có thể quét các loại bản đồ địa hình, bản đồ 364 và in lại (tỷ lệ 1:1, thu hoặc phóng) ở dạng RASTER từ các máy in chuyên dụng. Khi in lại phải cắt, ghép lại theo phân mảnh mới phù hợp với hình thể các đơn vị hành chính và khuôn khổ in cho phép của máy in.
2.6. Biên tập, biên vẽ bản đồ nền:
Được phép dùng bản nhựa trong, Diamat, giấy can hoặc bản giấy đặt trên bản đồ tài liệu, can vẽ, biên tập bản đồ nền từ tài liệu gốc theo quy định của nội dung bản đồ nền (nếu dùng bản giấy thì phải dùng bàn kính). Có thể photocopy chính xác bản gốc tài liệu lên giấy rồi sau đó dùng bút xoá bôi bỏ những yếu tố không cần thiết, dùng bút mực tu chỉnh lại đường nét, nội dung để làm nền phục vụ nhân bản.
Trên cơ sở bản can này, áp dụng một trong các phương pháp nêu trên (từ 2.1 - 2.5) để nhân bản làm bản đồ nền. Thuận tiện nhất vẫn là áp dụng phương pháp photocopy (1:1, thu hoặc phóng).
Phương pháp này là phương pháp thông dụng và phổ biến nhất hiện nay, có thể áp dụng ở mọi địa phương.
Trong trường hợp bản đồ tài liệu đã có ở dạng số thì biên tập nội dung bản đồ nền ở dạng số. Bản đồ nền số có thể in ra giấy để làm bản tác nghiệp.
2.7. Các bản đồ nền thành lập bằng các phương pháp quy định ở 2.1 đến 2.6 khi nhân bản nên dùng tông màu nhạt để sau khi chuyển nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền có thể dùng các mực mầu vẽ lại các yêu tố nền đúng theo quy định của ký hiệu hiện hành của Tổng cục Địa chính.
3. Hướng dẫn thành lập bản đồ nền phục vụ kiểm kê đất năm 2000
3.1. Phân mảnh bản đồ:
Theo quy định ở mục 1.9 nêu trên, tuỳ thuộc vào quy mô diện tích tự nhiên, hình dáng của đơn vị hành chính và tỷ lệ bản đồ nền, đối với cấp xã, huyện nên giới hạn ở 2 hoặc 3 mảnh còn đối với cấp tỉnh nên giới hạn ở 4 - 6 mảnh (kích thước mỗi mảnh khoảng khổ tờ giấy Ao)
3.2. Tỉ lệ bản đồ nền:
Tuỳ thuộc vào qui mô diện tích tự nhiên, quy mô hiện trạng các loại đất phải thể hiện trên bản đồ HTSDĐ định hướng chọn tỷ lệ bản đồ nền như sau::
Cấp xã:
Tỉ lệ 1/2000 nếu diện tích tự nhiên dưới 300 ha
Tỉ lệ 1/5000 nếu diện tích tự nhiên khoảng 300 á 2000 ha
Tỉ lệ 1/10000 nếu diện tích tự nhiên khoảng 2000 á10000 ha
Tỉ lệ 1/25000 nếu diện tích tự nhiên trên 10000 ha
Cấp huyện:
Tỉ lệ 1/10000 nếu diện tích tự nhiên dưới 10000 ha
Tỉ lệ 1/25000 nếu diện tích tự nhiên khoảng 10000 á 55000 ha
Tỉ lệ 1/50000 nếu diện tích tự nhiên trên 55000 ha
Cấp tỉnh:
Tỉ lệ 1/25000 nếu diện tích tự nhiên dưới 130000 ha
Tỉ lệ 1/50000 nếu diện tích tự nhiên khoảng 130000 á 500000 ha
Tỉ lệ 1/100000 nếu diện tích tự nhiên trên 500000 ha
Khi chọn tỷ lệ bản đồ nền nếu giữa quy định ở mục 1.9 và mục 3.2 này có mâu thuẫn với nhau thì chọn theo hướng dẫn ở mục 3.2 này. Trong trường hợp phải phóng bản đồ để lập bản đồ nền thì hướng chọn tỷ lệ bản đồ nền phải phù hợp với quy định ở mục 3.3.6 dưới đây.
3.3. Tài liệu sử dụng để lập bản đồ nền.
3.3.1. Tài liệu chính để thành lập bản đồ nền phục vụ kiểm kê đất năm 2000 là:
- Bản đồ nền, trên đó có thể hiện ĐGHC theo tài liệu, bản đồ 364 đã có sẵn ở địa phương.
- Bản đồ ĐGHC 364 đã được số hoá thông qua kế hoạch của Ban TCCBCP hoặc kế hoạch của địa phương.
- Bản đồ ĐGHC 364.
3.3.2. Các tài liệu quy định ở mục 1.5 nêu trên.
3.3.3. Những bản đồ nền đã được sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ năm 1995 trở lại đây nếu đáp ứng được những quy định về bản đồ nền ở các mục nêu trên được sử dụng làm nền ban đầu phục vụ kiểm kê đất năm 2000.
