VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 883/VPCP-QHĐP | Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Ngoại giao, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông; |
Về một số kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào ngày 28 và 29 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Ngoại giao, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban dân tộc, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành nghiên cứu, xem xét, phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý các kiến nghị (kèm theo) và trả lời để địa phương biết; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan biết, thực hiện.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CỦA CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGÀY 28, 29 THÁNG 12 NĂM 2016
(Kèm theo Công văn số: 883/VPCP-QHĐP ngày 03 tháng 02 năm 2017)
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Cơ chế, chính sách:
- Tham mưu, giới thiệu một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách vai trò Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiệm kỳ tới (TP Hồ Chí Minh); điều chỉnh các cơ chế, chính sách, tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp (Hà Nam).
- Đẩy nhanh việc thành lập các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (Nghệ An); hướng dẫn cụ thể về số lượng hồ sơ mời thầu; giao cho các Sở chuyên ngành tổng hợp, thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư có cấu phần xây dựng (Quảng Ngãi).
- Xây dựng Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, tiến tới hoàn chỉnh Đề án và thành lập các Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Kiên Giang); ban hành Chương trình hành động nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ưu tiên thực hiện các công trình, dự án liên quan biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Cần Thơ).
- Sửa đổi một số nội dung của Luật Đầu tư về mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh (Lào Cai).
- Sửa đổi Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015 (Nghệ An); hướng dẫn Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2015 để huy động vốn xã hội hóa (Quảng Nam).
- Hoàn thiện và trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể cho đối tượng hộ kinh doanh có quy mô vốn, sử dụng số lao động vượt quy định bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp; rà soát và điều chỉnh các quy định đảm bảo tính phù hợp giữa quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 (Thanh Hóa).
- Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đưa danh mục các dự án đầu tư cấp thiết thuộc Đề án cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh Ninh Thuận vào Đề án cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Ninh Thuận); ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, thương mại, chế độ ưu đãi đối với các dự án sử dụng nhiều lao động, ban hành chính sách đặc thù trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, phát triển động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên (Đắk Lắk); ban hành Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ; ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về các dự án không còn phù hợp và kế hoạch đối với các dự án còn lại chưa triển khai, đồng thời bổ sung dự án quan trọng, cấp thiết (Cần Thơ).
- Ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, hướng dẫn để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện (Kon Tum); phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc đối tượng đầu tư Chương trình 30a giai đoạn 2016 - 2020 để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện; ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới (Nghệ An); cho phép đối với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải gửi các Bộ, ngành Trung ương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, ủy quyền cho tỉnh chủ động tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định; ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới (Sơn La, Quảng Trị).
b) Các công trình, dự án cụ thể:
- Phân bổ thêm kinh phí cho tỉnh từ Ngân sách Trung ương cho các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố (Điện Biên, Hải Phòng); bố trí nguồn lực ngân sách đáp ứng các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số mà Chính phủ đã ban hành (Nghệ An); hỗ trợ để địa phương cân đối ngân sách trường hợp thu 2017 không đạt dự toán (Quảng Nam).
- Ưu tiên nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm; tập trung lập quy hoạch, xây dựng Luật Quy hoạch, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và chính sách phát triển vùng, xây dựng chính sách riêng gắn với đặc thù của từng vùng, phát triển hệ thống Logistics trong các vùng kinh tế trọng điểm, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng (TP Hồ Chí Minh); hỗ trợ Quảng Trị cơ chế, chính sách đặc thù để có điều kiện tiếp cận với các dự án ODA (Quảng Trị); có cơ chế hiệu quả hơn trong việc phối hợp liên kết vùng (Quảng Nam, Quảng Trị); cân đối cho tỉnh từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA năm 2017 và cho việc thực hiện dự án cấp điện nông thôn tỉnh (Sơn La); đầu tư dự án Khơi thông luồng tiêu các tiểu khu kết nối vào Dự án ứng phó chống biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 và vay vốn ODA Hàn Quốc đầu tư dự án thoát và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc).
- Giao chi tiết và đảm bảo mức vốn hỗ trợ theo cam kết trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn đầu tư theo các Chương trình mục tiêu, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 2017, có cơ chế tạm ứng vốn đến năm 2020 để hoàn tất các dự án dở dang (Đồng Nai); bổ sung vốn ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để Lào Cai xây dựng cơ sở vật chất cho 2 đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ chuyên nghiệp tại huyện Sapa và Khu Công nghiệp Tằng Lỏong huyện Bảo Thắng (Lào Cai); đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn (nguồn vốn riêng) hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn đối với các Dự án: Tuyến đê biển huyện Lý Sơn; Đường trục chính trung tâm huyện Lý Sơn; đường cơ động kết hợp kè chống sạt lở đảo An Bình; hệ thống hồ dự trữ nước mưa (Quảng Ngãi); phê duyệt các dự án khôi phục rừng các tỉnh Tây Nguyên và bố trí kinh phí thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 (Đắk Lắk); xem xét, giữ nguyên tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 như giai đoạn 2011 - 2015; cho phép giải ngân, thanh toán đối với các dự án đầu tư có quyết định phê duyệt sau ngày 31 tháng 3 năm 2016 được đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương; xem xét điều chỉnh giảm số giao thu ngân sách nhà nước năm 2017 cho tỉnh Vĩnh Phúc để sát với tình hình thực tế; đầu tư dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc).
- Đăng ký các dự án Trái phiếu Chính phủ cấp bách triển khai trên địa bàn tỉnh (Quảng Nam, Hà Nam); xem xét, bố trí vốn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện dự án đường nối Quốc lộ 37, huyện Bắc Yên với tỉnh lộ 106 huyện Mường La, tỉnh Sơn La; hỗ trợ đầu tư 5 tuyến đường đến trung tâm xã (Sơn La); bố trí vốn cho các dự án giao thông quan trọng mang tính liên kết vùng qua địa bàn thành phố Cần Thơ, nâng cấp sửa chữa đường từ Ngã Năm cầu Cần Thơ đến Cảng Cái Cui giai đoạn II; bố trí vốn Trái phiếu Chính phủ hoặc vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện các dự án giao thông quan trọng do TP Cần Thơ quản lý (Cần Thơ).
- Tăng cường vốn đầu tư đê biển và ngăn mặn Tây Nam, có tác dụng cho cả các tỉnh lân cận (Kiên Giang); hỗ trợ vùng khắc phục hậu quả của hạn mặn trong năm 2016, đồng thời tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các tỉnh trong vùng thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu; các dự án nâng cấp, sửa chữa hệ thống công trình ngăn mặn, đê bao, cống, nạo vét kênh rạch (Vĩnh Long); bố trí nguồn để địa phương thực hiện khởi công dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Đồng Nai trong năm 2017 (Biên Hòa); tăng nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đê biển, đập, cống ngăn mặn, hệ thống tưới tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa thuộc tỉnh Kiên Giang (Kiên Giang); hỗ trợ Khánh Hòa triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ vốn đầu tư các dự án thủy lợi, cấp nước phục vụ chống hạn, lũ lụt như Đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang, hồ chứa nước sông Cạn, hồ chứa nước Suối Sâu, Trạm bơm thôn Ba Cẳng, Kè Suối dầu, Hệ thống cấp nước Cam Hiệp Bắc (Khánh Hòa); bố trí vốn và chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy (Hà Nam); bổ sung nguồn vốn chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho tỉnh để thực hiện các dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phòng, chống lũ lụt, sạt lở đất, bảo vệ dân cư tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh, đảm bảo nguồn nước cho thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình; cho phép bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án lâm sinh có tỷ lệ giải ngân hết 30 tháng 9 năm 2016 (đạt dưới 30%) và bổ sung kế hoạch vốn năm 2017 cho các dự án bảo vệ phát triển rừng để tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng năm 2017 (Sơn La).
- Bố trí phần vốn tăng thêm (ngoài số vốn đã thông báo) cho tỉnh Điện Biên để triển khai đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Nậm Pồ; bố trí phần vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 để triển khai thực hiện đầu tư dự án xây dựng đường Chà Cang - Nà Khoa - Nậm Nhừ - Nậm Chua - Trung tâm huyện Nậm Pồ; bổ sung vốn ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện Mường Nhé (Đề án 79), Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên; đầu tư đường nối với cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên); bố trí đủ vốn theo quy định cho 61 xã và 50 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kon Tum); bổ sung 243.316 triệu đồng để tỉnh Lào Cai sớm hoàn trả dứt điểm số nợ vốn ứng trước ngân sách Trung ương (Lào Cai); hỗ trợ Quảng Trị xử lý nguồn vốn ứng trước từ ngân sách nhà nước và một phần nợ đọng xây dựng cơ bản, đặc biệt các khoản Chính phủ hỗ trợ nhưng Bộ Tài chính ghi ứng trước (Quảng Trị); hoàn thiện, trình phê duyệt Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” (Điện Biên); bổ sung kế hoạch vốn còn thiếu để hoàn thành Đề án Ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sông Đà, xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2017 vào năm 2017, cho phép tỉnh Sơn La áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 (Sơn La); giao vốn hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho địa phương trong năm 2017 để có nguồn chi trả cho người dân dự án đầu tư đường liên cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai).
- Đẩy nhanh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng; hỗ trợ thêm các giải pháp huy động nguồn vốn để thực hiện dự án Cầu Phước An theo hình thức BOT (Bà Rịa - Vũng Tàu); sớm đầu tư đường Quốc lộ 14D từ nguồn ADB và đường Quốc lộ 40B (Quảng Nam); bổ sung vốn cho Quốc lộ 21B (đường vành đai 5) và sớm triển khai nút giao Phú Thứ; bổ sung vốn cho Dự án đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình; có cơ chế tạo nguồn lực để các trường đã được tỉnh chấp thuận đầu tư tại Khu đại học Nam Cao tiến hành đầu tư nhanh (Hà Nam); hỗ trợ 50% kinh phí hỗ trợ nguồn vốn Dự án Đường cất hạ cánh số 2 - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; thu hồi dự án Khu công nghiệp Nam Cam Ranh trong thời gian tới; hỗ trợ bổ sung đầu tư cho các dự án đặc thù, quan trọng (Trục đường Bắc Nam khu trung tâm hành chính mới của tỉnh, Đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh - Cao Bá Quát - Cầu Lùng, Đường và Kè phía Bắc bờ sông Cái Nha Trang, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Sản nhi); ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho tỉnh để thực hiện những dự án đầu tư hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh, việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách tỉnh bảo đảm; ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn tỉnh (Khánh Hòa); đầu tư các công trình trong giai đoạn trung đoạn 2016 - 2020, ưu tiên các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột; khu vực cửa khẩu Đắk Ruê; hệ thống đường sắt khu vực Tây Nguyên; hệ thống đường ngang nối Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh; đầu tư nâng cấp các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk; đường Hồ Chí Minh đoạn từ xã Ea Đrơng, huyện CưM’gar đến xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk; tăng vốn bảo trì đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Đắk Lắk); bố trí vốn để đầu tư các dự án: đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; đường Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương; tuyến Quốc lộ 27, 55, 28 qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng; cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 28B; bổ sung hạng mục cầu Đại Ninh, Đại Nga trên tuyến Quốc lộ 20, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km123+105 - Km268; đường tránh Quốc lộ 20 đoạn qua TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng; các đoạn còn lại của tuyến đường Đông Trường Sơn đoạn qua địa phận tỉnh Lâm đồng; xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh Lâm Đồng, triển khai khởi công công trình trong giai đoạn 2017 - 2020; bố trí vốn để đầu tư các dự án cấp bách, trọng điểm phát triển thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (Lâm Đồng); có kế hoạch đầu tư mở rộng 9 cầu hẹp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua Tiền Giang; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc từ Trung Lương - Mỹ Thuật giai đoạn 1, dự án BOT Quốc lộ 30; có chủ trương về dự án cầu Mỹ Thuận 2 phục vụ tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Rạch Miễu 2; triển khai dự án nâng cấp mở rộng kênh Chợ Gạo giai đoạn 2; nâng cấp mở rộng 2 tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý - Kênh 28 và Kênh Nguyễn Tất Thành (Tiền Giang); đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt sông Lô, TP Tuyên Quang; bố trí vốn để đầu tư nâng cấp đường vào khu di tích lịch sử quốc gia cách mạng Lào tại thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn; đầu tư xây dựng dự án làm mới tuyến đường từ đường Quang Trung, TP Tuyên Quang đến đường tránh ngập xã Lăng Quán, xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; tăng mức hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trung tâm huyện lỵ Yên Sơn, huyện mới chia tách Lâm Bình; tiếp tục giao vốn trái phiếu Chính phủ để tỉnh thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2020; tiếp tục bổ sung kinh phí cho tỉnh thực hiện các dự án kè chống sạt lở bờ sông Lô; kè bờ sông Gâm đoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa; bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho tỉnh thực hiện dự án đầu tư cấp điện cho các thôn, bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa có điện giai đoạn 2013 - 2020; phân bổ vốn còn thiếu cho dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang là 1.145.711 tỷ đồng (Tuyên Quang).
- Tạo điều kiện để Quảng Trị được tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài theo Chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia; giới thiệu các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có tiềm lực đến đầu tư tại Quảng Trị; đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư, quản lý đầu tư nước ngoài; đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thư PPP đối với các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm của tỉnh; chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm thu hút đầu tư trên tuyến EWEC tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, ODA, PPP (Quảng Trị).
- Ưu tiên đầu tư các nguồn lực, chương trình dự án gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; trong đó tập trung cho khu vực Tây bắc Nghệ An (Nghệ An).
- Đầu tư mở rộng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai; dự án đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sapa; đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: mở rộng đoạn Yên Bái -Lào Cai, đoạn Km244+155 - Km262+353, đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu; đường tuần tra biên giới từ tỉnh lộ 156 - Mốc 87(2) huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Lào Cai).
- Bố trí kinh phí đầu tư, tăng cường tiềm lực cho Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (Cần Thơ).
- Bổ sung dự án sân Golf 36 lỗ (Paradise Golf) tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam vào quy hoạch sân Golf Việt Nam đến năm 2020 (Hà Nam).
- Cho phép mở rộng quy mô Casino tại Khách sạn Quốc tế Lào Cai (Lào Cai); đầu tư dự án Trường Đua Ngựa và xây dựng Casino tại Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
2. Bộ Tài chính
- Sửa đổi quy định tại Điều 44 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Bổ sung chi tiết đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; có văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn trồng rừng (Đắk Lắk).
- Ban hành các Thông tư hướng dẫn chính sách như: Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 162/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (Kon Tum).
- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ (Đắk Lắk).
- Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để khắc phục hậu quả do mưa lũ xảy ra, gồm: (1) Kinh phí hỗ trợ thiệt hại cây trồng, gia súc gia cầm, thủy sản; (2) Hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ dân bị thiệt hại trong vụ Mùa 2016; (3) Giao thông, thủy lợi (Hà Nam); chủ trương xóa, khoanh nợ thuế đối với các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán (Kon Tum); bổ sung kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng phòng ở tránh bão lụt khu vực miền trung, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản (Thanh Hóa).
- Hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các hộ dân thực hiện xây dựng nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; bố trí nguồn lực tài chính có tính đặc thù, độc lập; cho phép tỉnh Quảng Ngãi được tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đến hết năm 2017 và tiếp tục giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ này đến hết năm 2017 (Quảng Ngãi).
- Cấp bù số hụt thu do thực hiện chính sách thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện năm 2016 trên địa bàn tỉnh Sơn La 6 tháng đầu năm (Sơn La); xem xét, giải quyết hỗ trợ tỉnh khoản hụt thu ngân sách địa phương 2016 để bảo đảm có nguồn chi theo dự toán (Bà Rịa - Vũng Tàu); xem xét cho tỉnh Kon Tum tạm ứng ngân sách Trung ương để địa phương thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán Trung ương giao năm 2016, hỗ trợ tỉnh Kon Tum nguồn bù đắp hụt thu chính thức cho ngân sách địa phương (Kon Tum).
- Cho phép các dự án điện gió đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được thụ hưởng giá bán điện như tỉnh Bạc Liêu; ban hành giá điện mặt trời cũng như cơ chế hỗ trợ về tài chính, tín dụng cho các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo; quan tâm xem xét, cho chủ trương sử dụng vốn dự phòng 10% kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 để có nguồn thanh toán các dự án phát triển hạ tầng đã hoàn thành phục vụ triển khai xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (Ninh Thuận).
- Hỗ trợ kinh phí từ phần vượt thu hoạt động xuất nhập khẩu để tỉnh thực hiện công tác bồi thường giải tỏa, tiến hành thực hiện dự án liên danh tổ hợp lọc hóa dầu tại khu vực Nam Vân Phong (Khánh Hòa).
- Cho phép tính giá đất và đơn giá thuê đất theo giá đất tại thời điểm các doanh nghiệp ứng trước tiền thuế đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Không giảm tỷ lệ hưởng kinh phí xử phạt an toàn giao thông của địa phương (Đồng Nai).
- Triển khai nhanh gói tín dụng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Hà Nam); chấp thuận chủ trương không áp dụng trần dư nợ vay đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có Ninh Thuận, trong quá trình vay vốn ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài (Ninh Thuận).
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sửa đổi đối với Luật Đất đai năm 2013 về hạn mức tách thửa đối với đất nông nghiệp, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, trình tự cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, thu hồi đất vắng chủ, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất; cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được áp dụng quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa hết hiệu lực trong thời gian từ khi Luật và Nghị định thi hành Luật Đất đai có hiệu lực đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành ban hành quy định thay thế có hiệu lực thi hành (Lào Cai).
- Hỗ trợ kinh phí thực hiện việc bảo vệ, phòng chống cháy rừng; sắp xếp và di chuyển các hộ dân đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên, hỗ trợ thay thế chuyển đổi trồng cây Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên, bảo vệ động thực vật vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai); hỗ trợ tỉnh Kon Tum kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ (Kon Tum).
- Chuyển đổi Nông trường Sông Hậu thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đến năm 2017, sau năm 2017 chuyển đổi Nông trường Sông Hậu theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ (Cần Thơ).
