BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 995/BGTVT-CYT | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Bộ
Thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Công văn số 03/BCĐTUVSATTP ngày 29/01/2011 của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương về việc Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011; Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Giao thông vận tải phát động thực hiện tháng an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn Ngành với các mục tiêu và nội dung sau:
1. MỤC TIÊU:
- Kiên quyết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại công trường thi công, trong trường học, bếp ăn tập thể, các cơ sở kinh doanh suất ăn công nghiệp, bệnh viện.
- Tăng cường kiểm tra nhằm hạn chế tối đa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong ngành Giao thông vận tải.
- Toàn thể cán bộ, công chức viên chức, lao động ngành GTVT được phổ biến Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các bếp ăn tập thể và các cơ sở sản xuất suất ăn chế biến sẵn được hướng dẫn xây dựng cam kết “bếp ăn tập thể - bếp ăn an toàn – suất ăn vệ sinh” theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, được cung cấp kiến thức khoa học trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn.
- Nhân rộng mô hình bếp ăn tập thể điểm đảm bảo vệ sinh tại các đơn vị.
2. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
- Thời gian: Từ ngày 15/4/2011 đến 15/5/2011
- Phạm vi triển khai: Toàn ngành Giao thông vận tải.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG
3.1. Chủ đề tháng hành động.
“Sản xuất – Kinh doanh – Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm”
3.2. Khẩu hiệu:
- Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2011.
- Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là lợi ích của cả doanh nghiệp và cộng đồng.
- Vì sức khỏe và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.
- Hãy biết cách lựa chọn, chế biến và tiêu dùng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bạn.
- Lãnh đạo chính quyền các cấp, người đứng đầu tổ chức, cơ quan hãy nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không sử dụng phẩm màu độc hại và các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để hội nhập Quốc tế.
- Hiểu và thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm là trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng.
3.3. Truyền thông:
- Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân, kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vận chuyển, bảo quản thực phẩm.
Tập trung tuyên truyền Luật vệ sinh An toàn thực phẩm các Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Nghị định 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2005, Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định về hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.4. Công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong Ngành Giao thông vận tải về việc thực hiện các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm: Luật An toàn thực phẩm, Chỉ thị 06/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, Nghị định số 79/2008/NĐ-CP , các Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật khác về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
4.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp với tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tới cán bộ công chức viên chức và người lao động Ngành Giao thông vận tải, đặc biệt tại các công trường thi công, trên các phương tiện giao thông, nhà ga, cơ sở đào tạo.
4.2. Tên tất cả các trang website, các báo và tạp chí Ngành Giao thông vận tải tăng cường chuyển tải các thông tin đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.3. Cục Y tế giao thông vận tải
- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các nội dung hoạt động trong tháng phát động tại các đơn vị trong toàn Ngành Giao thông vận tải.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông Ngành Giao thông vận tải tăng cường công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai kịp thời các nội dung trên, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giao thông vận tải trước ngày 17 tháng 5 năm 2011 (qua Cục Y tế Giao thông vận tải – Địa chỉ 73 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.