3.3.4. Những bản đồ HTSDĐ được thành lập từ năm 1995 trở lại đây nếu có nền đáp ứng được những quy định về bản đồ nền ở các mục trên đều được sử dụng để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung làm nền ban đầu phục vụ kiểm kê đất năm 2000.
3.3.5. Đối với các đơn vị hành chính đã có bản đồ địa hình (kẻ cả bản đồ mộc), bản đồ chuyên ngành đáp ứng được các yêu cầu làm bản đồ nền, có tỷ lệ phù hợp với tỷ lệ bản đồ nền thì sử dụng trực tiếp (hoặc phôtocopy 1:1, quét in ở dạng RASTER 1:1) các loại bản đồ này làm nền.
3.3.6. Đối với các đơn vị hành chính cấp xã, huyện chỉ có bản đồ địa hình hoặc bản đồ chuyên ngành đã được TCĐC thẩm định chất lượng ở tỷ lệ 1/10000, 1/25000, 1/50000 nhưng yêu cầu tỷ lệ bản đồ nền lớn hơn thì được phóng về tỷ lệ yêu cầu theo quy định sau:
1/5000 phóng đến 1/ 000
1/1 000 phóng đến 1/ 5000
1/25000 phóng đến 1/10000 và 1/ 5000
1/50000 phóng đến 1/25000 và 1/10 000
3.3.7. Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh: Do toàn quốc đã có bản đồ 1/50000 (tính cả loại bản đồ hiện chỉnh từ bản đồ UTM), các tỉnh vùng đồng bằng đã có 1/25000 hoặc 1/10000, một số tỉnh, khu vực Tây Nguyên, trung du Bắc bộ đã có bản đồ chuyên ngành lâm nghiệp ở tỷ lệ 1/10000 và Tổng cục đã biên vẽ về 1/25000, 1/50000, một số tỉnh đã có bản đồ nền tỷ lệ 1/100000 thành lập trước năm 1982, nhiều tỉnh đã có bản đồ nền phù hợp với quy định ở văn bản này nên sẽ sử dụng trực tiếp các loại bản đồ này làm nền hoặc photocopy 1:1, quét, in lại từ máy tính nếu đã hết cơ số sử dụng.
Thuận tiện và kinh tế hơn cả vẫn là dùng ngay bộ bản đồ 364 sao 1:1 để tạo nền ban đầu cho bộ nền cấp tỉnh.
3.4. Phương pháp thành lập bản đồ nền.
Sử dụng các phương pháp quy định ở mục nêu trên (xem mục 2) nhưng phương pháp chính là:
- Đối với các đơn vị hành chính đã có số liệu bản đồ 364 số hoá: biên tập, ghép mảnh bản đồ nền (theo khổ giấy kiểu Ao) theo đơn vị hành chính và in (tỷ lệ 1/1, thu hoặc phóng) về tỷ lệ cần thiết trên giấy loại từ 100 g/m2 trở lên.
- Đối với các đơn vị hành chính chưa có số liệu bản đồ 364 số hoá: photocopy từ bộ bản đồ 364 (tỷ lệ 1/1, thu hoặc phóng), ghép thành mảnh bản đồ nền (khổ giấy kiểu Ao) theo đơn vị hành chính và potocopy lại bản đồ ghép dán này thành bộ bản đồ nền ban đầu.
Trường hợp lập bản đồ nền ban đầu bằng phương pháp potocopy (tỷ lệ 1:1, phóng, thu) phải xác định tỷ lệ bản đồ nền theo quy định ở 2.4. nêu trên.
3.5. Thể hiện yếu tố địa giới hành chính trên bộ bản đồ nền ban đầu (bản đồ dùng để tác nghiệp):
- Trường hợp do hết cơ số bản đồ đã phát hành và phải in, sao lại 1:1, trường hợp sử dụng bản đồ chuyên ngành, bản đồ địa hình để phóng về tỷ lệ bản đồ nền mà những loại bản đồ này cùng tỷ lệ với bộ bản đồ 364 thì bắt buộc phải dùng bản đồ 364 làm gốc để sao bản (cùng tỷ lệ hoặc phóng). (Vì như vậy sẽ không phải chuyển vẽ địa giới hành chính từ bộ bản đồ 364).
- Trường hợp sử dụng bản đồ nền ban đầu theo quy định ở 3.3 thì phải chuyển vẽ đường ĐGHC theo tài liệu, bản đồ 364 nếu trên bản đồ chưa có yếu tố ĐGHC theo quy định mới nhất của Nhà nước.
Trên bộ bản đồ nền ban đầu của các đơn vị hành chính các cấp đều phải thể hiện ĐGHC theo tài liệu, bản đồ 364.
3.6. Tu chỉnh bản đồ nền ban đầu (bản đồ dùng để tác nghiệp):
- Khung bản đồ: Không nhất thiết phải biểu thị cả khung ngoài.
- Tại các chỗ ghép nối, dùng bút xoá bôi bỏ độ lệch, tô lại theo quy định của xử lý tiếp biên bản đồ địa hình thông thường (hạn sai theo quy định ở văn bản này). Phải tô, rạm lại những yếu tố bị mờ do chất lượng photocopy kém gây ra (nếu có). Thông thường việc làm này thực hiện ngay ở khâu ghép, dán các mảnh photocopy thành bản đồ nền trước khi photocopy lại tờ gốc ghép dán này.