- Nâng cao chất lượng các đề án tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới phù hợp với diễn biến mới của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn và vấn đề an ninh nguồn nước trong khu vực (Cần Thơ); ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quảng Ngãi); hỗ trợ cho Quảng Nam khắc phục hậu quả do mưa lớn, ngập lụt gây ra, kịp thời hỗ trợ phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và hạ tầng giao thông, thủy lợi (Quảng Nam); hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để khắc phục hậu quả do mưa lũ xảy ra, gồm: (1) Các loại giống cây trồng; (2) Hỗ trợ Chlorine để xử lý ao nuôi trồng thủy sản; (3) Hỗ trợ Benkocid để tiêu độc khử trùng, xử lý môi trường chăn nuôi (từ nguồn dự trữ Quốc gia) (Hà Nam).
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia thượng nguồn sông Mêkông có cơ chế đảm bảo vấn đề an ninh nguồn nước cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ).
- Hỗ trợ xây dựng đội tàu khai thác hải sản công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo; đầu tư phát triển hạ tầng hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản, hình thành Trung tâm nghề cá lớn tại khu vực miền Trung (Quảng Ngãi).
- Sớm thẩm định, trình phê duyệt Đề án thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Lào Cai).
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ ngày 03 tháng 6 năm 2013 của BCH TW Đảng về: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường” trong toàn hệ thống chính trị và toàn dân; ưu tiên triển khai các công trình dự án liên quan đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thông qua “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng”; có sơ đồ, phân vùng khai thác nước mặt và nước ngầm Đồng bằng sông Cửu Long, cần đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng và ban hành chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sớm triển khai thực hiện Đề án “Phê duyệt điều tra khai thác, sử dụng nước ngầm, tác động đến sụp lún mặt đất khu vực TP Hà Nội, TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước ngầm”; tăng cường hợp tác quốc tế, mời gọi đầu tư, xây dựng năng lực thích ứng; tăng cường năng lực chuyển đổi ngành nghề, phù hợp điều kiện thay đổi bất định của thời tiết và khí hậu; xây dựng Chương trình truyền thông liên quan đến biến đổi khí hậu cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (Cần Thơ).
- Ban hành Nghị định quy định về phương pháp tính, mức thu tiền, cấp quyền khai thác tài nguyên nước triển khai từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 theo quy định của Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012 để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện (Sơn La).
- Có hướng dẫn cụ thể Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án” vì Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư và Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định: “Hồ sơ đăng ký đầu tư không bao gồm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác”; tăng tỷ lệ ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, đảm bảo ngân sách dành cho sự nghiệp môi trường đạt 2% tổng chi ngân sách (hiện nay mới đạt khoảng 1%); đầu tư hệ thống quan trắc cảnh báo, giám sát ô nhiễm môi trường trong Khu kinh tế Nghi Sơn, hỗ trợ, ưu tiên kêu gọi đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trong khu kinh tế (Thanh Hóa).
- Sửa đổi Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2013, đề nghị tăng khoản trích từ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép do Trung ương cấp cho địa phương (Lào Cai).
- Đưa danh mục Kho thuốc bảo vệ thực vật phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào Chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016 - 2020 (Đắk Lắk).
5. Bộ Giao thông vận tải
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa, nâng cấp Quốc lộ 10, Quốc lộ 37; cho phép xây dựng Cảng Quốc tế, đầu tư tiếp cầu cảng số 3 và 4 Cảng Lạch Huyện; giao Vietjet đầu tư xây dựng Nhà ga số 2 Cảng hàng không Cát Bi; sớm xây dựng đường sắt Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; xây dựng đường sắt tốc độ cao nối Hải Phòng - Hà Nội và Lào Cai, tạo động lực phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Hải Phòng); triển khai các dự án đường tuần tra biên giới; đường cao tốc từ TP Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh; quy hoạch và sớm triển khai tuyến đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát qua TP Tây Ninh (Tây Ninh).
- Chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án chỉnh trị luồng lạch qua kênh Chợ Gạo kết nối Cái Mép - Thị Vải với TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu long; tuyến luồng sông Đồng Tranh kết nối khu vực TP Hồ Chí Minh và Cái Mép - Thị Vải, triển khai nạo vét đoạn luồng từ phao số “0” đến cảng CMIT, nạo vét các khu vực thượng nguồn luồng Vũng Tàu - Thị Vải; bổ sung các trung tâm ICD (cảng cạn) và Logistics của tỉnh vào quy hoạch hệ thống cảng cạn và Logistics của quốc gia (Bà Rịa - Vũng Tàu); rà soát các tuyến đường tránh đô thị của đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Tây Nguyên (Đắk Lắk); khởi công mới 2 công trình giao thông ngay trong năm 2017 - 2 dự án quan trọng: 2 tuyến đường dọc hai bên bờ sông Lô đấu nối với các tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C, đường Hồ Chí Minh liên kết với đường cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với cao tốc Lào Cai - Nội Bài; cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ Trung tâm xã Vân Sơn qua thôn Vộc Dầu, Xóm Mới, nhánh vào thôn Mãn Sơn đi xã Hồng Lạc, xã sầm Dương đến thôn Phan Lương, xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyển Quang (Tuyên Quang); xây dựng cầu biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc (Lào Cai).
- Có cơ chế đặc thù trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chủ trương về Khung chính sách thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; chủ trương chấp thuận kéo dài tuyến Metro số 1 từ Suối Tiên đến TP Biên Hòa được cấp phát từ nguồn vốn ODA (Đồng Nai).
6. Bộ Công Thương
- Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng hàng rào kỹ thuật, giải pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (TP Hồ Chí Minh).
- Có phương án điều tiết hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp đi Châu Âu, Châu Mỹ mà phải trung chuyển nước ngoài sử dụng cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Có chiến lược nhận diện, tận dụng cơ hội kinh doanh, thương mại và những thách thức trong vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn (Cần Thơ).
- Không cho phép xuất khẩu quặng Apatit sau năm 2016 để chế biến sâu quặng loại 1, loại 2; xem xét cấp Giấy phép khai thác quặng Apatit thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cho phép tỉnh Lào Cai chủ động khoanh định, tổ chức điều tra, thăm dò và cấp giấy phép khai thác quặng Apatit đối với các khu vực không nằm trong quy hoạch quặng Apatit đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Lào Cai).
- Tạo điều kiện, hỗ trợ Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1 và trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020; quan tâm phương án cấp điện cho huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị (Quảng Trị).
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 7 năm 2016 về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, cụ thể: Tại khoản 4, 5 Điều 6 bổ sung “trường phổ thông có học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ nhưng không có tổ chức bán trú”; bổ sung điều kiện để xác định học sinh bán trú tại điểm a Khoản 1 Điều 4 vào Khoản 5 Điều 11 để làm căn cứ xác định học sinh bán trú; tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ; tăng số tiền hỗ trợ hàng tháng để nâng chất lượng bữa ăn trưa cho các cháu tại cơ sở giáo dục mầm non (Quảng Ngãi).
- Bổ sung Dự án trường Đại học Quốc tế Pegasus đầu tư bởi các nhà đầu tư: (1) Hai nhà đầu tư Singapore (ông Tan Teck Yong và bà Koh Su Yin Carol Joan); (2) Công ty Cổ phần Kinderworld Việt Nam - với tổng mức đầu tư 15.046.719USD (tương đương 315.981.098.790 đồng) vào quy hoạch mạng lưới và thành lập trường đại học mới giai đoạn 2016 - 2020 (Cần Thơ).
- Quan tâm, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Hải Phòng).
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Quan tâm, cân đối đủ nguồn ngân sách cho các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (Thanh Hóa); phê duyệt bổ sung 3 huyện nghèo Lắk, M’Đrắk, Ea Súp của tỉnh Đắk Lắk vào danh mục các huyện được hưởng các cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững (Đắk Lắk).
- Xem xét, hạn chế thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện, ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm mới, đào tạo nghề (Thanh Hóa).
- Quy định, bổ sung chế độ trợ cấp một lần tiền thờ cúng đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” từ trần như đối với thờ cúng liệt sĩ; có chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà để thờ cúng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và liệt sĩ (Quảng Ngãi).
- Xây dựng các tiêu chí, bộ chỉ số về Chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020; hỗ trợ tài liệu truyền thông và sổ ghi chép theo dõi trẻ em trong gia đình phục vụ địa phương cập nhật số liệu liên quan đến trẻ em (Đắk Lắk).
9. Bộ Nội vụ
- Nghiên cứu, quy định chặt chẽ, cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong việc tạo điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh cụ thể hóa các nội dung được phân cấp, đảm bảo việc phân cấp thật sự có hiệu quả trên thực tế (TP Hồ Chí Minh).
- Không quy định cứng số lượng cấp phó các Sở, ngành và các phòng, ban, đơn vị; có hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển dụng công chức, viên chức, trong đó thống nhất việc xét, tính, đánh giá điều kiện về kết quả học tập, điểm tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo (có trường đào tạo theo tín chỉ, đào tạo ở nước ngoài không tính điểm như đào tạo trong nước); rà soát, đánh giá, đề xuất mô hình Trung tâm hành chính công phù hợp nhằm tạo sự thống nhất trong toàn quốc và thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện (Thanh Hóa).
- Thành lập thị xã Đức Phổ trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2017; điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Sông Hrê - Khu Tây của huyện Ba Tơ và của huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi); thành lập mới huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở tách xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc (Kiên Giang); thẩm định, trình cấp có thẩm quyền thành lập Ban Quản lý cảng trung chuyển Cái Mép - Thị Vải gắn với chức năng quản lý Khu chế xuất hoặc Khu kinh tế để thống nhất quản lý hiệu quả thành trung tâm trung chuyển quốc tế của Việt Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu).
10. Bộ Xây dựng
- Hướng dẫn công tác quản lý về điều kiện năng lực của các đơn vị tham gia dịch vụ công ích, tại các đô thị nhỏ để các địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa các dịch vụ công ích như cấp thoát nước, nghĩa trang, quản lý chất thải rắn; hướng dẫn thực hiện rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng chương trình phát triển đô thị TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); chấp thuận điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp của tỉnh (Hà Nam).
- Xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, xử lý, hoán đổi thành tiền phần diện tích 20% đối với cả những dự án có diện tích trên 10ha; cho phép xem xét bán đấu giá quỹ đất 20% nhận bàn giao từ các dự án nhà ở thương mại có vị trí không phù hợp xây dựng nhà ở xã hội, tiền thu được bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở để đầu tư nhà ở xã hội tại vị trí khác thuận lợi hơn (Đồng Nai).
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến du lịch như lặn biển du lịch và một số hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí trên biển, du lịch mạo hiểm; các chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho du lịch tiếp tục phát triển (Khánh Hòa).
- Hướng dẫn và ban hành Quy chế quản lý lao động là người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch trong nước (Khánh Hòa).
- Phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc, Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (Hà Nam).
12. Bộ Y tế
- Ban hành chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực các cơ sở kiểm nghiệm, xét nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm; ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ sản xuất an toàn; có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề: (1) công tác quản lý và xác nhận nguồn gốc sản phẩm (bao gồm cả nguồn gốc ban đầu nhỏ lẻ); (2) cơ chế quản lý nguồn gốc của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường; (3) quy định về tiêu chí xác định chợ, bếp ăn tập thể và xã, phường, thị trấn đối với vấn đề an toàn thực phẩm (Thanh Hóa).
- Điều chỉnh, bổ sung danh mục trang thiết bị và phát triển hoạt động y tế, nâng chất lượng phục vụ bệnh nhân (Tiền Giang).
- Quan tâm, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng y tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Hải Phòng).
13. Bộ Ngoại giao
Xác định phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia của tỉnh Tây Ninh; có chính sách chung, thống nhất để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện sinh sống đối với Việt kiều Campuchia về nước (Tây Ninh).
14. Tư pháp
Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế cho phù hợp.
15. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN, và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới; giúp doanh nghiệp, người dân có thông tin đầy đủ về thị trường, chính sách, luật pháp của các nước ASEAN (TP Hồ Chí Minh).
16. Thanh tra Chính phủ
- Sửa đổi một số nội dung đối với Luật Khiếu nại năm 2011 và một số nội dung đối với Luật Tố cáo năm 2011 (Lào Cai).
17. Ủy ban dân tộc
- Điều chỉnh mức hỗ trợ thực hiện chính sách theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 từ 80.000 đồng lên 250.000 đồng/người/năm đối với khu vực II và từ 100.000 đồng lên 300.000 đồng/người/năm đối với khu vực III (Sơn La).
- Công nhận dân tộc Hrê (Hre) là dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Kon Tum).
18. Văn phòng Chính phủ
Tỉnh Khánh Hòa đăng ký làm việc với Thủ tướng Chính phủ trong năm 2017 để đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Chính trị “Về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và phương hướng thực hiện trong thời gian tới (Khánh Hòa)./.
KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực cần thiết xây dựng Cần Thơ thành một trong những đô thị lớn của cả nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển vùng ĐBSCL theo Kết luận 07-KL/TW ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm sửa đổi, loại bỏ các dự án không còn phù hợp, có kế hoạch cụ thể thực hiện các dự án còn lại chưa triển khai, và bổ sung một số dự án quan trọng, cấp thiết, nhất là các dự án do Trung ương quản lý đầu tư trên địa bàn.
3. Chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan ưu tiên bố trí vốn cho các dự án giao thông quan trọng mang tính liên kết vùng qua địa bàn thành phố Cần Thơ như: Tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức BOT; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đoạn Km0-Km7; nâng cấp, sửa chữa đường từ Ngã Năm cầu Cần Thơ đến Cảng Cái Cui, giai đoạn II thuộc tuyến Nam Sông Hậu. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn trái phiếu Chính phủ hoặc vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để sớm triển khai thực hiện các dự án giao thông quan trọng do thành phố Cần Thơ quản lý: Đường tỉnh 917, Đường tỉnh 918, Đường tỉnh 921 (tuyến thẳng từ Thốt Nốt đến cầu Ngã Tư), Đường tỉnh 922 (tuyến mới từ Quốc lộ 91B đến Thới Lai); Đường tỉnh 923 (đoạn Phong Điền - Ba Se - Quốc lộ 91) bao gồm cầu Vàm Xáng.
4. Chấp thuận chủ trương bổ sung Dự án trường Đại học Quốc tế Pegasus đầu tư bởi các nhà đầu tư: (1) Hai nhà đầu tư Singapore (ông Tan Teck Yong và bà Koh Su Yin Carol Joan) và (2) Công ty Cổ phần Kinderworld Việt Nam; với tổng mức đầu tư 15.046.719 USD (tương đương 315.981.098.790 đồng) vào quy hoạch mạng lưới và thành lập trường đại học mới giai đoạn 2016 - 2020 theo đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Để xử lý tồn tại về tài chính tại Nông trường Sông Hậu theo ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Thông báo số 112/TB-CPCP ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ. Trước mắt kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho chuyển đổi Nông trường Sông Hậu thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu từ nay đến năm 2017. Sau năm 2017, sẽ chuyển đổi Nông trường Sông Hậu theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ và quy định pháp luật hiện hành.
6. Chỉ đạo Bộ Công an, Tổng cục IV, V22 quan tâm bố trí kinh phí đầu tư, tăng cường tiềm lực cho Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 1110/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030./.
KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau:
1. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Cộng đồng kinh tế ASEAN, và các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới một cách đồng bộ, thường xuyên, rộng rãi; kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp, nghiên cứu đẩy nhanh việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật, các giải pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, các ngành hàng còn non trẻ trong nước đang chịu nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại nhập khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu kinh tế thế giới.
2. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương đối với các đề xuất của thành phố về phân cấp, ủy quyền quy hoạch một số khoản thu, khoản chi, phí và lệ phí phù hợp; về quy định hành vi xâm phạm trật tự, an toàn, văn minh đô thị phát sinh nhưng chưa được quy định là vi phạm hành chính và quy định mức xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt; về thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; về quyết định số lượng cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức thi nâng ngạch, chuyển xếp ngạch, chế độ đãi ngộ, hỗ trợ thu nhập phù hợp,...
Thành phố đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương nghiên cứu hoàn thành xây dựng Đề án “Cơ chế, chính sách đột phá để thành phố phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt vai trò trung tâm đối với vùng và cả nước thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”; sớm hoàn tất Nghị định của Chính phủ về phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân thành phố trên một số lĩnh vực, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý 2 năm 2017. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quy định chặt chẽ, cụ thể trách nhiệm của các Bộ ngành Trung ương liên quan trong việc tạo điều kiện để Thành phố cụ thể hóa các nội dung được phân cấp, đảm bảo việc phân cấp thật sự có hiệu quả trên thực tế.
3. Nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm 2015 - 2016 đã kết thúc. Để góp phần nâng cao vai trò của Chủ tịch Hội đồng vùng trong việc phát huy hiệu quả liên kết nhằm phân bổ hợp lý, hài hòa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh/thành trong vùng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phân công một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách vai trò Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm trong nhiệm kỳ tới.
4. Kiến nghị Chính phủ ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm của các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung nguồn lực tài chính cho công tác lập quy hoạch, xây dựng Luật Quy hoạch, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và chính sách phát triển vùng, xây dựng chính sách riêng gắn với đặc thù của từng vùng, phát triển hệ thống logistics trong các vùng kinh tế trọng điểm, có sự kết nối với hệ thống cấp quốc gia và liên vùng, bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (giao thông, cảng, bến và kho bãi) và mạng thông tin quản lý (tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế...) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong thời gian tới./.
KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Để góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, thành phố Hải Phòng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, giải quyết một số nội dung sau:
(1) Tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Chính phủ: số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
(2) Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tài chính và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhằm thực hiện đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược trên địa bàn thành phố Hải Phòng, vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng và cả nước, như: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa, nâng cấp Quốc lộ 10, Quốc lộ 37... Nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao nối Hải Phòng - Hà Nội và Lào Cai, tạo động lực phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc.
