BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 87/TCT-CS | Hà Nội, ngày 08 tháng 1 năm 2010 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Kon Tum.
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4033/CT-TTHT ngày 03/12/2009 của Cục thuế tỉnh Kon Tum nêu vướng mắc trong việc xử lý đối với hàng hóa bị tổn thất của doanh nghiệp xuất khẩu, Tổng cục thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ vào điểm 2.1 Mục IV, Phần C, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
" Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Mục này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng theo quy định của Pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của Pháp luật."
Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp khi xuất khẩu có khối lượng hàng xuất giao qua cân tại trạm cân của cảng (cân bờ) lớn hơn khối lượng khi cân lại bằng phương pháp đo mớn nước. Sự chênh lệch này được xác định là do thay đổi phương pháp cân, trên thực tế không có tổn thất hay hao hụt về số lượng và khối lượng hàng hóa nên không được xem là tổn thất trong trường hợp bất khả kháng, do đó không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Kon Tum được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.