- Các yếu tố khác có thể giữ nguyên bản như bản photocopy.
Ngoài quy định ở mục 3.6 này, các quy định khác phải tuân theo các quy định nêu ở các phần trên.
3.7. Thành lập 2 bộ nền để thể hiện HTSD đất năm 2000:
- Trường hợp bản đồ nền là loại bản đồ nền đã có sẵn ở địa phương hoặc là loại đã được in theo số liệu số hoá bản đồ 364 thì sử dụng ngay các loại nền đó hoặc photocopy tỷ lệ 1/1 để làm bản đồ nền.
- Trường hợp sử dụng trực tiếp hay bản sao 1/1 bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ 364 thì sử dụng ngay loại đó hoặc photocopy 1/1 để làm bản đồ nền.
- Trường hợp bản đồ nền ban đầu là loại photocopy hay ở dạng RASTER thu hoặc phóng thì được ghép can lại trên DIAMAT, trên giấy can, hoặc trên nền giấy loại từ 100 g/m2 để làm cơ sở photocopy lại (hoặc nhân bản bằng các phương pháp thông thưởng khác) thành bản đồ nền.
Hai bộ bản đồ nền chính thức này tu chỉnh theo quy định nội dung ở mục 1 nêu trên.
4. Kiểm tra, nghiệm thu bản đồ nền, bản đồ nền ban đầu.
Căn cứ vào yêu cầu nội dung bản đồ, độ chính xác thể hiện nội dung và quy chế quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ của Tổng cục Địa chính đã ban hành, bản đồ nền ban đầu bản đồ nền sau khi được thành lập phải được kiểm tra, nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu và chịu trách nhiệm về chất lượng, khối lượng, thời gian giao nộp sản phẩm. Tổng cục Địa chính tổ chức (hoặc uỷ quyền tổ chức) thẩm định, chính xác chất lượng, khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
5. Tổng hợp báo cáo.
Sau khi kết thúc công tác thành lập bản đồ nền ban đầu, bản đồ nền chủ đầu tư và Sở Địa chính, Sở Địa chính - nhà đất phải báo cáo về Tổng cục cụ thể tên từng đơn vị hành chính, tỷ lệ bản đồ, số tờ bản đồ, tài liệu dùng để thành lập bộ bản đồ nền theo bảng sau:
NO | Tên đơn vị hành chính | Tỷ lệ bản đồ nền | Số tờ bản đồ của 1 bộ nền | Tài liệu dùng để lập bản đồ nền | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc yêu cầu phản ánh kịp thời về Tổng cục (qua Vụ Đo đạc Bản đồ) để giải quyết.
GIẢI THÍCH NỘI DUNG CÁC BIỂU THỐNG KÊ CƠ BẢN
Hệ thống mẫu biểu thống kê diện tích đất đai sử dụng để thu thập, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2000 theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm có:
- Biểu 01 - TK: Thống kê diện tích đất đai
- Biểu 02 - TK: Thống kê diện tích đất nông nghiệp
- Biểu 03 - TK: Thống kê diện tích đất chuyên dùng
- Biểu 04 - TK: Thống kê diện tích đất chưa sử dụng
Những chỉ tiêu đã ghi trong các mẫu biểu này là bắt buộc và tối thiểu áp dụng chung đối với các cấp. Các tỉnh, thành phố cần có số liệu chi tiết hơn thì có thể bổ sung những chỉ tiêu chi tiết cụ thể khác theo yêu cầu của địa phương, nhưng báo cáo về Tổng cục nhất thiết phải theo biểu này.
Diện tích các chỉ tiêu loại đất trong các biểu này được thống kê theo hiện trạng sử dụng, không thống kê theo quy hoạch. Nếu đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì xác định loại đất theo mục đích sử dụng chính, không thống kê một diện tích vào hai chỉ tiêu loại đất trong một biểu.
MẪU 01- TK: BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI
Biểu thống kê diện tích đất đai mẫu số 01- TK (gọi tắt là Biểu 01- KT) được dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai trong phạm vi địa giới của từng đơn vị hành chính các cấp. Biểu 01 -TK còn được dùng để thống kê riêng đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị trong các đơn vị hành chính.
Nếu thống kê đất khu dân cư nông thôn sẽ được ghi thêm dưới tên biểu dòng chữ: "Khu dân cư nông thôn". Đất khu dân cư nông thôn là đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt ở nông thôn (thuộc phạm vi các xã).
Quy ước thống kê đất khu dân cư nông thôn gồm các loại đất nằm trong điểm dân cư nông thôn đã thực tế hình thành từ trước tới nay, kể cả các nhà ở riêng lẻ. Phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn để thống kê lấy theo ranh giới khuôn viên thổ cư của các hộ nằm sát mép ngoài của khu dân cư đó. Các cấp huyện, tỉnh tổng hợp biểu đất khu dân cư nông thôn từ các biểu đất khu dân cư nông thôn cấp xã lên.