(3) Quan tâm, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục trên địa bàn thành phố, đảm bảo đúng định hướng phát triển xây dựng thành phố Hải Phòng là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ theo Kết luận số 72 của Bộ Chính trị.
(4) Thực hiện hiệu quả các mục tiêu, cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và các giải pháp tổng thể phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng.
Theo kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó Hải Phòng là một trong các đô thị trên thế giới có nguy cơ ngập lụt lớn nhất. Kính đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư ưu tiên bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một số khó khăn, vướng mắc, xin báo cáo và kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết như sau:
1. Kiến nghị về hụt thu ngân sách 2016:
Trong tình hình thu ngân sách giảm, Tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đề ra các giải pháp tăng thu, khai thác các nguồn thu mới, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động chi, bảo đảm tiết kiệm. Tuy nhiên, do số hụt thu ngân sách lớn nên dẫn đến cân đối thu, chi ngân sách của tỉnh rất khó khăn. Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét, giải quyết hỗ trợ Tỉnh khoản hụt thu ngân sách địa phương để bảo đảm có nguồn chi theo dự toán.
Cụ thể: Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 ước 59.463 tỷ đồng, đạt 72,3% dự toán, trong đó: thu từ dầu khí 22.051 tỷ đồng, đạt 69,2% dự toán; thu thuế xuất, nhập khẩu 15.800 tỷ đồng, đạt 84%; thu ngân sách nội địa 21.612 tỷ đồng, đạt 68,4%, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng là 8.533 tỷ đồng, đạt 72,2% dự toán, hụt số tuyệt đối là 3.286 tỷ đồng.
2. Về phát triển hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải:
Theo quy hoạch của Chính phủ, hệ thống cảng Thị Vải - Cái Mép là cụm cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ và trung chuyển quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã đưa vào khai thác 28 dự án cảng biển với tổng công suất khoảng 98 triệu tấn/năm, trong đó có 07 bến cảng Container với công suất hơn 6,8 triệu TEU/năm. Tuy sản lượng hàng Container qua cảng hàng năm gia tăng, nhưng hiệu quả khai thác còn thấp. Trung bình mỗi năm có khoảng 1,35 triệu TEUs/năm, chỉ đạt khoảng 20% so với công suất hiện có. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, như:
- Nhiều tuyến đường kết nối vùng chưa được đầu tư kịp thời theo quy hoạch, như: đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu...
- Mức phí và lệ phí hàng hải mới theo Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/1/2016 của Bộ Tài chính không có ưu đãi riêng cho tàu dưới 50.000 DWT mà còn tăng đơn vị giá gốc cho tàu lớn hơn 50.000 DWT khiến phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải vào Cái Mép - Thị Vải vẫn còn cao so với các nước trong khu vực.
- Trước đây, việc vận chuyển hàng trung chuyển giữa các cảng cùng khu vực Cái Mép - Thị Vải vẫn được tiến hành. Tuy nhiên hiện nay, tại Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định: “hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển, sau đó đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này, không vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để xuất khẩu qua các cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định Thủ tướng Chính phủ”. Với quy định này, hàng hóa trung chuyển đến Cái Mép - Thị Vải không được phép vận chuyển giữa các bến cảng với nhau mặc dù cùng một hệ thống cảng biển; trong khi các hãng tàu đều mong muốn việc vận chuyển hàng trung chuyển quốc tế giữa các bến cảng được nhanh chóng triển khai tại khu vực Cái Mép - Thị Vải để thu hút nhiều tàu lớn đưa hàng trung chuyển vào Việt Nam. Đồng thời, quy định này sẽ hạn chế lượng hàng hóa trung chuyển qua lại giữa các cảng trong lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng đến nhu cầu trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế của các hãng tàu giữa các cảng tại Việt Nam; ảnh hưởng đến việc phát triển cảng biển và hạn chế lượng hàng hóa giao thương trong lãnh thổ Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Chính phủ:
a) Về hạ tầng giao thông kết nối:
- Đề nghị đẩy nhanh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nhất là đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
- Hiện nay, Tỉnh đang triển khai dự án cầu Phước An theo hình thức BOT, tuy nhiên phương án vốn rất khó khăn và đang chờ đề xuất của nhà đầu tư. Đề nghị Chính phủ hỗ trợ thêm các giải pháp huy động nguồn vốn để thực hiện dự án.
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án chỉnh trị luồng lạch qua kênh Chợ Gạo kết nối Cái Mép - Thị Vải với TPHCM và đồng bằng sông Cửu long; tuyến luồng sông Đồng Tranh kết nối khu vực TP. Hồ Chí Minh và Cái Mép - Thị Vải và triển khai nạo vét đoạn luồng từ phao số “0” đến cảng CMIT; nạo vét các khu vực thượng nguồn luồng Vũng Tàu - Thị Vải.
b) Về điều phối và hỗ trợ, phát huy hiệu quả của hệ thống cảng Thị Vải - Cái Mép:
- Cảng Cái Mép - Thị Vải đã có tàu đi trực tiếp Châu Âu và Châu Mỹ, tuy nhiên vẫn có khoảng 30% khối lượng Container xuất nhập khẩu của Việt Nam phải trung chuyển ở nước ngoài. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu phương án điều tiết hàng hóa có xuất nhập khẩu trực tiếp đi Châu Âu, Châu Mỹ mà phải trung chuyển nước ngoài sử dụng cảng Cái Mép - Thị Vải.
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy định tại Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, trong đó cho phép hàng hóa trung chuyển được phép vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam đến các cảng biển quốc tế của Việt Nam có khu vực trung chuyển.
- Việc hình thành các trung tâm logistics, hệ thống kho bãi thu gom hàng lẻ (CFS), cảng cạn là rất quan trọng trong việc khép kín chuối cung ứng, thu hút nguồn hàng về Cái Mép - Thị Vải. Đề nghị Chính phủ bổ sung các trung tâm ICD (cảng cạn) và logistics của tỉnh vào quy hoạch hệ thống cảng cạn và logistics của quốc gia.
- Hiện nay các hoạt động khai thác của doanh nghiệp cảng biển tại Cái Mép - Thị Vải đều do Trung ương quản lý. Việc thiếu sự quản lý trực tiếp của Chính quyền địa phương đối với hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cảng biển tại Cái Mép - Thị Vải dẫn đến tình trạng khai thác hoạt động không thống nhất giữa các cảng, không hình thành được tiếng nói chung giữa các bên liên quan để cùng nhau phát triển. Vì vậy, kiến nghị Chính phủ cho phép Tỉnh thành lập Ban Quản lý cảng trung chuyển Cái Mép - Thị Vải gắn với chức năng quản lý Khu chế xuất hoặc Khu kinh tế để thống nhất quản lý hiệu quả với mục tiêu phát triển Cái Mép - Thị Vải thành trung tâm trung chuyển quốc tế của Việt Nam.
3. Về việc các nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất:
Trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận động một số Doanh nghiệp ứng trước tiền thuê đất để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của mỗi dự án thường kéo dài (khoảng 3 năm trở lên). Vì vậy, kể từ khi Doanh nghiệp ứng trước tiền thuê đất đến khi Doanh nghiệp được UBND Tỉnh quyết định cho thuê đất cũng kéo dài, trong khi đó chính sách thu tiền thuê đất được Chính phủ quy định lại thay đổi qua các thời kỳ, mà nội dung chủ yếu là: tính tiền thuê đất tại thời điểm bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư, nên gây thiệt thòi cho Doanh nghiệp, chưa khuyến khích các Doanh nghiệp ứng trước tiền thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.
Kiến nghị Chính phủ cho phép tính giá đất và đơn giá thuê đất theo giá đất tại thời điểm các Doanh nghiệp ứng trước tiền thuế đất để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Trên đây là một số ý kiến của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trình bày với Hội nghị. Chúc sức khỏe Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và toàn thể các vị đại biểu! Chúc hội nghị thành công tốt đẹp./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương xem xét giải quyết các kiến nghị như sau:
1. Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành:
Để tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người dân vùng dự án, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan:
- Cho chủ trương về cơ chế đặc thù trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. UBND tỉnh có công văn số 6254/TTr-UBND ngày 21/7/2016.
- Cho chủ trương về Khung chính sách thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. UBND tỉnh đã có văn bản số 10886/UBND-ĐT ngày 15/11/2016, công văn số 11030/UBND-ĐT ngày 17/11/2016; và công văn số 11311/UBND-ĐT ngày 23/11/2016.
2. Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên:
Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên đang được UBND TP. Hồ Chí Minh triển khai đầu tư dự kiến vận hành vào năm 2020. Ngày 18/01/2016, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản số 409/UBND-ĐT gửi Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Giao thông Vận Tải xem xét, chấp thuận cho nghiên cứu, bổ sung kéo dài tuyến Metro số 1 từ Suối Tiên đến Ngã tư Vũng Tàu với chiều dài tuyến khoảng 4,7km. Hiện trạng, quỹ đất để bố trí tuyến đường sắt đô thị và nhà ga qua KCN Biên Hòa 2 đã được UBND tỉnh Đồng Nai bố trí sẵn hành lang để triển khai dự án nên thuận lợi cho việc triển khai dự án.
Để tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ ngành có liên quan cho chủ trương chấp thuận kéo dài tuyến Metro số 1 từ Suối Tiên đến TP. Biên Hòa được cấp phát từ nguồn vốn ODA.
3. Về cơ chế nguồn vốn đầu tư dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Đồng Nai:
Dự án cải thiện môi trường nước tỉnh Đồng Nai (trước đây là Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Biên Hòa), tổng mức đầu tư dự kiến 375,41 triệu USD tương đương 8.219 tỷ đồng. Hiện nay dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về cơ chế cấp phát từ ngân sách Trung ương là 70% khoản vốn vay ODA và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để trình 2 Chính phủ ký hiệp định vay vốn. Sau khi hiệp định vay vốn giữa 2 Chính phủ được ký kết, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bố trí nguồn cho địa phương để thực hiện khởi công dự án trong năm 2017.
4. Về việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân:
Đồng Nai là địa bàn có nhiều khu công nghiệp với trên 700.000 công nhân; nhu cầu nhà ở xã hội phục vụ nhóm đối tượng này rất lớn. Theo quy định hiện nay tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP chỉ cho phép hoán đổi bằng tiền đối với phần diện tích 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ hơn 10ha. Đồng thời đối với quỹ đất 20% nhận bàn giao từ các dự án nhà ở thương mại, thực tế một số vị trí do hạ tầng xã hội còn thiếu, xa khu dân cư, xa nhà máy nên chưa phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.
Để triển khai có hiệu quả và đẩy nhanh công tác xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đề nghị cho phép tỉnh được xử lý, hoán đổi thành tiền phần diện tích 20% đối với cả những dự án có diện tích trên 10ha; và cho phép xem xét bán đấu giá quỹ đất 20% nhận bàn giao từ các dự án nhà ở thương mại có vị trí không phù hợp xây dựng nhà ở xã hội. Tiền thu được sẽ bổ sung vào Quỹ phát triển nhà ở để đầu tư nhà ở xã hội tại vị trí khác thuận lợi hơn.
5. Về nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư:
Tại hướng dẫn số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo giao toàn bộ 100% kế hoạch năm 2017 theo số đã thông báo. Như vậy, tổng số dự phòng trong 5 năm sẽ phải tập trung bố trí dự phòng trong 3 năm 2018 - 2020. Đồng thời, số liệu 10% dự phòng được tách riêng trong biểu thông báo kế hoạch trung hạn nhưng chưa xác định cụ thể là nguồn vốn được giữ lại tại ngân sách địa phương hay tại ngân sách Trung ương. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cho địa phương về nội dung này.
6. Về Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có hướng dẫn cho địa phương để đăng ký các dự án có nhu cầu cấp bách triển khai trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội và phục vụ phát triển kinh tế.
7. Về Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 574/VPCP-KTN ngày 24/01/2014 chấp thuận chủ trương đưa dự án đầu tư đường liên cảng Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai vào danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP làm cơ sở để tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các thủ tục đầu tư tiếp theo. Đến nay dự án đường liên cảng Nhơn Trạch đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình duyệt, tổng mức đầu tư toàn dự án là 7.705 tỷ đồng. Phần chi phí bồi thường giải phóng được tách riêng thành tiểu dự án với mức chi phí được duyệt là 838 tỷ đồng đề nghị ngân sách Trung ương đầu tư. Vì vậy kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương giao vốn hỗ trợ cho địa phương trong năm 2017 để có nguồn chi trả cho người dân.
8. Về vấn đề phân cấp quản lý và điều tiết ngân sách: kiến nghị xem xét phân cấp mạnh hơn nữa về quản lý kinh tế và quản lý ngân sách đối với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm để các tỉnh, thành phố có nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, các công trình quan trọng nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển; đồng thời tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách để lại cho các tỉnh có điều tiết lớn về ngân sách Trung ương theo nguyên tắc mức để lại cho địa phương phải cao hơn mức chi ngân sách nhà nước bình quân đầu người so với các địa phương khác vì thực tế các địa phương này hàng năm đón nhận số lượng lớn dân số tăng cơ học và nhu cầu chi đầu tư phát triển rất lớn nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng cao để tăng thêm nguồn lực đầu tư hạ tầng, giải quyết các công trình an sinh xã hội cấp bách, tái đầu tư để bồi dưỡng nguồn thu.
9. Về đầu tư xây dựng cơ bản: đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ ngành liên quan, quan tâm xem xét cho Đồng Nai được hưởng cơ chế đặc thù về vốn, hỗ trợ tỉnh nguồn vốn đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tái định cư cho các hộ dân thuộc diện phải di dời ở dự án sân bay Long Thành.
10. Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính: kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành xem xét, tạo điều kiện cho tỉnh Đồng Nai được kết nối phần mềm một cửa hiện đại của tỉnh với phần mềm quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành trong các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư, môi trường, tư pháp, lao động, thương binh và xã hội nhằm mục tiêu phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân nhanh, gọn, thuận lợi hơn./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
I. Kiến nghị các cơ chế chính sách và những nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần tập trung chỉ đạo, điều hành năm 2017:
1. Khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng so với các vùng khác trong cả nước điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay đang còn nhiều khó khăn hơn, vì vậy đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, thương mại, chế độ ưu đãi đối với dự án sử dụng nhiều lao động, ban hành chính sách đặc thù trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, phát triển động vật hoang dã khu vực Tây Nguyên.
2. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chuẩn bị đầu tư các công trình trong giai đoạn trung đoạn 2016 - 2020, trong đó ưu tiên các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột nhằm sớm hoàn thành mục tiêu đưa Thành phố trở thành trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị; cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu Đắk Ruê; hệ thống đường sắt khu vực Tây Nguyên; hệ thống đường ngang nối Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh; đầu tư nâng cấp các Quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk (quốc lộ 14C giai đoạn 2), 19c, 26, 27, 29); Dự án Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1; 3; 5; 7; 9; 12; 13; 15; đường Hồ Chí Minh (QL14 cũ) đoạn từ xã Ea Đrơng, huyện CưM’gar đến xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk; chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải quan tâm, xem xét tăng bốn bảo trì đường quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
4. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương lập, phê duyệt các dự án khôi phục rừng các tỉnh Tây Nguyên và chỉ đạo các Bộ ngành bố trí kính phi thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
5. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát các tuyến đường tránh đô thị của đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Tây Nguyên để thực hiện đầu tư nhằm giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường đô thị; quan tâm, xem xét, tăng vốn bảo trì quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
6. Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền sử dụng đất theo hướng đất đã được sử dụng ổn định có nhà ở trước ngày 15/10/1993 (không phân biệt nguồn gốc sử dụng đất), không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Cho phép hợp pháp hóa, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang, lấn chiếm trái phép đất lâm nghiệp sử dụng ổn định trước ngày 01/7/2014 và đã chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Cho phép không xử phạt nộp chậm tiền sử dụng đất đối với trường hợp đã nhận thông báo của cơ quan thuế và thực hiện việc thu tiền sử dụng đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì hiện nay số tiền chậm nộp phạt của hộ gia đình, cá nhân rất lớn, người dân còn nghèo chưa có khả năng để nộp một lần.
II. Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình Chính phủ đưa mục Kho thuốc BVTV phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vào Chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và bố trí kinh phí thực hiện, nhằm xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg).
2. Đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn công tác quản lý về điều kiện năng lực của các đơn vị tham gia dịch vụ công ích, nhất tại các đô thị nhỏ để các địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa các dịch vụ công ích như cấp, thoát nước, nghĩa trang, quản lý chất thải rắn ... Đề nghị Bộ hướng dẫn thực hiện rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng chương trình phát triển đô thị thành phố Buôn Ma Thuột, làm cơ sở đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, kêu gọi các nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố.
3. Đề nghị Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo xem xét, trình Chính phủ phê duyệt bổ sung 3 huyện nghèo của tỉnh: Lắk, M’Đrắk, Ea Súp vào danh mục các huyện được hưởng các cơ chế chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 20/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Xây dựng các tiêu chí, bộ chỉ số về chương trình Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 để các địa phương căn cứ triển khai thực hiện; hỗ trợ tài liệu truyền thông và sổ ghi chép theo dõi trẻ em trong gia đình để các địa phương thuận tiện trong việc cập nhật các số liệu liên quan đến trẻ em.
4. Đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ hỗ trợ đủ 100% kinh phí để tỉnh thực hiện việc lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận đối với công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 về việc thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội.
5. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung chi tiết đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như: Thông tư số 62/2012/TTLT-BNN-BTC của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để các địa phương triển khai thực hiện được thuận lợi.
6. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn về cơ chế quản lý, sử dụng nguồn trồng rừng thay thế nộp về quỹ tỉnh do hiện nay chưa có hướng dẫn việc trích chi phí quản lý cho quỹ cấp tỉnh./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
Để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch năm 2017 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, căn cứ chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương UBND tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng hệ thống giải pháp riêng của tỉnh và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành để tổ chức triển khai thực hiện. Với điều kiện một tỉnh khó khăn, để tạo điều kiện Điện Biên hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và các năm tiếp theo, xin đề xuất với Chính phủ một số nội như sau:
1. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, sớm ban hành đồng bộ các Nghị định thông tư hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức thực hiện Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật ngân sách và các luật khác đã và sẽ có hiệu thực thực hiện trong thời gian tới.
