TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86541/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty Luật TNHH Justiva Law
(Đ/c: Tầng 3 số 11 Bis Phan Ngữ, Đaokao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, MST: 0316068011)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 1920/2020/CV-JLF ngày 01/09/2020 của Công ty Luật TNHH Justiva Law (sau đây gọi là Công ty) hỏi về xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội:
+ Tại Điều 18 quy định về nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế:
“1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan....”
+ Tại Điều 19 quy định về quyền hạn của cơ quan quản lý thuế:
“...3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật
6. Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế....”
+ Tại Điều 23 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án:
“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan quản lý thuế.”
+ Tại Điều 108 quy định về xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế:
“1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Điều 18, Điều 19 Luật Quản lý thuế Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế, trong đó có quyền được thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật
Trường hợp Công ty có hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân thì đề nghị Công ty phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hoặc chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền nếu phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm.
Trường hợp Công ty có vướng mắc về chính sách thuế thì đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế TP Hồ Chí Minh để được hỗ trợ, giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Luật TNHH Justiva Law được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.