Nếu thống kê riêng đất đô thị sẽ ghi thêm dưới tên biểu dòng chữ: "Đất đô thị".
Đất đô thị là đất nội thành phố, nội thị xã, thị trấn được sử dụng để xây nhà ở, Trụ sở các cơ quan tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và các mục đích khác.
Quy ước thống kê đất đô thị là toàn bộ diện tích các loại đất nằm trong địa giới hành chính của các phưoừng, thị trấn đã được nhà nước chính thức ký quyết định thành lập. Các cấp huyện, tỉnh tổng hợp biểu đất đô thị từ biểu 01-TK của các thị trấn, phường trong đơn vị mình.
NỘI DUNG THỐNG KÊ BIỂU 01 - TK NHƯ SAU:
Tổng diện tích: Bao gồm toàn bộ diện tích các loại đất, kể cả đất liền và hải đảo thuộc địa giới hành chính đơn vị thống kê. Nếu biểu thống kê riêng đất khu dân cư nông thôn, thì chỉ tiêu này thống kê toàn bộ diện tích các loại đất nằm trong khu dân cư của các xã; Nếu biểu thống kê riêng đất đô thị, thì chỉ tiêu này thống kê toàn bộ diện tích các loại đất nằm trong địa giới các phường, thị trấn.
Toàn bộ các loại đất được thống kê theo hiện trạng sử dụng và chia thành 5 loại chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng như sau:
I. Đất nông nghiệp Thống kê diện tích đất đang sử dụng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp như trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đất cỏ dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
1. Đất trồng cây hàng năm.
Thống kê diện tích đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm (kể cả đất trồng cây hàng năm bị bỏ hoá chưa quá 3 năm).
Đối với đất trồng các cây cói, mía, sả, gai, dâu tằm quy ước thống kê ở đất trồng cây hàng năm.
1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu:
Thống kê diện tích ruộng, kể cả ruộng bậc thang gieo cấy 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ lúa, lúa màu và đất chuyên mạ trong năm.
Đất trồng lúa kết hợp nuôi thả tôm, cá vẫn thống kê vào chỉ tiêu này.
1.2. Đất nương rẫy:
Thống kê diện tích đất đồi núi gieo trồng lúa nương và các cây hàng năm khác.
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác:
Thống kê diện tích đất bãi, đất bằng chuyên trồng các loại rau, màu lương thực (ngô, khoai, sắn...), cây công nghiệp hàng năm (bông gai, lạc, cói...) và các cây hàng năm khác (trừ lúa).
2. Đất vườn tạp
Thống kê diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.
3. Đất trồng cây lâu năm
Thống kê diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm khác kể cả trong và ngoài khu dân cư, có thời gian sinh trưởng trên 1 năm mới được thu hoạch sản phẩm và đất vườn ươm cây giống nông nghiệp lâu năm. Tạm quy ước đất trồng chuối, dứa (thơm), nho, thanh long cũng thống kê ở chỉ tiêu này.
Chú ý: Không thống kê cây trồng lẻ tẻ theo cách đếm cây quy ra diện tích, cây trồng dọc ven theo 2 bờ đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi vì diện tích này được thống kê ở đất giao thông, thuỷ lợi.
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Thống kê diện tích các loại đất chuyên trồng cỏ; đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được xây dựng cải tạo và đang sử dụng để chăn nuôi gia súc.
Chú ý: Nơi có đất cỏ tự nhiên chưa được cải tạo chỉ chăn thả gia súc tự do, lẻ tẻ thì không thống kê ở chỉ tiêu này mà thống kê vào đất chưa sử dụng.
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Thống kê diện tích ao, hồ, đầm, phá, sông cụt, thùng đào... đã được đưa vào sử dụng để chuyên nuôi tôm, cá và nuôi trồng các loại thuỷ sản khác.
Chú ý: Diện tích các hồ thuỷ lợi. thuỷ điện nếu kết hợp nuôi tôm cá cũng không thống kê ở đây mà thống kê vào đất thuỷ lợi, mặt nước chuyên dùng.
II. Đất lâm nghiệp có rừng
Thống kê diện tích đất có rừng đang dùng chủ yếu vào sản xuất hoặc nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp gồm: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất ươm cây giống lâm nghiệp.
1. Đất có rừng tự nhiên
Thống kê diện tích đất có rừng tự nhiên đạt 1 hoặc 2 tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định như sau:
- Rừng có trữ lượng gỗ bình quân từ 25 m3 trên 1 ha trở lên.
- Rừng có độ tán che ³ 0,3 (tổng diện tích tán cây ³ 30% diện tích đất có rừng đó).
1.1. Đất có rừng sản xuất
Thống kê diện tích đất có rừng tự nhiên đang được khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo và sản xuất kinh doanh khai thác.
1.2. Đất có rừng phòng hộ
Thống kê diện tích đất có rừng tự nhiên dùng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển...
1.3. Đất có rừng đặc dụng
Thống kê diện tích đất có rừng tự nhiên dùng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm khoa học; rừng bảo tồn thiên nhiên; vườn rừng quốc gia; rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh... đã quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất có rừng trồng
Thống kê diện tích đất đã trồng rừng kể cả diện tích đã thành rừng và mới trồng.