2. Theo Văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016, Chương trình mục tiêu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tỉnh Điện Biên là 1.562.849 triệu đồng; thực hiện Thông báo số 339/TB-VPCP ngày 19/10/2016 của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Thủ tướng đã đồng ý cho đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Nậm Pồ, quy mô 100 giường bệnh, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng. Dự án Bệnh viện đa khoa huyện Nậm Pồ đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn tại văn bản số 9070/BC-BKHĐT ngày 28/10/2016; Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí phần vốn tăng thêm ngoài số vốn đã thông báo cho tỉnh để triển khai theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ;
3. Theo quy định tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng vốn từ năm 2016 tăng 10% so với Kế hoạch năm 2015. Hiện nay, tỉnh Điện Biên đã hướng dẫn các Sở, ban ngành, UBND các huyện xây dựng kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 theo hướng dẫn của Bộ, trung ương. Mặt khác theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên cũng đã ban hành nguyên tắc, và tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, đã xác định số vốn cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, nay số vốn đầu tư chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW bị cắt giảm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét ưu tiên phân bổ thêm kinh phí cho tỉnh.
4. Nguồn vốn TPCP thuộc Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Điện Biên được Thủ tướng Chính phủ phân bổ số kinh phí là 7.071 tỷ 948 triệu đồng. Đến nay Chính phủ và các Bộ ngành trung ương mới giao cho tỉnh 6.475 tỷ đồng, còn thiếu 596 tỷ 948 triệu đồng, Đề nghị Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La” góp phần giúp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, sớm ổn định đời sống cho đồng bào vùng tái định cư thủy điện Sơn La.
5. Theo công văn số 9736/BKHĐT-TH ngày 21/11/2016, vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 tỉnh Điện Biên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo là 1.066 tỷ đồng; thực hiện Thông báo số 339/TB-VPCP ngày 19/10/2016 của Văn phòng Chính phủ Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên, Thủ tướng đã đồng ý cho đầu tư xây dựng Đường Chà Cang - Nà Khoa - Nậm Nhừ - Nậm Chua - Trung tâm huyện Nậm Pồ; đây là tuyến đường quan trọng của huyện Nậm Pồ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có tính chất liên vùng, có tác dụng lan tỏa, tạo động lực phát triển cho huyện Nậm Pồ cũng như tỉnh Điện Biên. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ bố trí phần vốn Trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 khoảng 842 tỷ đồng, tăng thêm ngoài số vốn đã thông báo cho tỉnh để triển khai thực hiện dự án theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
6. Chương trình hỗ trợ thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện Mường Nhé (Đề án 79): Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồng ý về chủ trương cho phép điều chỉnh bổ sung tại Văn bản 805/TTg-KNT ngày 08/6/2015 và đã được các bộ ngành trung ương tham gia ý kiến vào Đề án đề nghị điều chỉnh của tỉnh (tại Văn bản số 74/BKHĐT-KTĐPVLT ngày 04/03/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Hiện nay tỉnh Điện Biên đã hoàn thiện xong Đề án điều chỉnh theo ý kiến của các Bộ ngành trung ương. Đề nghị Chính phủ và các bộ chấp thuận bổ sung vốn NSTW trong giai đoạn 2016 - 2020.
7. Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg 09/8/2016. Đề nghị Chính phủ và các bộ chấp thuận bổ sung vốn NSTW trong giai đoạn 2016 - 2020./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH HÀ NAM
Để hoàn thành các mục tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết nghị cũng như thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Hà Nam mong muốn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Một số đề nghị cụ thể:
1. Về quy hoạch:
1.1. Chấp thuận điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp của tỉnh như Tờ trình số 1260/TTr-UBND ngày 13/6/2016 và Báo cáo giải trình của UBND tỉnh
1.2. Các Bộ, ngành tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh hoàn thành báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc, Quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương.
2. Về cơ chế, chính sách:
2.1. Triển khai nhanh gói tín dụng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
2.2. Có cơ chế tạo nguồn lực để các trường đã được tỉnh chấp thuận đầu tư tại Khu đại học Nam Cao tiến hành đầu tư nhanh.
3. Quan tâm hỗ trợ, bố trí vốn cho các dự án:
3.1. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số dự án công trình triển khai thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hiện còn dở dang (dự án đường đến trung tâm xã). Do ngân sách địa phương khó khăn không đáp ứng được, đề nghị Chính phủ hỗ trợ để thực hiện dứt điểm các dự án nêu trên.
3.2. Bổ sung vốn cho Quốc lộ 21B (đường vành đai 5) và sớm triển khai nút giao Phú Thứ.
3.3. Bổ sung vốn cho Dự án đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình
4. Về môi trường: Đề nghị quan tâm bố trí vốn và chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy./.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH KIÊN GIANG
1. Kiến nghị Chính phủ sớm chủ trương xây dựng và trình thông qua Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để có cơ sở pháp lý tiến tới hoàn chỉnh Đề án và thành lập các Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh và Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa theo chủ trương của Trung ương, tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Kiên Giang là tỉnh ven biển nguy cơ bị tác động rất lớn do nước biển dâng, xâm nhập mặn nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đề nghị Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, ưu tiên tăng nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đê biển, đập, cống ngăn mặn, hệ thống tưới tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu từ Hà Tiên đến Tiểu Dừa thuộc tỉnh Kiên Giang. Việc đầu tư hệ thống đê biển, cống ngăn mặn này không những phục vụ cho nhân dân tỉnh Kiên Giang mà còn giúp ngăn mặn cho các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ,...
3. Để đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đề nghị Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành lập mới huyện đảo Thổ Châu, trên cơ sở tách xã đảo Thổ Châu, huyện Phú Quốc. Vì đây là địa bàn nằm ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng phía Tây Nam đất nước./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH KON TUM
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời hướng dẫn để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương xóa, khoanh nợ thuế đối với các hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, hạn hán.
- Đề nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ bố trí đủ vốn theo quy định cho 61 xã và 50 thôn đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương xem xét ban hành các Thông tư hướng dẫn chính sách như: Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định số 2085/QĐ-TTg , Quyết định số 2086/QĐ-TTg , Quyết định số 162/QĐ-TTg ngày 25/01/2016... để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016, tỉnh Kon Tum đã triển khai thực hiện đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp để bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh; đồng thời tỉnh Kon Tum chủ trương tập trung tăng cường công tác giao đất, giao rừng, khoán diện tích rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bảo vệ với quy mô cho phù hợp và nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ người dân tham gia trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng góp phần tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng nhằm khuyến khích, vận động người dân tích cực tham gia công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với nguồn lực còn hạn chế, tỉnh Kon Tum kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ tỉnh Kon Tum một phần kinh phí theo các cơ chế, chính sách đã được Trung ương ban hành; hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ (UBND tỉnh đã có Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 26/8/2016 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Đề nghị Ủy ban Dân tộc xem xét, sớm có ý kiến công nhận dân tộc Hrê (Hre) là dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum (Nội dung này, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 171/TTr-UBND ngày 30/11/2016 gửi Ủy ban Dân tộc).
- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho tỉnh Kon Tum tạm ứng ngân sách Trung ương 273 tỷ đồng để địa phương thực hiện nhiệm vụ chi theo dự toán Trung ương giao năm 2016, do hụt thu ngân sách năm 2016. Kết thúc niên độ ngân sách năm 2016, đề nghị Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ hỗ trợ tỉnh Kon Tum nguồn bù đắp hụt thu chính thức cho ngân sách địa phương (Nội dung này, UBND tỉnh Kon Tum đã có Văn bản số 2992/UBND-KT ngày 05/12/2016 gửi Bộ Tài chính).
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA
1. Về hỗ trợ khắc phục thiên tai
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra lũ lụt kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong tháng 11 và 12/2016, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có mưa rất to làm nhiều khu dân cư và khu sản xuất bị ngập sâu trong nước (1-1,5 mét), thời gian tiêu thoát nước rất chậm (hơn 5 ngày), nên ảnh hưởng nhiều đến đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng. Trong 4 đợt mưa lũ vừa qua toàn tỉnh có 09 người chết, 356 nhà bị sập, hư hỏng, 13.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại; gần 2.500 con gia súc, gia cầm bị nước lũ làm chết, cuốn trôi; hàng trăm nghìn m3 đất đá bị sạt lở gây ách tắc giao thông, nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hỏng,... Tổng thiệt hại ước tính 924 tỷ đồng.
Để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất của người dân, khắc phục hệ thống cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước. Kính đề nghị Chính phủ:
- Hỗ trợ địa phương triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với kinh phí 550 tỷ đồng (theo đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 10320/TTr-UBND ngày 22/12/2016);
- Hỗ trợ vốn đầu tư các dự án thủy lợi, cấp nước phục vụ chống hạn, lũ lụt như Đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang, hồ chứa nước sông Cạn, hồ chứa nước Suối Sâu, Trạm bơm thôn Ba Cẳng, Kè Suối dầu, Hệ thống cấp nước Cam Hiệp Bắc nhằm đảm bảo nước cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và góp phần hạn chế thiệt hại do hạn hán, lũ lụt gây ra.
- Hỗ trợ hạt giống cây trồng: 1.462 tấn lúa, 25,2 tấn ngô; 1,68 tấn hạt giống rau (theo Công văn số 10313/UBND-KT ngày 22/12/2016 của UBND tỉnh); hỗ trợ hóa chất để phòng, chống dịch bệnh: 20.000 lít hóa chất sát trùng HanIodine 10% để khử trùng tiêu độc ở môi trường chăn nuôi, khu vực buôn bán, 50.000 lít hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh, 1.500 liều vắcxin tai xanh để tiêm phòng cho lợn ở những khu vực nguy cơ cao.
2. Về bố trí nguồn vốn Dự án Đường cất hạ cánh số 2 - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh là cảng thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải. Do nhu cầu cấp bách, Trung ương và Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh Khánh Hòa đầu tư dự án Đường cất hạ cánh số 2. Sân bay Cam Ranh có công suất 1,5 triệu lượt khách/năm vào năm 2015. Tuy nhiên, thực tế năm 2015 lượng khách đến sân bay Cam Ranh là 2,3 triệu lượt khách, năm 2016 là 4,1 triệu lượt khách. Như vậy tăng 80% so với năm 2015. Vì vậy, việc đầu tư Đường cất hạ cánh số 2 và đầu tư nhà ga là rất cần thiết.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.936 tỷ đồng, thuộc nguồn chi đầu tư Trung ương. Tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều cố gắng, đáp ứng được 50% kinh phí. 50% kinh phí còn lại tỉnh đã nhiều lần đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ nhưng đến nay chưa được xem xét (Dự án bị chậm tiến độ 3 tháng do thiếu vốn để triển khai). Gần đây nhất, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Tờ trình số 4147/TTr-UBND ngày 14/6/2016 đề nghị ngân sách Trung ương bố trí hỗ trợ cho dự án là 968 tỷ đồng (50% tổng mức đầu tư), để sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, kịp thời đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc phòng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Đối với Khu công nghiệp Nam Cam Ranh
Để thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Khánh Hòa, kính đề nghị Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép thực hiện thu hồi dự án Khu công nghiệp Nam Cam Ranh trong thời gian tới (tổng diện tích 350ha) do Vinashin làm chủ đầu tư vì không triển khai, gây lãng phí sử dụng đất.
Ngày 08/8/2016, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 6502/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giao Bộ KHĐT phối hợp với Bộ GTVT xem xét giải quyết; ngày 23/9/2016 Bộ KHĐT có Văn bản số 7832/BKHĐT-QLKKT gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị cho ý kiến về nội dung trên nhưng đến nay tỉnh chưa nhận ý kiến chính thức.
4. Về hỗ trợ bổ sung đầu tư cho các dự án đặc thù, quan trọng
Một số dự án đặc thù, quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 135/VPCP-V.III ngày 05/01/2013 được xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn Trung ương như: Trục đường Bắc Nam khu trung tâm hành chính mới của tỉnh, Đường Nha Trang đi Đà Lạt, đoạn Nha Trang - Diên Khánh (Cao Bá Quát - Cầu Lùng), Đường và Kè phía Bắc bờ sông Cái Nha Trang, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện sản nhi,... chưa được Trung ương thông báo hỗ trợ vốn trong năm 2016, trong khi nguồn vốn đầu tư công của địa phương có hạn nên việc thi công gặp một số khó khăn.
5. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh hàng năm tăng cao. Năm 2016 tỉnh thu được 50.192 tỷ đồng, đạt 163,5% so với dự toán. Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Nippon Oil của Nhật Bản tiến hành thực hiện dự án liên danh tổ hợp lọc hóa dầu tại khu vực Nam Vân Phong. Để triển khai dự án, tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện công tác bồi thường giải tỏa nên cần kinh phí để chi trả cho công tác này. Kính đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí từ phần vượt thu hoạt động xuất nhập khẩu để tỉnh thực hiện công tác bồi thường giải tỏa.
6. Về quản lý đối với hoạt động du lịch
- Hướng dẫn và ban hành Quy chế quản lý lao động là người nước ngoài tham gia hoạt động du lịch trong nước. Quy chế này quy định các nội dung đảm bảo quản lý chặt chẽ người nước ngoài tham gia lao động trong ngành du lịch ở trong nước (từ khâu nhập cảnh, xin giấy phép lao động và tham gia hoạt động du lịch được đồng bộ).
- Sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động liên quan đến du lịch như lặn biển du lịch và một số hoạt động kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí trên biển, du lịch mạo hiểm... Cũng như các chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho du lịch tiếp tục phát triển.
7. Về việc huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài. Kính đề nghị Chính phủ:
- Ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho tỉnh để thực hiện những dự án đầu tư hạ tầng quan trọng thuộc nhiệm vụ chi ngân sách tỉnh. Việc bố trí vốn đối ứng trong nước cho các dự án này do ngân sách tỉnh bảo đảm.
- Ưu tiên bố trí vốn vay ưu đãi theo phương thức cho địa phương vay lại để thực hiện các dự án PPP trên địa bàn tỉnh.
8. Tỉnh Khánh Hòa xin đăng ký làm việc với Chính phủ để đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị “về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và phương hướng thực hiện trong thời gian tới; dự kiến thời gian làm việc trong năm 2017./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH LÀO CAI
1. Đầu tư, mở rộng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai:
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 40/2016/QĐ-TTG ngày 22/9/2016 về việc mở rộng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cao (có tổng diện tích là 15.929,8ha). Để tạo điều kiện phát triển thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tăng thu ngân sách, đề nghị Trung ương đồng ý có cơ chế đặc thù hỗ trợ cho Lào Cai mỗi năm từ 400 - 500 tỷ đồng (tương ứng 1/4 số thu hàng năm từ cửa khẩu), trong giai đoạn 2017 - 2020 để đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu vực mở rộng Khu khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai, như:
(1) Đầu tư xây dựng khu vực kiểm hóa tập trung với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, nâng cao năng lực công tác của lực lượng Hải quan kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, lối mở (hạ tầng, bãi đỗ xe, bãi kiểm hóa tại cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Mường Khương, các lối mở Bản Vược (Bát Xát), Bản Quẩn (Bảo Thắng)... 500 tỷ đồng.
(2) Đầu tư xây dựng khu dịch vụ kho bãi Logistic, dịch vụ hậu cần lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu của các cửa khẩu, lối mở, khu công nghiệp thuộc khu kinh tế với đầy đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo quy trình bảo quản hàng hóa trong thời gian phải chờ tại khu cửa khẩu lối mở cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia (hệ thống kho, kho lạnh, Logistics tại cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu quốc gia Mường Khương, các lối mở, các điểm Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược (Bát Xát), Bản Quẩn (Bảo Thắng): 500 tỷ đồng.
(3) Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu cửa khẩu, khu lối mở và khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai; hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa các điều kiện về an ninh thương mại, bảo quản hàng hóa đúng đủ theo quy trình (hệ thống giao thông - mở rộng tuyến đường Kim Thành - Ngòi Phát, các tuyến kết nối khu KTCK - hệ thống cấp điện, cấp nước, hàng rào): 500 tỷ đồng.
(4) Đầu tư xây dựng khu phi thuế quan tại Bản Qua - Bát Xát (thay thế Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành): phục vụ việc gia công, chế biến, sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân (hệ thống hạ tầng: đường, cấp điện, cấp nước): 500 tỷ đồng.
2. Xây dựng cầu biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc:
Căn cứ Quyết định số 40/2016/QĐ-TTg ngày 22/9/2016 về việc mở rộng Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai, khu Bản Vược nằm trong Khu Kinh tế cửa khẩu mở rộng đã được quy hoạch là 1.100ha (trong đó đã quy hoạch chi tiết 4ha gồm: khu hành chính, quản lý; kiểm hóa xuất nhập khẩu, tài chính, thương mại quốc tế; kho bãi dịch vụ tổng hợp; bãi đỗ xe, du lịch, giải trí; cây xanh; mặt nước và hạ tầng kỹ thuật).
Đồng thời phía đối diện bên kia bên giới là khu Ba Sái, huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã quy hoạch 1.100ha (cũng gồm các khu kiểm hóa xuất nhập khẩu, tài chính, thương mại quốc tế; kho bãi dịch vụ tổng hợp;... phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu).
Do vậy việc xây dựng thêm một cầu qua sông Hồng tại khu vực cửa khẩu phụ xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nối khu Ba Sái, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc là rất cần thiết phục việc giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; kinh phí xây dựng cầu do cả hai bên cùng hợp tác đầu tư. Cầu được xây dựng sẽ kết nối giao thông thúc đẩy phát triển giao thông vận tải, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung.
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương cho phép triển khai xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng kết nối 2 nước Việt Nam - Trung Quốc và chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan xác định vị trí dự kiến xây dựng cũng như triển khai các thủ tục cần thiết để sớm triển khai dự án.
