BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8851/BCT-XNK | Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2012 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Phúc đáp công văn số 3164/TCHQ-GSQL ngày 25 tháng 6 năm 2012 về một số vướng mắc liên quan đến việc nộp bổ sung C/O quá thời hạn hiệu lực, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Theo Thủ tục cấp và kiểm tra C/O (OCP) của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, quy định về việc nộp C/O như sau:
- (i) Để được hưởng ưu đãi thuế quan, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu C/O trong vòng (01) năm kể từ ngày được Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp, khi C/O còn hiệu lực (trừ Hiệp định FTA ASEAN-Hàn Quốc C/O có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp).
-(ii) Trường hợp C/O được nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sau khi hết thời hạn hiệu lực nêu trên, C/O vẫn được chấp nhận nếu việc nộp chậm là do bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân khác ngoài tầm kiểm soát của:
+ người xuất khẩu (theo Hiệp định ATIGA và Hiệp định AIFTA) hoặc;
+ người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu (theo các Hiệp định AJCEP, VJEPA, AANZFTA);
+ người xuất khẩu hoặc người sản xuất (theo Hiệp định AKFTA).
Hiệp định ACFTA không quy định trường hợp này.
- (iii) Trong một trường hợp, cơ quan Hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận C/O nói trên (tức C/O đã hết thời hạn hiệu lực) với điều kiện hàng hóa được nhập khẩu trước khi hết thời hạn hiệu lực của C/O đó (theo các Hiệp định ATIGA, AIFTA và AKFTA).
Các Hiệp định FTA khác không quy định nội dung này.
Đối với các trường hợp cụ thể Quý Tổng cục cung cấp, có thể xem xét chấp nhận trường hợp việc nộp C/O các mẫu AJ, VJ, AANZ quá thời hạn hiệu lực là do kết quả của việc kiểm tra sau thông quan nằm ngoài tầm kiểm soát của người nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, xử lý vướng mắc cho từng trường hợp, Tổng cục Hải quan cần căn cứ các quy định khác nhau về việc nộp C/O đối với từng mẫu C/O đã được nội luật hóa và căn cứ vào quy định về thời hạn nộp C/O của Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để xem xét giải quyết theo Luật định.
Quy định cụ thể vấn đề này trong các văn bản quy phạm pháp luật nội luật hóa OCP của các Hiệp định FTA:
1. Điều 4 - Phụ lục 4 ban hành kèm Quyết định số 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AJ để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định AJCEP.
2. Điều 4 - Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18/05/2009 của Bộ Công Thương thực hiện quy tắc xuất xứ theo Hiệp định VJEPA.
3. Điều 13 - Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 33/2009/TT-BCT ngày 11/11/2009 của Bộ Công Thương thực hiện quy tắc xuất xứ theo Hiệp định AANZFTA.
4. Điều 15 - Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định ACFTA.
5. Điều 12 - Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định AIFTA.
6. Điều 10 - Phụ lục 5 ban hành kèm Quyết định số 02/2007/QĐ ngày 08/1/2007 của Bộ Thương mại thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định AKFTA.
7. Điều 13 - Phụ lục 7 ban hành kèm Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong ATIGA.
Trên đây là ý kiến của Bộ Công Thương gửi Quý Tổng cục.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.