Đất có rừng trồng cũng được thống kê theo từng loại: đất có rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tương tự như đối với rừng tự nhiên.
3. Đất ươm cây giống lâm nghiệp
Thống kê diện tích đất dùng làm vườn ươm các loại cây giống lâm nghiệp.
III. ĐẤT CHUYÊN DÙNG
Thống kê diện tích đất đang được sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở.
1. Đất xây dựng
Thống kê diện tích đất đang dùng làm địa bàn để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, dịch vụ, trụ sở các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, tôn giáo, các nhà ga, bến cảng, sân bay...
2. Đất giao thông
Thống kê diện tích đất làm các loại đường sắt, đường bộ kể cả đường giao thông trong khu dân cư và đường giao thông trên đồng ruộng.
3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
Thống kê diện tích đê đập; kênh mương dẫn nước tưới tiêu; hồ chứa nước nhân tạo phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện và đất có mặt nước chuyên dùng vào các mục đích không phải nông nghiệp.
Nếu kết hợp đê làm đường giao thông thì quy ước thống kê ở đất thuỷ lợi.
4. Đất di tích lịch sử văn hoá
Thống kê diện tích đất có các công trình xây dựng, mặt nước, khuôn viên thuộc các khu di tích lịch sử, văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng: Đình, chùa, đền, lăng, nhà thờ...
Diện tích đất có rừng thuộc các khu di tích lịch sử, văn hoá không thống kê vào loại đất này mà thống kê vào diện tích đất có rừng đặc dụng.
5. Đất quốc phòng an ninh
Thống kê diện tích đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:
- Đất sử dụng cho các đơn vị đóng quân
- Đất sử dụng làm các căn cứ không quân, hải quân và căn cứ quân sự khác.
- Đất sử dụng làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt.
- Đất sử dụng làm các ga, cảng quân sự.
- Đất sử dụng làm các công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng, quốc phòng kết hợp làm kinh tế. Không kể đất sản xuất nông - lâm nghiệp do các lực lượng vũ trang quản lý sử dụng.
- Đất sử dụng làm kho tàng của lực lượng vũ trang.
- Đất sử dụng làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí.
- Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang.
- Đất sử dụng vào việc xây dựng các công trình quốc phòng an ninh khác.
6. Đất khai thác khoáng sản
Thống kê diện tích đất có mỏ khoáng sản các loại đang được khai thác. Nếu khu đất đã được xác định là có mỏ khoáng sản nhưng thực té chưa tổ chức khai thác thì vẫn thống kê theo hiện trạng sử dụng.
7. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng
Thống kê diện tích đất đang có lò gạch, ngói, đồ gốm và diện tích đang khai thác đất làm nguyên vật liệu cho sản xuất gạch, ngói, đồ gốm. Các mỏ khai thác đá, cát, đất sét làm nguyên vật liệu xây dựng cũng thống kê chỉ tiêu này.
8. Đất làm muối
Thống kê diện tích đất sử dụng để sản xuất muối.
9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Thống kê diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ và nghĩa địa.
10. Đất chuyên dùng khác
Thống kê diện tích các loại đất chuyên dùng chưa kể ở 9 loại đất trên như đất dùng làm bãi thải công nghiệp, bãi để gỗ khai thác lâm nghiệp, bãi rác...
Các chỉ tiêu đất chuyên dùng còn được thống kê chi tiết ở biểu 03- TK.
IV. Đất ở là đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của các hộ gia đình và cá nhân.
4.1. Đất ở nông thôn
Thống kê diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể hoặc của hộ gia đình, cá nhân và các công trình như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, sân, chuồng chăn nuôi gia súc, nhà xưởng sản xuất tiểu thủ công hoặc dịch vụ gắn liền với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong các khu dân cư nông thôn và nhà ở riêng lẻ.
Đối với hộ sử dụng đất ở gắn liền với khuôn viên, để phù họp với chế độ quản lý từng loại đất và thuận tiện cho việc thống kê, nay quy ước thống kê đất ở nông thôn như sau:
- Đối với nơi đã đo đạc hoặc kê khai đăng ký, cấp GCN QSDĐ tách từng loại: đất ở, đất vườn... thì thống kê theo loại đất thực tế đã đo đạc hoặc đăng ký, cấp GCN QSDĐ.
- Đối với nơi mới chỉ đo bao theo khuôn viên của từng chủ, chưa đo hoặc kê khai tách từng loại đất chi tiết thì thống kê như sau:
+ Thửa đất có diện tích khuôn viên thổ cư bằng hoặc nhỏ hơn mức tiêu chuẩn đất ở quy định của địa phương thì mặc dù đất ở thực tế chỉ chiếm một phần, phần còn lại sử dụng vào việc khác cũng thống kê toàn bộ diện tích khuôn viên đó vào đất ở.
+ Thửa đất có diện tích khuôn viên thổ cư lớn hơn mức tiêu chuẩn đất ở quy định thì tính đất ở theo mức quy định của địa phương, phần còn lại thống kê vào đất vườn và các loại đất khác đang thực tế sử dụng; Trường hợp đất ở thực tế đang sử dụng lớn hơn mức tiêu chuẩn quy định của địa phương thì thống kê dất ở theo diện tích thực tế.