3. Phát triển Khu Du lịch quốc gia Sa Pa
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016. Để tạo điều kiện cho tỉnh Lào Cai trong việc thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ:
(1). Cho phép các tổ chức, cá nhân được đóng góp quỹ đất vào dự án đầu tư theo hình thức góp vốn cùng kinh doanh.
(2). Hỗ trợ đặc thù cho Lào Cai mỗi năm 300-400 tỷ đồng, để đầu tư hạ tầng phát triển khu du lịch Sa Pa theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 trở thành khu du lịch quốc gia: Tập trung vào các Dự án hạ tầng nội thị giao thông cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, rác thải tại Sa Pa, các tuyến đường kết nối đến các Khu du lịch Thác Bạc, Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn, Cát Cát...; bãi đỗ xe, các điểm dừng, khu vọng cảnh...
(3). Dự án Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày một tăng của du khách đến Sa Pa và tỉnh Lai Châu, ngày 18/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép đầu tư xây dựng dự án đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức Hợp đồng BOT với quy mô xây dựng gồm 02 tuyến đường: Nâng cấp QL4D (từ Km105 - Km137) hiện hữu, đầu tư xây dựng mới Tỉnh lộ 155 và giao cho UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng. Ngày 22/4/2015, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có văn bản số 562/TTg-KTN cho phép sử dụng vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án.
Về phần vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức Hợp đồng BOT đã được thẩm định nguồn vốn tại văn bản số 7380/BTC-ĐT ngày 04/6/2015 của Bộ Tài chính và văn bản số 3968/BKHĐT-KCHTĐT ngày 19/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ văn bản của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến thẩm định vốn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 2193/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 với tổng mức đầu tư là 2.518 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư của Nhà nước là 1.663 tỷ đồng, vốn huy động của Nhà đầu tư là 855 tỷ đồng). Đến nay đã hoàn thành việc lựa chọn Nhà đầu tư và được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Công trình đã được khởi động từ tháng 02/2016. Để công trình triển khai đúng tiến độ (theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ khởi động) và đảm bảo an toàn cho người, các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến (hiện nay các ngày cuối tuần (thứ 6, 7 và Chủ nhật) để đảm bảo an toàn giao thông, tránh ùn tắc, hạn chế tai nạn, tỉnh Lào Cai đã cấm các loại xe từ 3 trục trở lên lưu thông trên tuyến).
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa thu xếp được nguồn vốn NSTW để đối ứng thực hiện Dự án. Do vậy đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ để tỉnh Lào Cai có nguồn vốn thực hiện các công việc phần vốn ngân sách tham gia Dự án (số kinh phí 1.663 tỷ đồng đầu tư cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư và một số hạng mục của dự án).
(4). Thành lập Sở Du lịch Lào Cai và Phòng Du lịch tại các huyện, thành phố: Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Du lịch Lào Cai là ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 4,5 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2030 đón 13 triệu lượt khách, trong đó 4,0 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 58.500 tỷ đồng.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch, đáp ứng yêu cầu quản lý tốt các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Lào Cai thành lập Sở Du lịch tỉnh và trên một số địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào Cai thành lập Phòng Du lịch cấp huyện, thành phố.
(5) Bổ sung thêm Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa
Do đặc thù là một đô thị du lịch, một huyện nông nghiệp nên khối lượng công việc tại huyện Sa Pa là rất lớn, UBND tỉnh Lào Cai kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh được bổ sung thêm 02 Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa để quản lý đất đai, đô thị, du lịch,... (lấy trong tổng biên chế, công chức của tỉnh).
3. Một số dự án giao thông trọng điểm
(1). Dự án Cảng hàng không Lào Cai
Cảng hàng không Lào Cai được Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 455/QĐ-BGTVT ngày 04/02/2016 với quy mô tiêu chuẩn là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II với công suất 1.585 nghìn hành khách/năm, 2.880 tấn hàng hóa/năm; địa điểm xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Việc xây dựng Cảng hàng không Lào Cai cấp 4C sẽ có tác động rất tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, có thể kết nối Cảng hàng không Lào Cai với trung tâm kinh tế lớn của miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Phú Quốc... đáp ứng được nhu cầu nối sân bay Lào Cai với một số sân bay quốc tế. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.722 tỷ đồng. Tại văn bản số 56/TTg-KTN ngày 08/6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Lào Cai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập đề xuất dự án, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lào Cai. Đề nghị Chính phủ bố trí kế hoạch vốn để tỉnh Lào Cai thực hiện các các công việc phần vốn ngân sách (khoảng 900 tỷ đồng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư) triển khai xây dựng Cảng hàng không Lào Cai để khởi công vào quý IV/2016.
Đề nghị Bộ Quốc phòng đầu tư 1.400 tỷ đồng để xây dựng đường cất hạ cánh và khu đỗ máy bay quân sự.
(2). Dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
- Đoạn Yên Bái - Lào Cai: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai được hoàn thành vào đưa vào khai thác tháng 9/2014 đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai cũng như các địa phương có tuyến đường đi qua. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả và năng lực khai thác của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực, đảm bảo an toàn giao thông, UBND tỉnh Lào Cai đề nghị:
- Do đoạn Yên Bái - Lào Cai được đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 02 làn xe nên còn nhiều bất cập, tốc độ khai thác thấp, tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn giao thông. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT sớm triển khai giai đoạn 2 đoạn Yên Bái - Lào Cai (trước mắt triển khai 25 km và các cầu tại các vị trí có nguy cơ tai nạn giao thông)
- Do không có nút giao tại khu vực thị trấn Phố Lu nên việc kết nối giao thông của các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, thị trấn Phố Lu được kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo hướng từ Phố Lu đi Xuân Giao và vào nút IC 17. Tuy nhiên do việc đi lại từ thị trấn Phố Lu đến nút giao IC 17 khá xa (khoảng 12km) nên việc đi lại không thuận lợi. Hiện đã phát sinh điểm đón trả khách tại Km224+500 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (khu vực thị trấn Phố Lu), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên đường cao tốc. UBND tỉnh Lào Cai đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai đầu tư bổ sung nút giao liên thông tại khu vực thị trấn Phố Lu (Bộ GTVT đã đồng ý về nguyên tắc Thông báo số 1806/TB-BGTVT ngày 31/12/2015).
- Đoạn Km244+155 - Km262+353
Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Km244+155 - Km262+353 (từ điểm cuối của giai đoạn 1 đến cầu Kim Thành, tỉnh Lào Cai) được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-BGTVT ngày 27/5/2009, với chiều dài 19 km, quy mô xây dựng 04 làn xe, tổng mức đầu tư 4.286 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 2010 - 2013. Do nguồn vốn hạn hẹp, không thể hoàn thành theo tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến năm 2016 tại Quyết định số 2571/QĐ-BGTVT ngày 07/7/2014. Hiện tại toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác.
Trong quá trình thực hiện, có một số nguyên nhân cần phải điều chỉnh dự án:
- Bổ sung điều chỉnh chế độ chính sách, trượt giá là 300 tỷ đồng. Do nguồn vốn hạn hẹp, thời gian thực hiện dự án cho phép kéo dài thêm từ 2013 đến năm 2016 dẫn đến tăng chi phí.
- Bổ sung chi phí xây dựng các khu tái định cư là 217 tỷ đồng: Tại quyết định phê duyệt dự án không có chi phí xây dựng các khu tái định cư (thực hiện theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó chi phí xây dựng các khu tái định cư do địa phương thực hiện bằng Quỹ Phát triển đất của tỉnh). Do Quỹ phát triển đất của Lào Cai không có để xây dựng các khu tái định cư, tỉnh đã báo cáo Chính phủ hỗ trợ. Chính phủ đã có văn bản số 9920/VPCP-KTTH ngày 22/11/2013 đồng ý chủ trương hỗ trợ kinh phí xây dựng khu tái định cư cho Lào Cai và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ GTVT và Bộ Tài chính cân đối vốn hỗ trợ cho Lào Cai. Năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 cho phép chi phí xây dựng tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư (mục a, khoản 2, Điều 32 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP).
- Do địa chất miền núi phức tạp, dẫn đến sạt lở, bổ sung các hạng mục công trình, tăng kinh phí xây dựng 82 tỷ đồng.
Chính vì vậy, UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ:
+ Cho phép điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Km244+155 - Km262+353 (từ điểm cuối của giai đoạn 1 đến cầu Kim Thành), tỉnh Lào Cai.
+ Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải cân đối bố trí nguồn vốn phần tăng thêm do điều chỉnh dự án khoảng 600 tỷ đồng (bao gồm cả Nguồn vốn xây dựng các khu tái định cư).
(3). Dự án Đường đường tuần tra biên giới từ tỉnh lộ 156 - Mốc 87(2) huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Dự án có tổng mức đầu tư 207 tỷ đồng, với quy mô xây dựng mới tuyến đường với tổng chiều dài tuyến L=28,5km, nhằm phục vụ công tác tuần tra biên giới, đảm bảo an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực. Tỉnh Lào Cai đã có văn bản số 1984/UBND-TH ngày 06/5/2016 đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện Dự án. Bộ Quốc phòng có văn bản số 4602/BQP-TM ngày 24/5/2016 về việc tham gia ý kiến thẩm định nguồn vốn và kế hoạch vốn thực hiện Dự án trong đó đồng ý về chủ trương đầu tư Dự án.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương thẩm định nguồn vốn bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 để tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện Dự án.
(4). Triển khai các đường kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu
Nhằm khai thác hiệu quả của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, kính đề nghị Chính phủ sớm triển khai các đường kết nối đường Nội Bài - Lào Cai với các tỉnh Hà Giang, Lai Châu tại nút giao IC16 (Bộ Giao thông Vận tải đã có Thông báo số 1086/TB-BGTVT ngày 31/12/2015 về dự án đường kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Lai Châu).
(5). Tuyến đường sắt tốc độ cao: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm làm rõ quy hoạch hướng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai khổ 1.435mm qua địa phận tỉnh Lào Cai, đặc biệt là đoạn qua khu vực cảng hàng không Lào Cai và khu vực thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai (đi tránh hoàn toàn hoặc vượt qua đường cao tốc) để Tỉnh có cơ sở điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch thị trấn Phố Lu và cảng hàng không Lào Cai. Đồng thời sớm tiến hành triển khai đầu tư.
4. Mở rộng quy mô casino tại Khách sạn Quốc tế Lào Cai
Công ty TNHH liên doanh Khách sạn Quốc tế Lào Cai (Công ty) là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2268/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 19/07/2002, hoạt động kinh doanh lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là doanh nghiệp FDI kinh doanh và hoạt động có hiệu quả, thường xuyên đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 100 tỷ đồng mỗi năm: năm 2013 là 171 tỷ đồng, năm 2014 là 195 tỷ đồng; năm 2015 là 150 tỷ đồng. Từ năm 2011 đến nay, số nộp NSNN của Công ty chiếm trên 50% nộp NSNN của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của toàn tỉnh Lào Cai. Công ty hiện thường xuyên tạo công ăn việc làm cho hơn 800 lao động, chủ yếu là lao động địa phương với thu nhập khá và ổn định. Tuy nhiên, do số lượng bàn chia bài ít, không đáp ứng được nhu cầu của du khách nên đang ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ thực tế nêu trên, để tạo điều kiện cho Công ty nắm bắt cơ hội, khai thác có hiệu quả công trình đã đầu tư, phát triển bền vững góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao mức đóng góp cho ngân sách địa phương, Từ năm 2014, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép Công ty TNHH liên doanh Khách sạn Quốc tế Lào Cai được nâng số bàn chia bài từ 08 bàn lên 50 bàn để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tỉnh đã nhận được ý kiến chỉ đạo chờ Nghị định về quản lý Casino được ban hành, tuy nhiên đến nay đã gần 29 tháng (kể từ tháng 5/2014 khánh thành khách sạn Aristo đến nay), vẫn chưa ban hành Nghị định này. Tỉnh Lào Cai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép Công ty được nâng số bàn chia bài từ 08 bàn lên tối thiểu 26 bàn, tối đa 50 bàn để phục vụ hoạt động kinh doanh.
5. Hỗ trợ bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Để thực hiện tốt công tác bảo tồn bền vững hệ sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên, đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện việc bảo vệ, phòng chống cháy rừng; sắp xếp và di chuyển các hộ dân đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên; hỗ trợ thay thế chuyển đổi trồng cây Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên; bảo vệ động thực vật vườn Quốc gia Hoàng Liên.
6. Đề nghị bố trí vốn hoàn trả vốn ứng trước NSTW
Tỉnh Lào Cai có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, là tỉnh biên giới phía Bắc có 182,086 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Vân Nam/Trung Quốc, (trong đó 50,432 km đất liền và 131,654 km sông suối). Với vị trí là địa bàn trọng điểm về an ninh quốc phòng, tỉnh Lào Cai được Trung ương cho phép đầu tư các dự án kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới nhằm đảm bảo, giữ vững an ninh quốc gia, chủ quyền đất nước. Đồng thời trong những năm qua tỉnh Lào Cai với điều kiện khó khăn, khắc nghiệt về địa hình, thời tiết, tỉnh đã được Trung ương cho phép đầu tư một số công trình kè chống sạt lở cấp bách phòng chống lụt bão, bảo vệ khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng; các dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; an toàn hồ chứa; hỗ trợ cấp bách phòng chống cháy rừng, chương trình mục tiêu hỗ trợ đối ứng ODA...
Theo thông báo tại văn bản số 8836/BKHĐT-TH ngày 24/10/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì số thu hồi vốn ứng trước trong phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Lào Cai tối thiểu là 716.477 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi đối chiếu, rà soát lại số liệu và cập nhật các danh mục dự án tương ứng với các Chương trình nằm trong kế hoạch trung hạn, số vốn dự kiến tỉnh Lào Cai đưa vào phương án thu hồi trong giai đoạn 2016 - 2020 là 449.554 triệu đồng.
Số vốn ứng trước còn lại 243.316 triệu đồng, ứng trước đầu tư các dự án kè sông suối biên giới đảm an ninh, quốc phòng của quốc gia, các dự án sắp xếp dân cư ra khỏi vùng thiên tai... không nằm trong các Chương trình, danh mục kế hoạch trung hạn. Do vậy đề nghị Trung ương bổ sung 243.316 triệu đồng để tỉnh Lào Cai sớm hoàn trả dứt điểm số nợ vốn ứng trước ngân sách Trung ương.
7. Đề xuất sửa đổi một số Luật
(1). Đối với Luật Đầu tư công
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi một số nội dung của Luật Đầu tư công như sau:
- Không quy định việc thẩm định chủ trương đầu tư và thẩm định nguồn vốn trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư công mà có thể nghiên cứu thực hiện quản lý theo nguyên tắc sau đây:
+ Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương: Đề nghị Trung ương thống nhất danh mục các công trình và số vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa cho các địa phương. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư XDCB các địa phương triển khai thực hiện đầu tư các danh mục đã được Trung ương thống nhất. Trong quá trình thực hiện nếu các địa phương phê duyệt bổ sung, điều chỉnh làm tăng quy mô, tổng mức đầu tư các dự án thì các địa phương tự chịu trách nhiệm cân đối vốn đối với phần tăng thêm.
+ Đối với các công trình dự án thuộc 02 chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững: Đề nghị Trung ương thông báo tổng số vốn NSTW hỗ trợ cho địa phương, hướng dẫn các tiêu chí, định mức để các địa phương chủ động triển khai thực hiện.
- Để các địa phương chủ động thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư công đề nghị cho phép các địa phương được giải ngân các nguồn vốn đầu tư công theo đúng thời hạn quy định của Luật Đầu tư công (được thanh toán đến hết ngày 31 tháng 12 năm sau năm kế hoạch), trường hợp quá hạn mà nguồn vốn không được giải ngân thì TW tiến hành thu hồi vốn đúng quy định.
- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phần ngân sách trung ương cho các địa phương phân vốn tham gia của nhà nước vào các Dự án đối tác công tư (PPP).
- Xác định cụ thể quy trình lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư công và chi phí cho quá trình lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
- Ban hành quy định về thời gian Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để các cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án phải trình trước kỳ hạn cuối trên đây một khoảng thời gian nhất định đủ để các sở, ngành, địa phương tham gia ý kiến. Từ đó nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm tra hiện trường đầy đủ, tăng tính khả thi của chương trình, dự án.
(2). Đối với Luật Đầu tư
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi một số nội dung của Luật Đầu tư như sau:
- Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật Đầu tư trong đó có xem xét đến các dự án đầu tư kinh doanh nhưng không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, không thuộc đối tượng hạn chế chuyển giao về công nghệ.
- Xác định cụ thể thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.
- Bổ sung điều, khoản quy định về việc quản lý dự án đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Xây dựng cụ thể quy trình, cách thức, thời gian thực hiện thủ tục thanh lý tài sản sau khi chấm dứt hoạt động đầu tư.
- Thống nhất thời gian thẩm định dự án giữa Luật Đầu tư và Luật Khoa học và công nghệ để làm cơ sở xây dựng bộ thủ tục hành chính về đầu tư cho phù hợp.
- Điều chỉnh số lượng, thành phần hồ sơ dự án cho phù hợp với tình hình đầu tư thực tế của nhiều loại hình dự án như hiện nay.
- Bổ sung thêm hình thức ký quỹ đảm bảo đầu tư bằng chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng để tạo điều kiện về nguồn vốn cho nhà đầu tư triển khai dự án.
(3). Đối với Luật khiếu nại
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi một số nội dung sau:
- Về việc xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật: Cần đưa vào quy định trong Luật Khiếu nại.
- Việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại luôn được quan tâm, chú trọng vì thông qua đối thoại, một số vụ việc công dân đã rút đơn. Cần quy định cụ thể, chi tiết việc thực hiện quy định về đối thoại.
- Về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm: cần có hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với hành vi vi phạm đối với người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và những người liên quan. Quy định rõ hơn, rộng hơn về chủ thể tiến hành khiếu nại trong đó có tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người không có quốc tịch.
