BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 983/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: | Bộ Công Thương |
Theo tinh thần cuộc họp ngày 06/4/2011 của Đoàn Đàm phán Hiệp định Thương Mại Tự do (FTA) Việt Nam - Chi Lê, để thống nhất nội dung Chương SPS trong FTA nhằm tiến tới kết thúc đàm phán, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến như sau:
1) Tại phiên đàm phán lần thứ IV tại Santiago, từ 28 – 30/9/2009, hai bên đã thống nhất được phần lớn nội dung của chương SPS trong FTA Việt Nam – Chi Lê.
2) Một số vấn đề tồn tại và phương án xử lý như sau:
(i) Quy định thời gian cho việc tham vấn 30 ngày (Chi Lê) hay 60 ngày (Việt Nam) từ khi nhận được yêu cầu. Việt Nam đưa lý do 60 ngày là vì hai nước có hoàn cảnh địa lý xa cách, hơn nữa vấn đề thủ tục hành chính của Việt Nam chưa thật hoàn chỉnh nên cần có thời gian để xử lý. Ghi nhận điều này, trong thư gửi Đoàn Đàm phán Việt Nam ngay sau khi kết thúc phiên IV, phía Bạn không nhắc đến điểm này là vấn đề tồn tại của Chương SPS. Tuy nhiên, để có thể sớm kết thúc đàm phán, trong trường hợp phía Chi Lê vẫn không nhất trí thời hạn 60 ngày, chúng ta có thể sử dụng phương án như đã dự phòng trước phiên đàm phán lần thứ IV là 45 ngày.
(ii) Việc sử dụng kết quả của quá trình tham vấn kỹ thuật khi phải đưa sang áp dụng ở Chương giải quyết tranh chấp khi mà tham vấn không giải quyết được vấn đề nảy sinh. Phía Việt Nam đề nghị khi chuyển sang giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp thì vấn đề tham vấn kỹ thuật cũng nên làm lại từ đầu. Phía Chi Lê muốn tận dụng kết quả tham vấn kỹ thuật đã tiến hành áp dụng ngay vào việc giải quyết mà không cần làm lại với lý do: Nếu làm lại thì sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém thêm chi phí, mặt khác kết quả của quá trình tham vấn về kỹ thuật thường là giống nhau nên không có ý nghĩa. Phía Chi Lê rất quan tâm đến điều này cho nên trong thư gửi Đoàn Đàm phán Việt Nam sau khi kết thúc phiên IV, Bạn đã nhắc lại. Ghi nhận ý kiến này, phía Việt Nam đã xem xét và nhận thấy có thể chấp nhận theo như Chi Lê đề xuất.
Một số vấn đề khác như xác định tên gọi là Ủy ban hay Tiểu ban về SPS trong FTA. Thực chất đây không phải là vấn đề tồn tại của nhóm SPS mà tên gọi này hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc của FTA, phía Việt Nam chấp nhận tên gọi phù hợp với tên gọi chung của cơ quan thực thi Hiệp định này. Ngoài ra, một số vấn đề khác liên quan đến thuật ngữ, Việt Nam đồng ý như ý kiến Chi Lê đưa ra.
3) Về việc sử dụng các Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Chi Lê trên các lĩnh vực Bảo vệ thực vật và Thú y để làm phụ lục của Chương SPS, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy các văn bản nói trên được ký kết trong thời gian đã lâu, do vậy không nên đưa vào FTA này.
Trên đây là một số ý kiến giải quyết những vấn đề tồn tại của Chương về SPS trong FTA Việt Nam - Chi Lê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi tới Quý Bộ để tổng hợp và hoàn thiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.