- Đối với các hộ có từ 2 thửa đất trở lên trong khu dân cư: Nếu thửa đất có nhà ở gắn liền với khuôn viên thì việc xác định diện tích đất ở trên mỗi thửa đất được xác định như đối với các hộ có một thửa đất.
Đối với các hộ sử dụng nhiều thửa đất trong khu dân cư, trong đó có một số thửa không có nhà ở, thì các thửa không có nhà ở thống kê theo hiện trạng sử dụng.
4.2. Đất ở đô thị
Thống kê diện tích đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên của hộ gia đình, cá nhân, các khu nhà tập thể của cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan , xí nghiệp, đơn vị quân đội... nằm trong phạm vi các phường và thị trấn.
Đối với các hộ sử dụng đất ở gắn liền với khuôn viên thì quy ước thống kê diện tích đất ở như sau:
- Đối với các khu vực thuộc nội thành, nội thị, thị trấn đã xây dựng theo quy hoạch hoặc đã hình thành ổn định từ nhiều năm trước thì thống kê toàn bộ diện tích nhà ở và khuôn viên (kể cả khuôn viên bao các biệt thự) vào chỉ tiêu đất ở đô thị.
- Đối với các khu vực thuộc phạm vi nội thành, nội thị, thị trấn nhưng đô thị chưa phát triển, hiện trạng sử dụng đất ở vẫn ở như các làng, xóm, ấp thì thống kê diện tích đất ở đô thị như quy định đối với đất ở nông thôn.
V. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá
Thống kê toàn bộ diện tích đất các loại chưa được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở.
Đất bằng chưa sử dụng
Thống kê diện tích đất có địa hành tương đối bằng phẳng (độ dốc <50), bãi bồi ven sông, ven biển, bãi cát, cồn cát từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên ba năm
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
Thống kê diện tích đất đồi núi có độ dốc >50 từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm, kể cả đất nương rẫy du canh hiện không sử dụng.
3. Đất có mặt nước chưa sử dụng
Thống kê diện tích các ao, hồ, đầm, phá, sông cụt, thùng đào, thùng đấu... từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bị bỏ hoang trên 3 năm trở lên.
4. Sông suối Thống kê diện tích các sông, suối tự nhiên trong địa giới hành chính.
5. Núi đá không có rừng cây
Thống kê diện tích núi đá không có rừng cây và không nằm trong phạm vi các mỏ khai thác đá. Đất chưa sử dụng khác.
6. Đất chưa sử dụng khác
Thống kê diện tích đất chưa sử dụng khác ngoài các chỉ tiêu đã nêu trên. Các chỉ tiêu đất chưa sử dụng còn được thống kê chi tiết trong biểu 04 -TK.
Nội dung các cột
Cột 1: Thống kê tổng diện tích các loại đất của các đối tượng sử dụng và đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng.
Cột 2: Thống kê tổng diện tích các loại đất nhà nước đã giao cho các đối tượng sử dụng và cho các đối tượng thuê sử dụng.
Cột 3: Thống kê diện tích đất các hộ gia đình và cá nhân được nhà nước trực tiếp giao sử dụng ổn định lâu dài. Không thống kê diện tích đất các hộ gia đình, cá nhân thuê sử dụng thuộc quỹ đất dành cho công ích xã, đất nhận khoán hoặc thuê lại của các tổ chức, cá nhân khác.
Cột 4: Thống kê diện tích các loại đất của các tổ chức kinh tế: các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp quốc phòng an ninh, tổ chức kinh tế tập thể về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ... sử dụng (kể cả diện tích đã giao khoán cho các hộ thành viên trong các nông, lâm trường, trạm trại).
Cột 5: Thống kê diện tích đất do các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài thuê sử dụng.
Cột 6: Thống kê diện tích các loại đất do UBND xã trực tiếp quản lý sử dụng như đất làm trụ sở UBND xã và các cơ quan, đoàn thể của xã; đất nông nghiệp dành cho công ích xã và đất nông nghiệp chưa giao được cho các hộ gia đình và cá nhân mà UBND xã vẫn chịu trách nhiệm tổ chức cho thuê sử dụng; đất sử dụng công cộng như thuỷ lợi, đường giao thông, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa do UBND xã kê khai đăng ký.
Cột 7: Thống kê diện tích các loại đất do các tổ chức khác sử dụng như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội (không kể cấp xã), tôn giáo, các đơn vị quốc phòng, an ninh... (trừ đất do các tổ chức này sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp hoặc kinh doanh, dịch vụ thống kê ở cột 4)
Cột 8: Thống kê diện tích đất nhà nước chưa giao cho một tổ chức, cá nhân nào sử dụng hoặc chưa cho một tổ chức, cá nhân nào thuê.
