BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8911/BKHĐT-KTNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2012 |
Kính gửi: | Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới |
Phúc đáp công văn số 90/BCĐTW-VPĐP ngày 22/10/2012 của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới về việc lấy ý kiến sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
1. Cơ bản thống nhất với nội dung Dự thảo sửa đổi Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ (Tờ trình số 3405/TTr-BNN-KTHT ngày 05/10/2012).
2. Riêng tiêu chí số 10 về thu nhập:
Phương án 1 quy định mức thu nhập của dân cư nông thôn bằng số tuyệt đối: Ưu điểm của phương án này là dễ tính, có mức cụ thể để phấn đấu. Tuy nhiên, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/năm chưa tính đến yếu tố trượt giá. Theo phương án này thì mức thu nhập đạt chuẩn theo giai đoạn 5 năm, tạo chênh lệch lớn giữa năm 2015 và năm 2016, ảnh hưởng đến khả năng phấn đấu của các xã.
Phương án 2 quy định giữ tên tiêu chí; bổ sung, sửa đổi nội dung tiêu chí theo hướng làm rõ quy định là so với bình quân thu nhập khu vực nông thôn của tỉnh. Ưu điểm của phương án này là loại bỏ được yếu tố giá, phù hợp với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, nếu giữ mức quy định như phương án này (thu nhập bình quân của xã phải đạt từ 1,2 - 1,5 lần so với mức bình quân chung của khu vực nông thôn của tỉnh) thì 50% số xã đạt tiêu chí này sẽ rất khó, không khả thi.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị:
- Thống nhất quy định mức chuẩn thu nhập nông thôn mới bằng số tuyệt đối. Khởi điểm tính mức chuẩn thu nhập nông thôn mới nên bắt đầu từ 2012; hàng năm, chuẩn thu nhập nông thôn mới được tính trên cơ sở chuẩn thu nhập nông thôn mới của năm trước cộng với yếu tố trượt giá của năm đó:
Ví dụ: Nếu lấy năm gốc 2012 là a thì chỉ tiêu này của năm 2013 là: a*(100%+CPI).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm do Tổng cục Thống kê công bố. Như vậy, mức phấn đấu là công bằng giữa các năm.
- Chuẩn thu nhập nông thôn mới năm 2012 nên lấy theo số thu nhập bình quân đầu người/năm giai đoạn 2011 - 2015 như đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3405/BNN-KTHT nêu trên.
- Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới về thu nhập, xã vẫn tiếp tục phải phấn đấu, là điều kiện để giữ danh hiệu của mình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
- Với mức thu nhập đạt chuẩn nông thôn mới năm 2012 là 22 triệu đồng, ước tính trượt giá khoảng 6-7%/năm thì chuẩn nông thôn mới năm 2015 khoảng 26 - 27 triệu đồng, năm 2020 khoảng 35 - 38 triệu đồng. Nếu tính tốc độ tăng thu nhập thực tế của xã khoảng 12%/năm (tăng thu nhập 6%/năm, trượt giá 6%/năm), thì sau khi đạt chuẩn thu nhập của xã năm 2015 khoảng 31 triệu đồng và năm 2020 khoảng 54 triệu đồng.
- Chênh lệch mức thu nhập của xã đạt chuẩn nông thôn mới so với GDP bình quân đầu người (chỉ tiêu Đại hội Đảng XI) là 0,71 lần năm 2012; 0,69 lần năm 2015 và 0,7 lần năm 2020. Mức tăng thu nhập của xã đạt chuẩn nông thôn mới về thu nhập tương đương mức tăng thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP.
- Chênh lệch mức thu nhập của xã đạt chuẩn nông thôn mới so với chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn mà Đại hội Đảng XI đã đề ra tương ứng là 1,29 lần năm 2012; 1,20 lần năm 2015 và 1,05 lần năm 2020. Mức chênh lệch này có xu hướng tiệm cận đến 1, chứng tỏ có thể có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới về thu nhập.
Đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.