BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 9749/BGDĐT-GDTH | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo, tập huấn về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 3, lớp 4 học tiếng Anh 4 tiết/ tuần năm học 2011-2012 cho giáo viên trực tiếp dạy thí điểm lớp 4 và giáo viên cốt cán lớp 3 của 63 tỉnh/ thành phố vào ngày 14-15/12/2011 (tại Hà Nội) và ngày 16-17/12/2011 tại TP. Hồ Chí Minh. Các giáo viên tham gia hội thảo tập huấn đã nắm vững và thực hành xây dựng đề kiểm tra học kỳ phù hợp các yêu cầu về mục tiêu, nội dung, theo định hướng của Bộ, theo chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học và hướng tới chuẩn châu Âu. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc triển khai kiểm tra học kỳ I môn tiếng Anh lớp 3, lớp 4 như sau:
I. Hình thức kiểm tra
Để đảm bảo yêu cầu về mục tiêu và nội dung của chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học ban hành theo Quyết định 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12/8/2010 và đánh giá chất lượng học sinh được chính xác, khách quan, toàn diện theo chuẩn thống nhất, các địa phương tổ chức kiểm tra kết quả học tập của học sinh lớp 3, lớp 4 bằng bài kiểm tra theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian 01 tiết, ưu tiên kiểm tra các kỹ năng Nghe và Nói trong đó phần Nghe chiếm 50 % về thời lượng, số câu hỏi và điểm số, phần Đọc 20 %, phần Viết chiếm 20 %, phần Nói 10%. Các câu hỏi phải có câu trả lời mẫu để học sinh không hiểu sai đề. Mỗi bài không quá 4 trang A4 (kể cả hình vẽ).
II. Cấu trúc bài kiểm tra
A. Phần Nghe có 4 câu hỏi:
1. Listen and match. ( 4 x 0, 25 đ/câu) ( Có thể thay bằng Listen and circle the picture)
2. Listen and number. ( 4 x 0, 25 đ/câu)
3. Listen and tick/ colour. ( 4 x 0,25 đ/câu)
4. Listen and complete. ( 4 x 0,25 đ/câu)
B. Phần Đọc có 2 câu hỏi
1. Look and read. Put a tick or a cross in the box as example ( 4 x 0,25 đ/câu)
2. Look and read. Write Yes or No as example ( 4 x 0,25 đ/câu)
C. Phần Viết có 2 câu hỏi
1. Look at the picture. Look at the letters. Write the words. ( 4 x 0,25 đ/câu)
2. Choose a word from the box and write it next to numbers from 1-4 ( 4 x 0,25 đ/câu)
(Có thể thay bằng phiếu học sinh tự viết các thông tin về bản thân, trường, lớp, gia đình, thời tiết, sở thích….)
D. Phần Nói gồm 2-3 vấn đề ( tùy trình độ học sinh mà giáo viên thiết kế phần Nói)
1. Interview : 0,25 đ
2. Point, ask and answer: 0,25 đ
3. Free talk: 0,5 đ
III. Định hướng nội dung và kỹ thuật kiểm tra
1. Nghe: Kiểm tra bằng máy theo các hình thức: dùng thiết bị nhận dạng và đánh giá ngữ âm (robot teacher), file mềm qua máy tính, hoặc bằng đĩa CD có ghi âm kịch bản bài nghe. Trong trường hợp không có điều kiện cho nghe qua máy thì giáo viên phải đọc kịch bản với giọng chuẩn theo thời gian quy định cho học sinh làm bài.
a. Yêu cầu về cấp độ trung bình: Học sinh nghe và xác định được những từ, cụm từ, câu, các lệnh hoặc yêu cầu quen thuộc đã được học trong chương trình hoặc được sử dụng thường xuyên trên lớp rồi nối các bức tranh với nhau thành câu mô tả người, đồ vật hoặc xác định hoạt động của mỗi nhân vật, đánh số thứ tự cho các câu, đánh dấu chọn nhân vật, đồ vật, địa điểm, hoạt động, sự kiện, nghề nghiệp, ngày lễ, ngày tháng, thời gian, môn học, trò chơi…
b. Yêu cầu về cấp độ khá giỏi: Học sinh nghe và xác định được những từ, cụm từ, con số, các lệnh hoặc yêu cầu quen thuộc đã được học trong chương trình hoặc được sử dụng thường xuyên trên lớp rồi viết lại từ đó để hoàn thành câu hoặc hội thoại.
