VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 907/VPCP-CN | Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; |
Về đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 11396/BGTVT-KCHT ngày 12 tháng 11 năm 2020), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (văn bản số 3099/ĐS-ĐTXD ngày 20 tháng 11 năm 2020, văn bản số 136/ĐS-ĐTXD ngày 20 tháng 01 năm 2021), ý kiến của Bộ Tài chính (văn bản số 141/BTC-TCDN ngày 07 tháng 01 năm 2021), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 8782/BKHĐT-KCHTĐT ngày 30 tháng 12 năm 2020), Bộ Tư pháp (văn bản số 4614/BTP-PLDSKT ngay 11 tháng 12 năm 2020), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (văn bản số 2169/UBQLV-CNHT ngày 09 tháng 12 năm 2020) về việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đường ngang bảo đảm an toàn giao thông theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến như sau:
1. Đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đường sắt đến năm 2023 để tiếp tục thực hiện, hoàn thành nâng cấp, cải tạo các đường ngang còn lại theo đúng ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 7331/VPCP-CN ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ và sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu theo quy định đối với 566 đường ngang có người gác như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp tại các văn bản nêu trên.
2. Về kinh phí thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa đường ngang:
- Đối với việc chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021 (số tiền 111,58 tỷ đồng): Tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính tại văn bản nêu trên, Bộ Giao thông vận tải rà soát các khoản chi mua sắm trang thiết bị, trường hợp hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện còn thời hạn thực hiện thanh toán và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện đối chiếu làm thủ tục chuyển nguồn với Kho bạc nhà nước thì được chuyển nguồn sang năm sau; trường hợp không thuộc đối tượng được chuyển nguồn thì hủy dự toán.
- Đối với số kinh phí còn lại của năm 2020 (số tiền 108,42 tỷ đồng): Bộ Giao thông vận tải hủy dự toán theo quy định.
- Đối với kinh phí từ năm 2021 - 2023: Bộ Tài chính bố trí đầy đủ và kịp thời nguồn vốn từ năm 2021 - 2023, trong đó, năm 2021, ưu tiên bố trí nguồn vốn để Bộ Giao thông vận tải giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục thực hiện, hoàn thành nâng cấp, cải tạo các đường ngang còn lại nêu trên và triển khai ngay công tác chuẩn bị, thực hiện đầu tư sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu đối với 566 đường ngang theo quy định, nhằm hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2023.
3. Để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán cấp bù kinh phí cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để thanh quyết toán việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 10 đường ngang đã được thực hiện, hoàn thành năm 2017 như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp tại các văn bản nêu trên.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.