MẪU SỐ 02 - TK: BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Biểu thống kê diện tích đất nông nghiệp mẫu số 02 - TK (gọi tắt là biểu 02- TK) ngoài các chỉ tiêu chính đã giải thích ở biểu 01 - TK, còn có thêm một số chỉ tiêu chi tiết sau đây:
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu
1.1.1. Ruộng 3 vụ: Thống kê diện tích chân ruộng làm 3 vụ: ba vụ lúa, hai vụ lúa một vụ màu, một vụ lúa hai vụ màu trong một năm đã ổn định. Trường hợp có khó khăn đột xuất trong năm thống kê, chân ruộng ba vụ chỉ reo cấy được 1 đến hai vụ vẫn thống kê theo chân ruộng gốc 3 vụ.
1.1.2. Ruộng 2 vụ: Thống kê diện tích đất chân ruộng làm 2 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ lúa 1 vụ màu trong một năm đã ổn định, kể cả diện tích ruộng 2 vụ có kết hợp gieo mạ.
Trường hợp đặc biệt do thuận lợi đột xuất gieo cấy được 3 vụ hoặc do khó khăn đột xuất chỉ gieo cấy được 1 vụ trong năm thì vẫn thống kê theo chân ruộng gốc 2 vụ.
1.1.3. Ruộng 1 vụ: Thống kê diện tích chân ruộng chỉ gieo cấy 1 vụ chiêm hoặc một vụ mùa trong năm đã ổn định kể cả diện tích ruộng 1 vụ có kết hợp gieo mạ.
1.1.4. Đất chuyên mạ: Thống kê diện tích đất chuyên gieo mạ các vụ trong năm.
1.2. Đất nương rẫy
1.2.1. Nương trồng lúa : Thống kê diện tích đất gieo đất trồng lúa trên đất đồi núi.
1.2.2. Nương rẫy khác: Thống kê diện tích đất reo trồng các cây hàng năm (trừ lúa) trên đất đồi núi.
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác
1.3.1. Đất chuyên trồng rau: Thống kê diện tích đất chuyên trồng rau các loại.
1.3.2. Đất chuyên trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Thống kê diện tích chuyên trồng các loại màu lương thực (ngô, khoai, sắn) và các cây công nghiệp hàng năm (bông, gai, đay, dâu, tằm,... trừ cói). Đối với đất chủ yếu trồng màu, cây công nghiệp hàng năm có kết hợp gieo mạ cũng thống kê chỉ tiêu này.
1.3.3. Đất chuyên trồng cói, cỏ bàng: Thống kê diện tích đất chuyên trồng cói, cỏ bàng.
1.3.4. Đất trồng các cây hàng năm còn lại: Thống kê diện tích đất trồng các cây hàng năm chưa thống kê ở các chỉ tiêu trên (như đất trồng hoa, cây cảnh, cây thuốc ngắn ngày...).
2. Đất vườn tạp (như hướng dẫn ở biểu 01 - TK)
3. Đất trồng cây lâu năm
3.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
Thống kê diện tích đất chuyên trồng các loại cây lâu năm, sản phẩm thu hoạch chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến như cao su, chè, cà phê, dừa....
3.2. Đất trồng cây ăn quả
Thống kê diện tích đất chuyên trồng cây lâu năm như: cam, chanh, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dứa, (thơm), nho, thanh long...
3.3. Đất trồng cây lâu năm khác
Thống kê diện tích đất chuyên trồng cây nông nghiệp lâu năm chưa thống kê ở hai phần trên như cọ, cau, hồ tiêu...
3.4. Đất ươm cây giống
Thống kê diện tích đất chuyên gieo ươm các loại cây giống lâu năm: cây ăn quả, cây công nghiệp...
4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
4.1. Đất trồng cỏ
Thống kê diện tích đất trồng các loại cỏ để cắt làm thức ăn gia súc hoặc làm bãi chăn thả gia súc.
4.2. Đất cỏ tự nhiên cải tạo
Thống kê diện tích đất đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên được dọn sạch cây dại, lùm bụi, tạo mặt bằng sơ bộ phân thành từng lô để chăn thả gia súc.
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
5.1. Chuyên nuôi cá
Thống kê diện tích đất có mặt nước chuyên nuôi các loại cá hoặc nuôi cá là chính.
5.2. Chuyên nuôi tôm
Thống kê diện tích đất có mặt nước chuyên nuôi các loại tôm hoặc nuôi tôm là chính.
5.3. Nuôi trồng thuỷ sản khác
Thống kê diện tích đất có nặt nước nuôi trồng các thuỷ sản khác chưa thống kê ở các chỉ tiêu trên như: ếch, cá sấu, ba ba...
Chú ý: Diện tích nuôi thả tôm, cá... kết hợp trên đất trồng lúa, cói, rừng ngập mặn thì không thống kê ở đây mà vẫn thống kê vào các loại đất trồng lúa, cói, đất lâm nghiệp theo hiện trạng sử dụng.
MẪU SỐ 03 - TK: BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYÊN DÙNG
Biểu thống kê diện tích đất chuyên dùng mẫu số 03 - TK (gọi tắt là biểu 03-TK) ngoài các chỉ tiêu chính đã giải thích ở biểu 01 - TK còn có thêm 1 số chỉ tiêu chi tiết sau đây:
1. Đất xây dựng
1.1. Đất các công trình công nghiệp.