2. Đọc
Yêu cầu:
+ Nhận biết các thông tin trong bài đọc hiểu và xác nhận chúng là đúng hay sai;
+ Thông hiểu các thông tin trong bài đọc hiểu và xác nhận chúng là đúng hay sai;
+ Chọn thông tin phù hợp với hình vẽ và ngữ cảnh……
3. Viết
+ Viết đúng theo trật tự những từ, cụm từ, câu quen thuộc thông qua hình ảnh gợi ý;
+ Chọn và điền thông tin đúng để hoàn thành câu hoặc đoạn văn;
+ Viết một tờ nhãn vở, bức thư, bưu thiếp, thiếp mời theo mẫu;
+ Viết câu đoạn văn theo mẫu với từ và tranh gợi ý;
+ Soạn tin nhắn có nội dung thông báo...
4. Nói
- Kiểm tra phản xạ ngôn ngữ của học sinh: nghe và trả lời, nghe và làm theo lệnh;
- Kiểm tra khả năng cung cấp thông tin;
- Kiểm tra ngữ âm của học sinh;
- Kiểm tra khả năng giao tiếp của học sinh;
- Kiểm tra khả năng tương tác của học sinh với thiết bị, môi trường, giáo viên, bè bạn.
IV. Hướng dẫn triển khai bài Nghe và Nói
Nội dung kiểm tra Nghe và Nói là nội dung mới chiếm trọng số lớn (60%) trong bài kiểm tra nên cần được tổ chức chặt chẽ để đánh giá được thuận lợi, khách quan và chính xác
Nghe: Phần nghe được làm trong 20 phút theo các bước sau:
1.Giáo viên phát bài làm cho học sinh. Cho các em 1-2 phút để xem trước toàn bộ tranh của phần Nghe, yêu cầu và nội dung câu hỏi của 4 câu nghe.
2. Giáo viên cho học sinh nghe toàn bộ 4 đoạn hội thoại một lần, giữa các câu có ngắt câu. Giữa các đoạn hội thoại đã được thiết kế một khoảng dừng 5 giây đủ để học sinh nhận biết thông tin, sau đó giáo viên cho nghe hướng dẫn câu hỏi tiếp theo.
3. Giáo viên cho học sinh nghe từng bài (question) hai lần, giữa các câu có ngắt câu. Giữa các câu hỏi đã được thiết kế 1 khoảng dừng 10 giây đủ để học sinh làm bài, sau đó giáo viên cho nghe hướng dẫn câu hỏi tiếp theo.
4. Sau khi nghe 2 lần trên, để 1-2 phút cho học sinh kiểm tra lại phần bài làm của mình và chuẩn bị chuyển sang phần Đọc Viết. Nếu phát bài Nghe trên tờ giấy riêng thì thu luôn bài nghe.
B. Nói: có 3 phương án kiểm tra nói
1. Nếu có điều kiện về thời gian, giáo viên xây dựng kịch bản nói theo hướng dẫn của Bộ và bố trí kiểm tra Nói vào một buổi khác
a. Phần interview: Hỏi theo chủ đề, chủ điểm bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp trên lớp, hoặc trên phòng lab, hoặc dùng robot teacher được lập trình để đưa ra 5 câu hỏi, mỗi câu cách nhau 3-5 giây để học sinh trả lời. (với HS khá giỏi, HS ở vùng phát triển và có điều kiện về thời gian có thể yêu cầu cao hơn).
b. Phần Point, ask and answer: dùng robot teacher đặt vào tranh tương tác để hỏi, ghi câu trả lời và cho điểm ngay hoặc phỏng vấn trực tiếp trên lớp bằng cách chỉ vào tranh, người, đồ vật để hỏi.
c. Phần Free talk: phỏng vấn trực tiếp trên lớp, hoặc dùng robot teacher được lập trình để đưa ra 5 câu hỏi, mỗi câu cách nhau 3-5 giây để học sinh trả lời.
2. Giáo viên tích hợp bài phần kiểm tra Nói vào bài Viết (gồm Nghe, Đọc Viết).
3. Giáo viên đánh giá và cho HS điểm nói (Quy về 1 điểm trên thang điểm 10) qua quan sát, tổng hợp trong cả một học kỳ.
Lưu ý:
- Khuyến khích dùng câu và hội thoại để tăng tính tương tác. Giáo viên khai thác ngữ liệu có thể sử dụng nhiều lần với những mục đích khác nhau.
- Khi thiết kế bài Nghe cần chú ý vấn đề ngữ âm: những âm khó, những âm học sinh hay nhầm lẫn, những âm câm, những cặp âm vô thanh/hữu thanh, những âm học sinh hay nói ngọng… Khi sử dụng danh từ riêng cần có thêm phần đánh vần trong kịch bản bài Nghe.
- Khuyến khích dùng câu và hội thoại trong bài nghe để tăng tính giao tiếp,
tương tác. - Khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi.
- Không sử dụng những câu sai, những hình ảnh phản cảm, trái với luật pháp và thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo cử cán bộ có trách nhiệm liên hệ với Vụ Giáo dục Tiểu học qua ông Nguyễn Song Hùng, ĐT: 0913317329, Email: nshung@moet.edu.vn để được hỗ trợ về đề mẫu.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.