BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 962/BXD-KHTC | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 3648/BTC-TCDN ngày 25/3/2010 của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Nhận xét chung:
Năm 2009, Bộ Xây dựng đã có văn bản góp ý Đề án “Tiếp tục đổi mới, củng cố phát huy vai trò của mô hình Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước”. Trong đó, nội dung cơ bản đã nêu:
Sau 6 năm hoạt động SCIC, bước đầu thực hiện đựơc chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước sang đầu tư và kinh doanh vốn, từng bước xóa bỏ can thiệp hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với định hướng về mô hình hoạt động và nhiệm vụ được giao SCIC chưa thể hiện được trọng trách mà Chính phủ giao, như:
- Chưa thể hiện được năng lực quản lý nhân sự có trình độ quản lý doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế;
- Chưa thể hiện được là nhà đầu tư thực sự của nền kinh tế cũng như nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp của Chính phủ.
Căn cứ Kết luận số 21/KL/TW ngày 08/4/2008; Kết luận số 45/KL/TW ngày 20/4/2008 của Bộ Chính trị, thì sự ra đời của SCIC với định hướng và nhiệm vụ đã được Chính phủ đề ra là tất yếu khách quan, đảm bảo để nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN, tuy nhiên cần nghiên cứu hoàn thiện mô hình SCIC theo hướng:
- Là doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp một cách hiệu quả, chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp có đầy đủ nghĩa vụ cũng như quyền lợi của một doanh nghiệp (trước mắt để thu hút nhân lực có trình độ, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra thì SCIC có thể trình Chính phủ cho áp dụng một số cơ chế đặc thù về chính sách thù lao, quyền của cổ đông chiến lược trong các doanh nghiệp, chủ động thoái vốn và đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác nếu thấy hiệu quả, …).
- Đáp ứng được mục tiêu tách việc quản lý doanh nghiệp ra khỏi việc quản lý nhà nước;
- Quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời khẳng định được là cổ đông chiến lược đối với các doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt của nền kinh tế, tư vấn cho các doanh nghiệp, tư vấn cho Chính phủ trong việc quản lý sử dụng vốn và là nhà đầu tư thực sự của nền kinh tế được Chính phủ giao;
- Chú trọng đến việc quản lý nhân sự (là những con người cụ thể) sẽ đảm đương nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi SCIC tiếp nhận.
Để đáp ứng được mục tiêu trên, đề nghị Bộ Tài chính bổ sung vào dự thảo Nghị định nội dung hoàn thiện và củng cố SCIC để tiếp nhận thêm chức năng và nhiệm vụ mới.
2. Một số ý kiến góp ý cụ thể:
- Điều 17. Hình thức cử, ủy quyền người đại diện
Đề nghị nêu rõ hơn “người đại diện” cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp mà Tổng công ty có tham gia đầu tư vốn; một con người cụ thể có đủ mọi điều kiện, tiêu chuẩn thì sẽ trở thành “người đại diện” tối đa cho bao nhiêu doanh nghiệp?.
- Điều 49. Chi phí
+ Không nhất trí việc trích “Quỹ thưởng giá trị gia tăng”, như quy định trong dự thảo do mọi chi phí trực tiếp, mọi chế độ khen thưởng đối với người lao động của Tổng công ty đã được đảm bảo. Mặt khác, thu nhập từ phần giá trị gia tăng do bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tiếp nhận phải được hạch toán tăng vốn nhà nước, để bù đắp phần vốn nhà nước bị giảm do bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thấp hơn giá trị vốn nhà nước tiếp nhận. Việc trích “Quỹ thưởng giá trị gia tăng” chỉ nên trích đối với phần vốn không có nguồn gốc nhà nước.
- Điều 51: Phân phối lợi nhuận
Tổng công ty SCIC là doanh nghiệp đóng vai trò quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp có đầy đủ nghĩa vụ cũng như quyền lợi của một doanh nghiệp, vì vậy việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ cũng cần tuân thủ Luật Doanh nghiệp.
Chương IV. Quản lý Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp Trung ương.
Cần xem xét lại nội dung này, do Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp Trung ương được sử dụng trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, không dùng vào mục đích kinh doanh; trong khi đó SCIC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh về tiền, vốn; nếu SCIC quản lý cả Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp Trung ương sẽ sai về bản chất kinh tế và sai về chức năng hoạt động.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hoàn chỉnh./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.