- Cần cụ thể hóa hơn trong việc quy định về xử lý người lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại để kích động, lôi kéo người khác đi khiếu kiện. Đơn giản hóa các quy định về tố tụng hành chính để người dân có thể tiếp cận với cách giải quyết vụ việc tại Tòa án không nhất thiết phải khiếu nại với cơ quan hành chính các cấp.
- Sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn chi tiết một số điều khoản nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn và nhằm có tính thống nhất: khoản 1, 2 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 cũng như khoản 6, Điều 2 và khoản 1 Điều 7; khoản 3, Điều 5; Khoản 1, Điều 12; khoản 1, Điều 30; khoản 3, Điều 31; khoản 1, Điều 34; Điều 33; Điều 44; Điều 39; Điều 68;...
(4). Đối với Luật tố cáo
Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi một số nội dung sau:
- Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (thời hạn giải quyết tố cáo, việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo): Cần điều chỉnh về thời hạn giải quyết tố cáo.
- Bảo vệ người tố cáo: cần có văn bản quy định hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trong bảo vệ người tố cáo, trong điều kiện hoàn cảnh nào là cần thiết để có những biện pháp bảo vệ.
- Về việc xử lý đối với các hành vi vi phạm: cần có quy định, hướng dẫn cụ thể hơn và có chế tài hợp lý đối với việc xử lý hành vi vi phạm của người tố cáo để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là người tố cáo sai sự thật, những người lợi dụng tố cáo để gây mất ổn định tình hình.
- Sửa đổi, bổ sung về quyền của người tố cáo được rút lại việc tố cáo của mình do chưa am hiểu pháp luật (rút tố cáo vì lý do khách quan); nghĩa vụ của người tố cáo phải cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp của người bị tố cáo.
- Bổ sung quy định về thời hiệu tố cáo hành vi vi phạm pháp luật (chưa phải là tội phạm) trong lĩnh vực hành chính để phù hợp với pháp luật hình sự và Luật xử phạt vi phạm hành chính.
- Bổ sung quy định đình chỉ giải quyết tố cáo đối với vụ việc đã được thụ lý, đang trong quá trình xác minh nhưng người bị tố cáo chết (đối với các vụ việc xác định không gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế của cá nhân, tổ chức và của Nhà nước).
(5). Đối với Luật Đất đai năm 2013
5.1. Về hạn mức tách thửa đối với đất nông nghiệp
Luật Đất đai và các Nghị định thi hành không quy định hạn mức tách thửa đối với đất nông nghiệp; tuy nhiên trên thực tế nhu cầu tách thửa đối với đất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt tại các khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị và các dự án chuẩn bị đầu tư, đất nông nghiệp bị tách thành nhiều thửa manh mún để chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sang đất ở, vì vậy, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.
Đề nghị Chính phủ xem xét giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương ban hành quy định về hạn mức tách thửa đối với đất nông nghiệp để thuận lợi cho công tác quản lý tại địa phương.
5.2. Về hạn mức giao đất trồng cây hàng năm
Việc thực hiện hạn mức giao đất trồng cây hàng năm theo Điều 129 Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp rất khó khăn, vướng mắc, lý do: tại vùng núi các hộ gia đình cá nhân có nhiều thế hệ cùng sinh sống cùng một nhà và các hộ này có rất ít đất lúa nước, chỉ chuyên trồng ngô nên hạn mức giao đất trồng cây hàng năm không quá 02 héc ta thì không đủ lương thực để sinh sống.
Đề nghị Chính phủ quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm tách ra làm 02 loại như sau:
- Đất trồng lúa nước không quá 02 ha.
- Đất trồng cấy hàng năm khác không quá 05 ha.
5.3. Về trình tự cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc; thu hồi đất vắng chủ
Hiện nay, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành chưa quy định trình tự cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc; thu hồi đất vắng chủ khi Nhà nước thu hồi đất.
Đề nghị Chính phủ xem xét giao cho UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương quy định nội dung trên.
5.4. Về việc ban hành và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2014 và Thông tư 37/2014/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 13/8/2014. Trong khi đó, việc ban hành văn bản QPPL của địa phương luôn chậm hơn các văn bản của Trung ương một khoảng thời gian nhất định.
Đề nghị Chính phủ cho phép UBND cấp tỉnh được áp dụng quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa hết hiệu lực trong thời gian từ khi Luật và các nghị định thi hành Luật Đất đai có hiệu lực đến khi UBND tỉnh ban hành ban hành quy định thay thế có hiệu lực thi hành.
Bố trí tái định cư theo nguyên tắc đất ở có diện tích tương đồng
5.5. Về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất
Đề nghị Trung ương sửa hoặc bỏ tiết a khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp trên 10 ha đất lúa, trên 20 ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Lý do: Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được Chính phủ ra Nghị quyết phê duyệt trong đó đã duyệt tổng diện tích các loại đất được chuyển mục đích trong đó có đất lúa, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
7. Về một số kiến nghị khác
(1). Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 18/11/2013, trong đó, đề nghị tăng khoản trích từ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép do Trung ương cấp cho địa phương (theo quy định hiện nay chỉ được trích lại 30%, đề nghị điều chỉnh tỷ lệ trích cho địa phương là 100% để thực hiện công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, khoảng 50 tỷ đồng/năm).
(2). Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương không cho phép xuất khẩu quặng apatit sau năm 2016 (trừ đối với quặng apatit có hàm lượng thấp, hiện nay trong nước chưa có công nghệ tuyển khoáng để nâng cao hàm lượng, không có nhu cầu sử dụng) để chế biến sâu quặng loại 1, loại 2; xem xét cấp giấy phép khai thác quặng apatit thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cho phép tỉnh Lào Cai chủ động khoanh định, tổ chức điều tra, thăm dò và cấp giấy phép khai thác quặng apatit đối với các khu vực không nằm trong quy hoạch quặng apatit đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 20/10/2014.
(3). Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét ban hành, sửa đổi, điều chỉnh một số chính sách liên quan đến sản xuất hóa chất trên địa bàn như sau: (1) Sớm ban hành chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải công nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của đơn vị sản xuất công nghiệp, hướng tới giảm thiểu việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tư bảo vệ môi trường. (2) Bãi bỏ các quy định về ưu đãi đầu tư liên quan đến miễn giảm tiền thuê đất, thuế TNDN đối với các dự án không khuyến khích đầu tư do nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (3) Bổ sung mặt hàng phốt pho thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường với mức thuế suất cao, dự kiến thu 10% lợi nhuận của các doanh nghiệp (tương đương 50 tỷ đồng/năm); (4) Điều chỉnh mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế GTGT 5%.
(4). Đề nghị Chính phủ có chính sách bảo hộ sản xuất một số sản phẩm
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có các Nhà máy sản xuất gang thép và DAP, công suất 500 nghìn tấn phôi thép/năm; 330.000 tấn DAP/năm. Các nhà máy đã đi vào hoạt động tuy nhiên do giá phôi thép và phân bón nhập khẩu rất thấp dẫn đến sản phẩm sản xuất ra tồn kho không tiêu thụ được (do giá thành cao hơn giá các sản phẩm nhập khẩu). Đề nghị Chính phủ có chính bảo hộ các sản phẩm để tạo điều kiện cho các sản phẩm trong nước (áp thuế tự vệ, điều chỉnh mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế GTGT 5%...)
(5). Phê duyệt Đề án thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh gắn với xây dựng nông thôn mới các xã biên giới Việt - Trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
(6). Đề nghị cho phép thành lập cơ quan phòng cháy chữa cháy
- Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Du lịch Lào Cai là ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 4,5 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2030 đón 13 triệu lượt khách, trong đó 4,0 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó xác định huyện Sa Pa là mũi nhọn và trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh và Sa Pa là khu du lịch quốc gia hàng năm có trên 1 triệu lượt khánh du lịch đến Sa Pa nghỉ dưỡng, dự kiến đến năm 2020 Sa Pa sẽ đón khoảng trên 2 triệu khách du lịch hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch với trên 3.000 phòng. Đồng thời với tài nguyên thiên nhiên (rừng, sinh học, thảm thực vật..) rất đa dạng phong phú đặc biệt là Khu rừng quốc gia Hoàng Liên, hàng năm vào mùa hanh khô thường xảy ra cháy. Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng cháy đề nghị Chính phủ cho phép thành lập Đội phòng cháy chữa cháy tại Sa Pa để xử lý giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra
- Khu công nghiệp luyện kim - hóa chất lớn nhất cả nước, có nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm đặc thù như: phôi thép, đồng thỏi, DAP, phốt pho vàng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong và ngoài nước (Nhà máy tuyển quặng Apatit, công suất 900.000 tấn/năm; Khu liên hợp sản xuất Phốt pho vàng và các sản phẩm từ Phốt Pho vàng, công suất 19.800 tấn/năm; Nhà máy luyện đồng - Công ty Luyện đồng Lào Cai, công suất 10.500 tấn/năm; Nhà máy sản xuất phân bón NPK và supe lân, công suất 450.000 tấn/năm; Nhà máy gang thép Lào Cai - Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt Trung, công suất 500.000 tấn gang/năm, 500.000 tấn thép/năm; Nhà máy DAP số 2...). Khu công nghiệp Tằng Loỏng tỉnh Lào Cai được phê duyệt với diện tích 1.000 ha. Đến nay, cơ bản các dự án trong Khu công nghiệp đã được lấp đầy. Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư xây dựng mới và đầu tư mở rộng các nhà máy luyện kim, phân bón, hóa chất là rất lớn. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý tập trung các dự án phân bón, hóa chất giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và các sự cố hóa chất, Tỉnh Lào Cai đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cho phép điều chỉnh mở rộng diện tích KCN Tằng Loỏng thêm 338 ha về phía Nam huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Với quy mô và tính chất hoạt động như vậy nên việc thành lập đội cảnh sát PCCC & CHCN tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng là hết sức cấp thiết.
Từ các lý do cấp thiết trên và trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép và bổ sung vốn ngân sách TW trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, để tỉnh Lào Cai xây dựng cơ sở vật chất cho 02 đội cảnh sát PCCC&CHCN tại huyện Sa Pa và khu công nghiệp Tằng Loỏng huyện Bảo Thắng với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ: 120 tỷ đồng (60 tỷ/01 đội cảnh sát). Phần vốn bổ sung này đề nghị tăng thêm so với dự kiến vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
1. Các dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư:
- Sớm hoàn tất các thủ tục, tổ chức khởi công và đầu tư thi công dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.
- Tiếp tục đầu tư Dự án đường Quốc lộ 27 đoạn tránh sân bay Liên Khương.
- Cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh tuyến Quốc lộ 27, 55, 28 qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Dự án cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 28B (đường Lương Sơn - Đại Ninh nối giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Bình Thuận).
- Bổ sung hạng mục cầu Đại Ninh và cầu Đại Nga trên tuyến QL20 vào Dự án khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km 123+105 - Km268.
- Dự án đường tránh Quốc lộ 20 đoạn qua thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng kiến nghị đầu tư từ nguồn vốn dư (khoảng 900 tỷ đồng) của Quốc lộ 20 phần thực hiện theo hình thức BT đoạn Di Linh - Đơn Dương.
2. Dự án do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư: tiếp tục đầu tư các đoạn còn lại của tuyến đường Đông Trường Sơn đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng.
3. Dự án do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư: dự án đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh Lâm Đồng: đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sớm triển khai khởi công công trình trong giai đoạn 2017 - 2020.
4. Đối với các dự án do địa phương làm chủ đầu tư:
Một số dự án cấp bách, trọng điểm phát triển thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Lạt:
a) Các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương tại buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng (theo Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 14/6/2016 của VPCP):
- Dự án phát triển Đà Lạt xanh và bền vững: nhiệm vụ của dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kết nối thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận; kết nối các tuyến đường đối ngoại, với vùng nông thôn, đồng bào dân tộc; tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế xã hội, phát triển nông nghiệp nông thôn, giảm thiểu đói nghèo; cải thiện điều kiện sống của người dân thành phố Đà Lạt trở thành đô thị thông minh trong giai đoạn tới. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA.
- Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Đông Thanh, huyện Lâm Hà với tổng mức đầu tư dự kiến 494 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 100 tỷ đồng (mục tiêu DA: nhằm cấp nước tưới cho 700 ha đất canh tác cây cà phê, dâu tằm và hồ tiêu; cấp nước sinh hoạt cho 7.500 dân).
- Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Hiệp Thuận, huyện Đức Trọng với tổng mức đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 100 tỷ đồng (mục tiêu DA; tạo nguồn nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 1.000ha lúa và cà phê).
- Dự án xây dựng hồ chứa nước Ta Hoét, huyện Đức Trọng với tổng mức đầu tư dự kiến 958 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 200 tỷ đồng (mục tiêu DA: cung cấp cho 4.010ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt).
b) Các dự án cấp bách, quan trọng khác:
- Xây dựng đường ĐT.727 đoạn qua huyện Đơn Dương với tổng mức đầu tư dự kiến 818 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 50 tỷ đồng (tuyến đường dài 30km, kết nối giao thông tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Ninh Thuận tránh thế độc đạo của đường đèo Sông Pha thuộc QL.27 hay bị sạt lở vào mùa mưa).
- Dự án cải tạo, nâng cấp một số công trình hạ tầng kỹ thuật khu Trung tâm Thành phố Đà lạt với tổng mức đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 50 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng đường ĐT.728 đoạn từ thôn K’rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng (Quốc lộ 20) đến xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt với tổng mức đầu tư dự kiến 505 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 80 tỷ đồng (theo hướng dẫn lập dự án tại Văn bản số 10829/BKHĐT-KTDPLT ngày 09/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải hồ Đan Kia, huyện Lạc Dương với tổng mức đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 20 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai ngoài thành phố Đà Lạt: đường nối từ khu đô thị Liên Nghĩa đến khu đô thị Nam Ban và đường nối từ khu đô thị Thạnh Mỹ đến khu đô thị Liên Nghĩa (theo Văn bản số 7365/VPCP-KTN ngày 29/9/2012 của Văn phòng Chính phủ). Tổng mức đầu tư dự kiến 1.200 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 240 tỷ đồng.
- Dự án đường ĐT.722 đoạn nối QL.27 từ đường Đông Trường Sơn đến huyện Đam Rông. Tổng mức đầu tư dự kiến 1.100 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 220 tỷ đồng.
- Đường ĐT.729 nối huyện nông thôn mới Đơn Dương với huyện Đức Trọng với tổng mức đầu tư dự kiến 995 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 199 tỷ đồng (tuyến đường dài khoảng 50,3km kết nối huyện Đơn Dương - Đức Trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao thương hàng hóa của hai địa phương cũng như các vùng lân cận).
- Dự án vay vốn tín dụng ngành dựa trên kết quả để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ nông nghiệp từ vốn vay ODA của Tổ chức JICA trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Một số dự án cấp bách cần được đầu tư đang trong quá trình vận động, tìm kiếm nhà tài trợ để đầu tư như: Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Lạt (giai đoạn 3); Dự án xây dựng Chính quyền điện tử; xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Lâm Đồng; Dự án mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Nhi Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng.
Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Một số dự án quan trọng cần được đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc, phục vụ khai thác và vận chuyển bô xít nhôm từ mỏ Tân Rai, huyện Bảo Lâm ra Quốc lộ 20: tổng mức đầu tư 1.248,202 tỷ đồng, đây là dự án đã được bố trí vốn từ NSTW giai đoạn 2011 - 2015 là 55 tỷ đồng, đây là dự án đã được bố trí vốn cho dự án đề nghị tiếp tục bố trí kế hoạch 2017 khoảng 150 tỷ đồng để triển khai.
- Dự án đầu tư xây dựng đường ĐT.724 (giai đoạn 1 đầu tư đoạn Đức Trọng - Lâm Hà) với tổng mức đầu tư dự kiến 2.000 tỷ đồng, kế hoạch 2017 đề nghị bố trí 300 tỷ đồng (giai đoạn 2 sẽ tiếp tục đầu tư phần còn lại để hoàn thành dự án).
- Chương trình kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ giáo viên: số phòng học tạm và nhà công vụ giáo viên cần được kiên cố hóa theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Kiên cố hóa Trường lớp học và nhà công vụ giáo viên 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 là 2.342 phòng học và 836 phòng công vụ giáo viên với tổng nhu cầu vốn là 2.160 tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm bổ sung 1.728 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 cho tỉnh Lâm Đồng, trong đó năm 2017 khoảng 400 tỷ đồng để thực hiện đề án.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường ĐT.721 và đường Tiên Hoàng - Đồng Nai Thượng được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 và bổ sung 2014 - 2016. Trong quá trình thực hiện dự án, một số cầu trên tuyến ĐT.721 vẫn chưa được đầu tư như: cầu Hai Cô, Suối Lớn, Vĩnh Ninh và do trượt giá vì vậy công trình chưa hoàn thành, đề nghị tiếp tục bổ sung vốn để hoàn thành 02 dự án trên trong năm 2016 với số vốn 377,976 tỷ đồng (Đường Tiên Hoàng - Đồng Nai Thượng huyện Cát Tiên: 39,07 tỷ đồng; Đường ĐT.721: 338,906 tỷ đồng)./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH NINH THUẬN
1. Thời gian qua, UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo các ngành, địa phương sử dụng ngân sách dự phòng hoặc tạm ứng của Nhà thầu để sửa chữa, khắc phục thiệt hại theo cơ chế phòng, chống thiên tai để giúp nhân dân ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách dự phòng còn lại của tỉnh rất eo hẹp vì đã sử dụng một phần ứng phó hạn hán kéo dài 6 tháng đầu năm 2016. Vì vậy, UBND tỉnh Ninh Thuận kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm, xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để khắc phục hậu quả do mưa lũ xảy ra với kinh phí khoảng 135,248 tỷ đồng, gồm: (1) Các loại giống cây trồng: 15,5 tỷ đồng; (2) Kinh phí hỗ trợ thiệt hại cây trồng, gia súc gia cầm, thủy sản: 32,323 tỷ đồng (3) Hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ dân bị thiệt hại trong vụ Mùa 2016: 1.000 tấn gạo (4) Hỗ trợ Chlorin dioxide (ClO2) để xử lý ao đìa nuôi trồng thủy sản: 10 tấn; (5) Hỗ trợ Benkocide để tiêu độc khử trùng, xử lý môi trường chăn nuôi: 10.000 lít; (6) về giao thông, thủy lợi: 86,4 tỷ đồng (cụ thể tại báo cáo số 273/BC-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Thuận).