Thống kê diện tích đất xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp.
1.2. Đất các công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại
Thống kê diện tích đất xây dựng các trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến cảng, nhà ga xe lửa, bến xe ô tô, trạm biến thế điện trạm bơm nước, chuồng trại chăn nuôi gia súc và gia cầm và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác chưa thống kê ở trên...
1.3. Đất trụ sở cơ quan
Thống kê diện tích đất xây dựng trụ sở của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
1.4. Đất các cơ sở y tế
Thống kê diện tích đẫt xây dựng các bênh viện, Trung tâm y tế, phòng khám chữa bệnh, trạm xá của các địa phương.
1.5. Đất trường học
Thống kê diện tích đất xây dựng các trường thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo như: Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường phổ thông trung học, trường phổ thông cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu giáo, trường mầm non.
1.6. Đất các công trình thể dục thể thao
Thống kê diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao như: Sân vận động, sân bóng, bể bơi, bãi tập, nhà thi đấu...
1.7. Đất các công trình xây dựng khác
Thống kê diện tích đất xây dựng các công trình như: Công viên, lâm viên, quảng trường, đài kỷ niệm, nhà văn hoá, các chùa, nhà thờ, đền thờ, thánh thất...
2. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng
2.1. Kênh, mương
Thống kê diện tích đất xây dựng các kênh, mương dẫn nước để tưới hoặc tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của các khu dân cư.
2.2. Đê, đập
Thống kê diện tích đất xây dựng các đê sông, đê biển, các đập ngăn nước.
2.3. Mặt nước chuyên dùng khác
Thống kê diện tích đất xây dựng các hồ chứa nước phục vụ thuỷ lợi, thuỷ điện, các hồ nước trong phạm vi đô thị để cải tạo môi trường và cảnh quan, đất có mặt nước khác chuyên dùng vào các mục đích không phải nông nghiệp.
MẪU 04- TK: BIỂU THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
Chỉ tiêu các loại đất
Biểu thống kê diện tích đất chưa sử dụng mẫu số 04-TK (gọi tắt là biểu 04-TK) ngoài các chỉ tiêu chính đã giải thích ở biểu 01 - TK còn có thêm 1 số chỉ tiêu chi tiết sau đây:
1. Đất bằng chưa sử dụng
1.1. Đất cồn cát, bãi cát
Thống kê diện tích bãi cát, cồn cát dọc bờ biển, bờ sông từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
1.2. Đất bãi bồi ven sông, suối
Thống kê diện tích đất được bồi đắp bởi phù sa nằm ở ven các sông, suối từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
1.3. Đất bãi bồi ven biển
Thống kê diện tích đất được bồi đắp bởi phù xa nằm ở ven bờ biển từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
1.4. Đất bằng chưa sử dụng khác
Thống kê diện tích đất ruộng, gò, sình lầy, nhiễm phèn, nhiễm mặn và các loại đất bằng khác từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
2.1. Đất có cỏ, lau lách
Thống kê diện tích đất bao phủ bởi lớp thực bì gồm: cỏ tự nhiên, lau lách, chuối rừng từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
2.2. Đất có cỏ xen cây lùm bụi
Thống kê diện tích đất bao phủ bởi lớp thực bì gồm: cỏ tự nhiên, chuối rừng xen lẫn các cây lùm bụi, hoặc có một số ít cây thân gỗ mọc rải rác (< 1000 cây/ha) từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
2.3. Đất có cây lùm bụi xen cây thân gỗ rải rác
Thống kê diện tích đất có các cây lùm bụi xen lẫn cây thân gỗ (>1000 cây/ha) nhưng chưa đạt tiêu chuẩn đất có rừng, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
2.4. Đất sói mòn trơ sỏi đá
Thống kê diện tích đất đồi núi bị xói mòn trơ sỏi, đá, không có thực bì hoặc có không đáng kể, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
3. Đất có mặt nước chưa sử dụng
3.1. Ao, hồ, thùng đào thùng đấu
Thống kê diện tích các ao, hồ, thùng đào thùng đấu có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 5 ha, từ trước đến nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
3.2. Hồ, đầm, phá
Thống kê diện tích các hồ, đầm, phá, sông cụt... hình thành tự nhiên hoặc nhân tạo có diện tích lớn hơn 5 ha, từ trước tới nay chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng bỏ hoang trên 3 năm.
Nội dung các cột
Cột 1: Thống kê diện tích các loại đất chưa sử dụng.
Cột 2: Thống kê diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao hoặc cho thuê nhưng hiện nay vẫn còn bỏ hoang chưa đưa vào sử dụng.
Cột 3: Thống kê diện tích các loại đất chưa sử dụng mà các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bao chiếm, giữ phần.
Cột 4, 5, 6, 7, 8, 9: Thống kê diện tích các loại đất chưa sử dụng kể cả có chủ và chưa có chủ có khả năng trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng. Diện tích mỗi lô đất có khả năng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì chỉ thống kê vào một trong số các cột trên, theo mục đích đã được xác định trong quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.
| Trần Bạch Giang (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.