2. Về thanh toán các dự án có liên quan đến Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ từ năm 2009 đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung chỉ đạo, triển khai công tác đền bù di dân tái định cư vùng xây dựng nhà máy Điện hạt nhân, đồng thời triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành 3 công trình và đang thi công 5 công trình hạ tầng về giao thông, thủy lợi, hạ tầng sản xuất và an sinh phục vụ cho việc triển khai xây dựng nhà máy Điện hạt nhân. Tuy nhiên, tại thông báo dự kiến phân bổ kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho tỉnh Ninh Thuận, thì Trung ương chưa bố trí vốn để đền bù và thanh toán các dự án hạ tầng phục vụ xây dựng nhà máy điện hạt nhân, trong đó có các dự án thành phần tuyến đường ven biển.
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, cho chủ trương sử dụng vốn dự phòng 10% kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để có nguồn thanh toán các dự án phát triển hạ tầng đã hoàn thành phục vụ triển khai xây dựng dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, với tổng kinh phí là 3.745 tỷ đồng/8 dự án.
3. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, đề nghị đưa danh mục các dự án đầu tư cấp thiết thuộc Đề án cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh Ninh Thuận vào Đề án cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các Tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đã được Thường trực Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện tại các Thông báo số 264/TB-VPCP ngày 03/8/2015 và số 318/TB-VPCP ngày 07/10/2016 của Văn phòng Chính phủ.
4. Theo quy định của Luật Ngân sách năm 2015 (khoản 6, Điều 7) quy định mức dư nợ vay của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.
Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội hiện còn nhiều khó khăn, thu ngân sách mới đáp ứng 30% nhu cầu chi, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nên gặp khó khăn trong quá trình vay vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, cấp bách phục vụ phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, chấp thuận chủ trương không áp dụng trần dư nợ vay đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có Ninh Thuận, trong quá trình vay vốn ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài.
5. Tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là một trong những nơi có tiềm năng phát triển điện gió và điện mặt trời lớn so với cả nước. Để triển khai chủ trương "phát triển Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước" theo kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 07/10/2016. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, cho phép các dự án điện gió đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được thụ hưởng giá bán điện như tỉnh Bạc Liêu (hiện nay Chính phủ quy định giá bán điện gió chung 7,8 UScents/kWh, tỉnh Bạc Liêu là 9,8 UScents/kWh).
Đồng thời, để tạo điều kiện cho tỉnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện mặt trời trên địa bàn, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sớm ban hành giá điện mặt trời cũng như cơ chế hỗ trợ về tài chính, tín dụng cho các nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Nhân dịp bước sang năm mới 2017; kính chúc Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các Tỉnh sức khỏe, hạnh phúc và thành công./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH NGHỆ AN
Tỉnh Nghệ An có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
1. Tỉnh Nghệ An tuy không ảnh hưởng trực tiếp của sự cố môi trường biển FOMOSA nhưng đã bị ảnh hưởng gián tiếp cũng rất nặng nề; vì vậy, đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho người dân với các nội dung cụ thể sau:
- Tàu thuyền đánh cá biển (các loại công suất) không hoạt động;
- Lao động trên các loại tàu nói trên;
- Các kho đông lạnh bảo quản thủy sản mà hàng ngày phải bảo quản bằng điện;
- Hỗ trợ cho các hộ dân nuôi ngao ven biển với quy mô trên 170 ha;
- Các phương tiện để tiếp tục giám sát, quan trắc môi trường biển.
2. Theo quy định tại khoản 3, Điều 11, Nghị định 15 ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thì nguồn vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án chỉ áp dụng cho các dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất dự án, còn các dự án do Nhà đầu tư đề xuất thì không được bố trí vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án. Đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu lại nội dung này để khuyến khích các nhà đầu tư đề xuất các dự án.
3. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1402 phê duyệt Kế hoạch áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 - 2025; Kính đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh việc thành lập các tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để giúp các Chủ đầu tư thực hiện tốt công tác đấu thầu.
4. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 2 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương có các văn bản hướng dẫn cụ thể để các địa phương tổ chức thực hiện. Cụ thể:
- Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc đối thuộc đối tượng đầu tư chương trình 30a giai đoạn 2016 - 2020 để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới; để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.
5. Kính đề nghị Trung ương, ưu tiên đầu tư các nguồn lực, chương trình dự án gắn với việc thực hiện Nghị quyết 26 NQ-BCT của Bộ chính trị về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; trong đó tập trung cho khu vực Tây bắc Nghệ An.
6. Bố trí nguồn lực ngân sách đáp ứng các chính sách đối với vùng DTTS mà Chính phủ đã ban hành./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH QUẢNG NAM
a) Do số giao dự toán cao, có điều tiết về TW (thu nội địa năm 2017, Chính phủ giao cho tỉnh là 14.150 tỷ đồng, tăng 60% so dự toán năm 2016, nguồn thu tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải). Tuy nhiên, do tình hình hoạt động sản xuất, lắp ráp, tiêu thụ ô tô trong năm 2017 và những năm trong thời kỳ 2017 - 2020 sẽ chịu tác động rất lớn do thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), nên các dòng xe lắp ráp trong nước gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, số thu ngân sách trên lĩnh vực này khó đạt dự toán giao. Ngoài ra, do đã tự chủ Ngân sách nên tỉnh khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát sinh; những chính sách theo quy định của Trung ương và thực hiện các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Vì vậy, trường hợp thu không đạt dự toán, kính đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét, hỗ trợ để địa phương cân đối ngân sách.
b) Khu vực Phía Tây của tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU để định hướng phát triển với 5 nhóm giải pháp. Trong đó, chú ý đến việc quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư, cải tiến phương thức sản xuất theo hướng gắn sản xuất với bảo vệ phát triển rừng và khai thác dưới tán rừng; tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đầu tư.
Vì vậy, kính đề nghị Chính phủ quan tâm sớm đầu tư đường Quốc lộ 14D từ nguồn ADB (Thủ tướng đã kết luận tại Thông báo số 354/TB-VPCP ngày 01/11/2016); đường Quốc lộ 40B để phát triển hành lang kinh tế Đông Tây 2, đồng thời mở rộng giao thương.
c) Kính đề nghị Thủ tướng sớm giao chi tiết và đảm bảo mức vốn hỗ trợ theo cam kết trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn đầu tư theo các chương trình mục tiêu, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch 2017, để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
d) Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 28/11/2016 đến ngày 20/12/2016, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt, đã thiệt hại đáng kể về người, hạ tầng thủy lợi, giao thông và sản xuất của nhân dân, với tổng thiệt hại ước tính khoảng 477 tỷ đồng.
Để đảm bảo sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, tỉnh đã hỗ trợ, động viên các gia đình bị thiệt hại, nhất là các gia đình có thiệt hại về người, nhà cửa, hộ nghèo, gia đình chính sách; tập trung huy động các lực lượng để hỗ trợ, khắc phục hậu quả, kịp thời triển khai vụ Đông Xuân 2016 - 2017.
Trước mắt, để hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả do mưa lớn, ngập lụt gây ra, kịp thời hỗ trợ phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016 - 2017 và hạ tầng giao thông, thủy lợi, kính đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét hỗ trợ cho địa phương khoảng 145 tỷ đồng./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
Kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành:
1. Về cơ chế, chính sách
(1) Về hướng dẫn nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hiện nay, Trung ương chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn thực hiện Chương trình này nên tỉnh chưa có cơ sở phân bổ kế hoạch năm 2017 nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện. Nhằm tạo điều kiện cho tỉnh hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, kính đề nghị Trung ương sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn để thực hiện.
(2) Chức năng thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Hiện nay, thẩm quyền của cơ quan thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư (có cấu phần xây dựng) quy định tại khoản b, mục 1, Điều 26, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Điều 49, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP, cùng 1 nội dung tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt dự án nhưng có 2 cơ quan thực hiện, dẫn đến tăng thủ tục hành chính và tốn kém thời gian. Kính đề nghị Chính phủ quy định lại giao cho các sở chuyên ngành tổng hợp, thẩm định tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt dự án.
(3) Công tác đấu thầu: Theo Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đấu thầu, không hướng dẫn số lượng hồ sơ mời thầu mà chủ đầu tư (Bên mời thầu) bắt buộc phải chuẩn bị để bán cho các nhà thầu tham dự. Đây cũng chính là kẽ hở các chủ đầu tư viện lý do để không bán hồ sơ mời thầu do chưa phô tô kịp hồ sơ, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong đấu thầu. Kính đề nghị trung ương hướng dẫn cụ thể về số lượng hồ sơ mời thầu tương ứng các mức giá gói thầu trước thời điểm phát hành, làm cơ sở buộc chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện.
(4) Tiếp tục duy trì chế độ hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập cho trẻ theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn tiếp theo (đến năm 2020); đồng thời tăng số tiền hỗ trợ hàng tháng để nâng chất lượng bữa ăn trưa cho các cháu tại cơ sở giáo dục mầm non.
(6) Sửa đổi, bổ sung một số nội dung ở Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, cụ thể: Tại khoản 4, 5 Điều 6: bổ sung trường phổ thông có học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ nhưng không có tổ chức bán trú. Bổ sung điều kiện để xác định học sinh bán trú tại điểm a, Khoản 1 Điều 4 vào Khoản 5 Điều 11 để làm căn cứ xác định học sinh bán trú.
(7) Cần quy định, bổ sung chế độ trợ cấp một lần tiền thờ cúng đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” từ trần như đối với người thờ cúng liệt sĩ. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà để thờ cúng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các liệt sĩ.
(8) Hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn vốn ngân sách Trung ương (khoảng 10 đến 15 triệu đồng/hộ) cho các hộ dân thực hiện xây dựng nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
(9) Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực công tác dân tộc, tuy nhiên, phần tổ chức thực hiện đa số quy định nguồn lực tài chính để thực hiện là nguồn lồng ghép của các chương trình, chính sách hiện có, không có nguồn lực riêng, đặc thù bố trí trực tiếp. Kính trình Chính phủ xem xét, bố trí nguồn lực tài chính có tính đặc thù, độc lập để cùng nguồn lực tài chính lồng ghép từ các chính sách hiện hành, tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong cơ chế, chính sách dân tộc.
2. Về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
(1) Cho phép tỉnh Quảng Ngãi được tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2017 và tiếp tục giải ngân nguồn vốn vay hỗ trợ này đến hết năm 2017.
(2) Về Đề án thành lập thị xã Đức Phổ trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi: Năm 2015, Bộ Xây dựng thẩm định, công nhận Đề án phân loại đô thị Đức Phổ tại Quyết định số 99/QĐ-BXD ngày 02/02/2016, UBND tỉnh đã hoàn thành việc lập Đề án thành lập thị xã Đức Phổ. Tuy nhiên, ngày 25/5/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; đối chiếu với quy định hiện hành, việc triển khai lập Đề án thành lập thị xã Đức Phổ gặp một số khó khăn, vướng mắc (UBND tỉnh đã báo cáo cụ thể tại Báo cáo số 207/BC-UBND ngày 14/11/2016 gửi Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan). Do vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp tỉnh thành lập thị xã Đức Phổ trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2017.
(3) Về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ba Tơ và huyện Sơn Hà để tái lập huyện Sông Hrê thuộc tỉnh Quảng Ngãi: Phương án điều chỉnh địa giới hành chính để tái lập huyện Sông Hrê đã được UBND tỉnh trình tại Tờ trình số 83/TTr-UBND ngày 28/7/2015 gửi Bộ Nội vụ xem xét, cho ý kiến. Việc tái lập huyện Sông Hrê là yêu cầu cấp thiết ở địa phương, là nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân ở các xã Khu Tây của huyện Ba Tơ và của huyện Sơn Hà. Do vậy, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo.
(4) Về Đề án xây dựng đội tàu đánh bắt hải sản hiện đại, hạ tầng cửa biển đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với hệ thống chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản: Quảng Ngãi có ngư trường khai thác rộng, vị trí địa lý thuận lợi, có đảo tiền tiêu gắn với an ninh, quốc phòng. Do vậy, cần hỗ trợ xây dựng đội tàu khai thác hải sản công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo; đầu tư phát triển hạ tầng hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản, hình thành Trung tâm nghề cá lớn tại khu vực miền Trung. Điều này phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước.
(5) Về việc hỗ trợ xây dựng huyện đảo Lý Sơn: Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi (Thông báo số 286/TB-VPCP ngày 09/9/2016), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý về chủ trương đầu tư trong kế hoạch đầu tư trung hạn (nguồn vốn riêng) hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn đối với các Dự án: Tuyến đê biển huyện Lý Sơn; Đường trục chính trung tâm huyện Lý Sơn; Đường cơ động kết hợp kè chống sạt lở đảo An Bình; Hệ thống hồ dự trữ nước mưa. Hiện nay, Tỉnh đã hoàn tất thủ tục đầu tư các Dự án theo quy định; kính đề nghị Thủ tướng và các Bộ, ngành quan tâm chỉ đạo và ủng hộ để góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đảo Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh theo Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương tỉnh được bổ sung một số nguồn lực đầu tư để thực hiện các dự án cấp bách, quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, một số dự án có ứng trước ngân sách và phát sinh nợ đọng XDCB mà phải dự kiến xử lý từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong điều kiện nguồn lực địa phương quá khó khăn phải cân đối để đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thì việc xử lý nợ đọng XDCB của các dự án này là một gánh nặng vượt quá khả năng của địa phương. Do vậy, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, xem xét hỗ trợ địa phương xử lý nguồn vốn ứng trước NSTW và một phần nợ đọng XDCB, trong đó bức xúc nhất là các khoản Chính phủ hỗ trợ nhưng Bộ Tài chính ghi ứng trước như: các khoản tạm ứng thực hiện các dự án cấp bách và an toàn hồ chứa; các dự án đường cứu hộ, cứu nạn theo Quyết định số 1962/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Dự án Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm tỉnh được Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn ...)
2. Trong bối cảnh nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt Nam có xu hướng cắt giảm; nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay ưu đãi hoặc vay thương mại địa phương không thể đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Chính phủ để được vay lại nguồn vốn ODA; cũng như không thể cân đối bố trí đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án theo tỷ lệ quy định. Do vậy, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, ưu tiên hỗ trợ địa phương cơ chế chính sách đặc thù để có điều kiện tiếp cận với các dự án ODA.
3. Tỉnh Quảng Trị có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng chưa được các doanh nghiệp, nhà đầu tư biết đến do chưa có những yếu tố lợi thế so với các tỉnh bạn, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Do vậy, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ thực hiện một số nội dung như: (1) tạo điều kiện cho tỉnh được tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan Trung ương chủ trì thực hiện theo Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. (2) giới thiệu các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài có tiềm lực đến đầu tư tại tỉnh. (3) đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và cập nhật thông tin, kỹ năng xúc tiến đầu tư, quản lý đầu tư nước ngoài. (4) Đề xuất lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP đối với các dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm của tỉnh.
4. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, ngày 02/12/2015, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản số 4746/UBND-ĐN kèm theo “Đề án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Trị” trình Chính phủ để đưa vào chương trình công tác năm 2016 của Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để xem xét, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện. Trong Đề án có đề xuất danh mục các dự án trọng điểm thu hút đầu tư trên tuyến EWEC tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 từ các nguồn vốn như: Ngân sách nhà nước, ODA, PPP ... Kính đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính quan tâm sớm phê duyệt, để tỉnh có điều kiện triển khai tổ chức thực hiện.
5. Kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ Công ty Điện lực Quốc Tế Thái Lan sớm hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) của dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1 và trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự án nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Quan tâm đối với phương án cấp điện cho huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
6. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững nhưng các Bộ, ngành Trung ương chưa có hướng dẫn cụ thể nên trong quá trình triển khai thực hiện địa phương rất lúng túng. Do vậy, kính đề nghị các Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn 2016 - 2020 để tạo sự chủ động, thống nhất cho các địa phương./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH SƠN LA
UBND tỉnh Sơn La trân trọng đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính một số nội dung sau:
1. Xem xét, bố trí vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện dự án đường nối Quốc lộ 37, huyện Bắc Yên với tỉnh lộ 106, huyện Mường La, tỉnh Sơn La (tuyến đường có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh, phá thế độc đạo từ Hà Nội đến trung tâm thành phố và các huyện Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, tạo thành một tuyến liên thông từ tỉnh Hòa Bình lên tới thủy điện Sơn La, nối thông sang tỉnh Yên Bái, đây cũng là tuyến đường đi dọc Sông Đà, qua 06 xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình đời sống của nhân dân các dân tộc còn rất khó khăn, chưa có đường đến trung tâm xã) với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng (UBND tỉnh đã rà soát, điều chỉnh lại quy mô so với nội dung đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn tại báo cáo số 364/BC-UBND ngày 30/10/2015). Đồng thời cân đối hỗ trợ tỉnh 440 tỷ đồng để đầu tư 05 tuyến đường đến trung tâm xã đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn nhưng trong dự kiến kế hoạch 2016 - 2020 chưa cân đối được nguồn vốn.
2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bệnh viện đa khoa 500 giường tỉnh Sơn La sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 (UBND tỉnh đã trình tại tờ trình số 342/TTr-UBND ngày 17/11/2016 và 390/TTr-UBND ngày 08/12/2016) làm cơ sở để UBND tỉnh sớm hoàn thiện hồ sơ dự án và triển khai thực hiện từ kế hoạch năm 2017.
3. Một số nội dung liên quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia
3.1. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án trong các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Qua nghiên cứu, cơ chế này rất khó thực hiện đối với các dự án thuộc chương trình và các tỉnh miền núi khó khăn như tỉnh Sơn La, nhất là đối với các tiêu chí do UBND xã quản lý, Tiêu chí kỹ thuật không phức tạp, có thiết kế mẫu và thiết kế điển hình; tiêu chí sử dụng một phần ngân sách nhà nước, phần kinh phí còn lại do nhân dân đóng góp...
Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các địa phương và xem xét, điều chỉnh bổ sung (nếu cần thiết) đảm bảo thuận tiện, dễ thực hiện (có thể xem xét như sau: thuộc nội dung đầu tư của các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020; dự án có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng; dự án nằm trên địa bàn 01 xã; thuộc danh mục loại dự án đặc thù do UBND cấp tỉnh ban hành).
3.2. Về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn: Do các chương trình mục tiêu đều đã có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020 và tổng mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành TW giao do đó để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải gửi các Bộ, ngành, Trung ương thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, ủy quyền cho tỉnh chủ động tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định.
3.3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
3.4. Đề nghị Chính phủ ủy quyền cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đến từng chương trình 30a, 135, tiểu dự án thuộc chương trình để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện
4. Đề nghị bổ sung kế hoạch vốn còn thiếu để hoàn thành Đề án Ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân Sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2017 vào năm 2017 đúng tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, số vốn 596.636 triệu đồng. Đồng thời cho phép tỉnh Sơn La áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 (trước mắt xác định theo tiêu chí thu nhập) để thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo còn lại thuộc đối tượng của Đề án (UBND tỉnh đã trình Thủ tướng tại tờ trình số 408/TTr-UBND ngày 22/12/2016).
5. Về dự án cấp điện nông thôn tỉnh Sơn La: Trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính xem xét quan tâm, ưu tiên bố trí bổ sung các nguồn vốn để tỉnh Sơn La thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
- Kế hoạch 2016 - 2020: Đề nghị cân đối cho tỉnh từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn ODA 716 tỷ đồng. Địa phương cam kết bố trí đủ nguồn ngân sách địa phương 126 tỷ đồng theo Quyết định đã phê duyệt; trong đó năm 2017 đề nghị cân đối từ ngân sách Trung ương, và nguồn vốn ODA 175 tỷ đồng, ngân sách địa phương đã cân đối bố trí đối ứng 30 tỷ đồng để triển khai dự án.
6. Về chương trình bảo vệ phát triển rừng:
Trân trọng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng bổ sung nguồn vốn chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho tỉnh để thực hiện các dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phòng, chống lũ lụt, sạt lở đất, bảo vệ dân cư tại các địa bàn trọng điểm của tỉnh, đảm bảo nguồn nước cho thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình. Đồng thời cho phép bố trí kế hoạch vốn năm 2017 đối với các dự án lâm sinh có tỷ lệ giải ngân hết 30/09/2016 đạt dưới 30%) và bổ sung kế hoạch vốn năm 2017 cho các dự án bảo vệ phát triển rừng để tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng năm 2017.
7. Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành ban hành Nghị định quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước triển khai từ 01/01/2017 theo quy định của Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012 để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
8. Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét cấp bù số hụt thu do thực hiện chính sách thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện năm 2016 trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm, số tiền 103,5 tỷ đồng
9. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức hỗ trợ thực hiện chính sách theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 từ 80.000 đồng lên 250.000 đồng/người/năm đối với khu vực II và từ 100.000 đồng lên 300.000 đồng/người/năm đối với khu vực III./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH TÂY NINH
1. Đề nghị Trung ương sớm triển khai các dự án: Đường tuần tra biên giới; Đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, Tây Ninh. Đồng thời, đề nghị Trung ương bổ sung vào quy hoạch sớm triển khai tuyến đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (qua thành phố Tây Ninh).
2. Hiện nay trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia của tỉnh Tây Ninh còn 07 vị trí mốc chưa được xác định, đề nghị Trung ương sớm chuyển vẽ khu vực trên để tỉnh Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới của tỉnh.
3. Tạo cơ chế thực hiện liên kết vùng mạnh mẽ hơn, phát huy được lợi thế của từng địa phương, có sự hỗ trợ để cùng phát triển.
4. Hiện nay, Việt kiều Campuchia về nước khá nhiều, nên có chính sách chung, thống nhất để tháo gỡ những khó khăn và tạo điều điều cho bà con sinh sống./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH TIỀN GIANG
1. Giao thông
Có kế hoạch đầu tư mở rộng 9 cầu hẹp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên QL.1 đoạn qua Tiền Giang có khổ cầu 02 làn xe không phù hợp với quy mô đường đã được đầu tư 04 làn xe, từ nguồn vốn OBT tuyến tránh Cai Lậy hoặc vốn ngân sách nhà nước từ nguồn trung hạn giai đoạn 2016 -2020. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1, dự án BOT Quốc lộ 30. Sớm có chủ trương về dự án cầu Mỹ Thuận 2 phục vụ tuyến cao tốc TP.HCM - Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Rạch Miễu 2 hiện nay đã mãn tải.
Triển khai nhanh dự án nâng cấp mở rộng kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2 vì hiện nay sạt lở nghiêm trọng và bị ùn tắc giao thông. Nâng cấp mở rộng 02 tuyến đường thủy nội địa do Trung ương quản lý gồm: Kênh 28 và Kênh Nguyễn Tấn Thành để tạo thuận lợi cho các tàu, thuyền lưu thông từ sông Tiền vào tuyến Hành lang 2 vừa được Bộ GTVT nâng cấp.
2. Y tế
Bộ Y tế điều chỉnh, bổ sung danh mục trang thiết bị theo Quyết định 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002, Quyết định số 1020/QĐ-BYT ngày 22/3/2008 và Quyết định 3333/QĐ-BYT ngày 08/9/2008 cho phù hợp với Danh mục phân tuyến kỹ thuật theo Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Bộ Tiêu chí quốc gia Y tế xã giai đoạn đến năm 2020, hướng dẫn thực hiện để tạo điều kiện nâng cấp trang thiết bị và phát triển hoạt động y tế, góp phần nâng chất lượng phục vụ bệnh nhân.
3. Tư pháp
Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế cho phù hợp.
4. Khoa học và Công nghệ
Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, ban hành các văn bản hướng dẫn về phát triển thị trường khoa học và công nghệ áp dụng cho các địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, thúc đẩy, kích cầu thị trường KH&CN; hỗ trợ phát triển hàng hóa, thương mại hóa sản phẩm KH&CN, phát triển tài sản trí tuệ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ.
Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 121/2014/TTLT-BTC-BKH&CN theo hướng dẫn cho phép các tổ chức KH&CN mua sắm và khấu hao tài sản vào dự toán thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2014/NĐ-CP theo hướng các nội dung chi cho việc tăng cường năng lực về trang thiết bị cho hoạt động quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
5. Thông tin và Truyền thông
Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Chính phủ xem xét, ban hành quy định về thuê dịch vụ công nghệ thông tin bổ sung, thay thế Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/11/2014 quy định thí điểm về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để đảm bảo điều kiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ để tỉnh thực hiện một số nội dung sau:
(1) Sớm triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
(2) Bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng cầu Tình Húc vượt sông Lô, thành phố Tuyên Quang.
(3) Khởi công mới 02 công trình giao thông ngay trong năm 2017, đây là hai dự án quan trọng có tính động lực liên kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gồm:
- Dự án 02 tuyến đường dọc hai bên bờ sông Lô đấu nối với các tuyến QL37, QL2C, đường Hồ Chí Minh liên kết với đường cao tốc nối thành phố Tuyên Quang với cao tốc Lào Cai - Nội Bài.
- Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ Trung tâm xã Vân Sơn qua các thôn Vộc Dầu, Xóm Mới, nhánh vào thôn Mãn Sơn đi xã Hồng Lạc, xã Sầm Dương đến thôn Phan Lương, xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(4) Bố trí vốn để đầu tư nâng cấp đường vào khu di tích lịch sử quốc gia cách mạng Lào tại thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (theo Thông báo số 156/TB-VPCP ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ, Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang).
(5) Đầu tư xây dựng Dự án làm mới tuyến đường từ đường Quang Trung, thành phố Tuyên Quang đến đường tránh ngập xã Lăng Quán, xã Thắng Quân, huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
(6) Tăng mức hỗ trợ vốn đầu tư (vốn đầu tư các tỉnh, huyện mới chia tách) xây dựng hạ tầng trung tâm huyện lỵ Yên Sơn (tại địa điểm mới); huyện mới chia tách huyện Lâm Bình.
(7) Tiếp tục giao vốn Trái phiếu Chính phủ để tỉnh Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2020 (theo Quyết định số 1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
(8) Tiếp tục bổ sung kinh phí cho tỉnh để thực hiện các dự án kè chống sạt lở bờ sông Lô; kè bờ sông Gâm hạ lưu nhà máy thủy điện Tuyên Quang, khu vực thị trấn Na Hang, huyện Na Hang; kè bờ sông Gâm đoạn qua thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa (hiện công trình đang bị dãn tiến độ thi công).
(9) Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Dương để thành lập một huyện mới thuộc tỉnh Tuyên Quang.
(10) Tiếp tục bố trí vốn đầu tư từ NSTW cho tỉnh thực hiện Dự án đầu tư cấp điện cho các thôn, bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc chưa có điện giai đoạn 2013 - 2020 (hiện nay Trung ương dự kiến vốn đầu tư từ NSTW giai đoạn 2016 - 2020 là 63 tỷ đồng/386 tỷ đồng là quá ít).
(11) Phân bổ số vốn còn thiếu cho dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang (theo Quyết định số 1766/QĐ-TTg) là 1.145,771 tỷ đồng./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH THANH HÓA
Để tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
1. Về phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp
- Hiện nay, trên bình diện cả nước cũng như ở Thanh Hóa, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ chi phối; đây là lực lượng doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, sử dụng ít doanh nghiệp ít, năng lực cạnh tranh thấp. Để hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp này có điều kiện phát triển, đề nghị Chính phủ sớm hoàn thiện và trình Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện có khoảng 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể (riêng tỉnh Thanh Hóa có khoảng 90 nghìn hộ), trong đó nhiều hộ kinh doanh có quy mô vốn, sử dụng số lao động vượt quy định bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Đây là lực lượng rất lớn có thể chuyển đổi để hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Để khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi, thành lập Doanh nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể cho đối tượng này, như: hỗ trợ về thủ tục, miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, kinh phí đào tạo...
- Tại Khoản 2, Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 quy định các dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, Điểm a, c Khoản 5 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định hồ sơ của các dự án được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước phải có giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan rà soát và điều chỉnh các quy định cho phù hợp với quy định của Luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.
- Tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường quy định “Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án”. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư và Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định: “Hồ sơ đăng ký đầu tư không bao gồm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cơ quan đăng ký đầu tư không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác”. Điều này cũng gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để tránh chồng chéo về hồ sơ thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để các địa phương thực hiện.
2. Về công tác bảo vệ môi trường
- Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong năm khu kinh tế trọng điểm cả nước và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng lên 106 nghìn ha. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động; thời gian tới, nhiều dự án lớn, trọng điểm cũng sẽ hoàn thành đi vào hoạt động; tuy nhiên, trong khu kinh tế hiện chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung do vốn đầu tư rất lớn (khoảng 100 triệu UDDS). Để đảm bảo đủ năng lực kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, tỉnh Thanh Hóa kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương hỗ trợ đầu tư hệ thống quan trắc cảnh báo, giám sát ô nhiễm môi trường trong Khu kinh tế Nghi Sơn, đồng thời hỗ trợ, ưu tiên kêu gọi đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trong khu kinh tế.
- Đề nghị Chính phủ quan tâm tăng tỷ lệ ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, đảm bảo ngân sách dành cho sự nghiệp môi trường đạt 2% tổng chi ngân sách (hiện nay mới đạt khoảng 1%).
3. Về công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức, viên chức
- Nhằm tăng cường sự phân cấp trong công tác quản lý cán bộ, tạo sự chủ động trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương không quy định cứng số lượng cấp phó các sở, ngành và các phòng, ban, đơn vị; việc xác định số lượng cấp phó các sở, ngành ở các tỉnh, cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như: diện tích; quy mô dân số; số lượng và phân loại đơn vị hành chính; quy mô, tính chất của ngành, lĩnh vực và đặc thù của địa phương, để đảm bảo đủ số cán bộ, đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa nếu quy định số lượng cấp phó bằng các tỉnh khác, thì hoạt động của các sở, ngành sẽ rất khó khăn.
- Công tác tuyển dụng công chức, viên chức hiện nay đang gặp một số khó khăn, bất cập do chưa có sự thống nhất trong việc tính kết quả học tập, điểm tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo (có trường đào tạo theo tín chỉ, có trường không; đào tạo ở nước ngoài không tính điểm như đào tạo trong nước). Để tạo sự thống nhất trong toàn quốc, tạo thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực hiện, đề nghị Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
- Tỉnh Thanh Hóa đang lập Đề án thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và thí điểm thành lập một số Trung tâm hành chính công cấp huyện. Tuy nhiên, Trung ương hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về Trung tâm này, như: đây là đơn vị hành chính hay sự nghiệp, tên gọi, vị trí pháp lý, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy chế phối hợp... Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương có quy định, hướng dẫn cụ thể về Trung tâm hành chính công nhằm tạo sự thống nhất trong toàn quốc và thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện.
4. Về công tác giảm nghèo
- Để động viên, khuyến khích người dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại nhà nước, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương xem xét, hạn chế thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân như: chính sách theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg , chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, gia đình chính sách theo Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg...; chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện, ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm mới, đào tạo nghề...
- Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, tỉnh Thanh Hóa kính đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm bổ sung kinh phí để thực hiện các chính sách đang thực hiện trên địa bàn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng (Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg), hỗ trợ hộ nghèo xây dựng phòng ở tránh bão lụt khu vực miền trung (Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg), hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Quyết định số 755/QĐ-TTg).
- Kính đề nghị Bộ Tài chính quan tâm, cân đối đủ nguồn ngân sách cho các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều.
5. Về an toàn thực phẩm
- Để nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đề nghị Chính phủ ban hành chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực các cơ sở kiểm nghiệm, xét nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời, ban hành chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ sản xuất an toàn.
- Để tạo thuận lợi cho các địa phương trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề: (1) công tác quản lý và xác nhận nguồn gốc sản phẩm (bao gồm cả nguồn gốc ban đầu nhỏ lẻ); (2) cơ chế quản lý các sản phẩm có nguồn gốc khi lưu thông trên thị trường; (3) quy định về tiêu chí xác định chợ, bếp ăn tập thể và xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH VĨNH LONG
Ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết khi trong năm 2016 đã xảy ra các đợt thiên tai ở mức độ khốc liệt như: trận rét đậm, rét hại lịch sử (60 năm) xảy ra ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, đợt hạn hán lớn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và đặc biệt là đợt hạn, mặn lịch sử (100 năm) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy, để giúp các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng ổn định sản xuất, tăng cường liên kết hạn chế những thiệt hại do biến đổi khí hậu, tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung liên kết (về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiết lập thông tin vùng,...) theo “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ của các bộ, ngành và địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020” đính kèm Quyết định số 2220/QĐ-TTg ngày 17/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đề nghị ưu tiên triển khai ngay nội dung “Phát triển bộ giống vật nuôi, cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu” và “chính sách chung phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo chuỗi giá trị” trong năm 2017; đặc biệt sớm ban hành “Cơ chế giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện quy chế thí điểm liên kết vùng” để đảm bảo các nội dung liên kết được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả thiết thực.
Nông nghiệp là ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng ĐBSCL, do đó để đảm bảo duy trì tăng trưởng của các tỉnh trong vùng, tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ vùng khắc phục hậu quả của hạn mặn trong năm 2016, đồng thời tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các tỉnh trong vùng thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu; các dự án nâng cấp, sửa chữa hệ thống công trình ngăn mặn, đê bao, cống, nạo vét kênh rạch để lấy và trữ nước ngọt phục vụ tưới tiêu, kiểm soát xâm nhập mặn./.
KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
1. Tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ rất lớn, mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc, Nhu cầu chi đầu tư phát triển của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là 52.689 tỷ đồng, trong khi đó, vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 được Trung ương giao số kiểm tra là 25.120 tỷ đồng (chưa đáp ứng được 50% nhu cầu đầu tư). Do vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giữ nguyên tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 như giai đoạn 2011 - 2015 (Trung ương 40% - Địa phương 60%) để giúp địa phương tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tiếp tục thu hút đầu tư nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
2. Vĩnh Phúc là tỉnh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là vấn đề ngập lụt. Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc; hiện nay tỉnh đã hoàn thiện thủ tục dự án theo quy định. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền sớm phê chuẩn.
Mặt khác, để tăng hiệu quả việc tiêu thoát lũ, chống ngập úng khu vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ đầu tư cho dự án Khơi thông luồng tiêu các tiểu khu kết nối vào Dự án ứng phó chống biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 và cho phép tỉnh Vĩnh Phúc được vay vốn ODA Hàn Quốc đầu tư dự án thoát và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên.
3. Thực hiện quy định của Chính phủ tại Điểm e Mục 3 Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép giải ngân, thanh toán đối với các dự án đầu tư có quyết định phê duyệt sau ngày 31/3/2016 được đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương như: nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, nguồn tăng thu ngân sách hàng năm, nguồn khác của ngân sách cấp tỉnh và nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ (các nguồn vốn nêu trên không nằm trong tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kiểm tra) nhằm phát triển du lịch, thu hút đầu tư, đảm bảo ATGT, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai (Công văn số 5544/UBND-KT2 ngày 16/8/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Thủ tướng Chính phủ).
4. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương tạo điều kiện để Vĩnh Phúc được đầu tư dự án Trường Đua ngựa và cho phép tỉnh Vĩnh Phúc triển khai xây dựng Casino tại Khu du lịch Tam Đảo nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm về dịch vụ du lịch của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
5. Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét điều chỉnh giảm số giao thu NSNN năm 2017 cho tỉnh Vĩnh Phúc để sát với tình hình thực tế (số thu nội địa TW giao: 34.827 tỷ đồng; địa phương xây dựng: 19.969 tỷ đồng, chênh lệch 14.816 tỷ đồng)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.