BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 843/LĐ-TBXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1996 |
CÔNG VĂN
SỐ 843/LĐ-TBXH NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1996 CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội Việt Nam, |
Trong quá trình thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội, các ngành, các địa phương và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phản ánh một số vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
I. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRƯỚC KHI BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Người thuộc diện được tính thời gian công tác quy đổi theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động nếu có trường hợp chưa được tính hoặc tính chưa đúng thì những trường hợp đó được tính cho đúng, cho đủ về thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Người thuộc diện điều chỉnh lại tiền lương để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Nghị định 27/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ mà chưa được điều chỉnh đúng thì nay Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giải quyết theo quy định tại Nghị định số 27/CP, Thông tư số 14/LĐ-TBXH ngày 2/6/1993, công văn số 2271/BHXH ngày 6/7/1993, công văn số 4671/LĐ-TBXH-CV ngày 31/12/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người bị tai nạn lao động trước ngày 1/1/1995 chưa được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giải quyết như sau:
a) Những trường hợp đã được giám định thương tật trước ngày 1/1/1995 thì căn cứ vào thời điểm bị tai nạn lao động được giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 hoặc Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ. Trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày có kết quả giám định thương tật.
b) Những trường hợp chưa được giới thiệu đi giám định thương tật thì cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giới thiệu đi giám định hoặc những trường hợp đã được giới thiệu đi giám định y khoa nhưng chưa được giám định thì nay được Hội đồng Giám định y khoa giám định thương tật và giải quyết chế độ theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày có kết quả giám định thương tật.
4. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chết trước ngày 1/1/1995 nếu có thân nhân đã đủ điều kiện hưởng tiền tuất (khi người lao động chết) mà chưa được trợ cấp tiền tuất thì căn cứ vào thời điểm người lao động chết Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố giải quyết theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 hoặc Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ.
5. Đối với những người thuộc diện quy định tại điểm 7 phần D Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mà chưa được giải quyết thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tiếp tục giải quyết như sau:
- Người hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ đã tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu được tính lại mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng. Trường hợp mức lương hưu được tính lại theo bình quân tiền lương 5 năm mà thấp hơn mức lương hưu tính theo tiền lương bình quân 10 năm thì được bảo lưu mức lương hưu cũ đã hưởng.
- Đối với người khi về nghỉ việc có đủ tuổi đời 60 đối với nam, 55 đối với nữ và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên đã hưởng hưu trí một lần theo quy định tại Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ thì được tính hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội và phải hoàn trả số tiền trợ cấp một lần đã nhận.
6. Đối với những trường hợp cá biệt đã nghỉ việc trước ngày 1/1/1995 do chờ giải quyết chế độ, do ốm đau dài ngày, do bị tù, đi công tác ở nước ngoài về, hoặc những người đã nghỉ việc từ ngày 1/1/1995 trở đi nhưng chưa chuyển xếp lương mới mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc chế độ bảo hiểm xã hội một lần thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xem xét giải quyết hưởng lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần, hoặc chế độ tử tuất quy định tại Mục IV và Mục V Chương II của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của các đối tượng trên được tính đến khi nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội thực hiện chuyển đổi lương cũ sang lương mới theo quy định tại điểm 6 Mục IV Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
II- GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG KHI THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Đối với người thuộc diện nghỉ việc chờ đủ tuổi đời theo quy định để hưởng lương hưu hàng tháng, thực hiện theo quy định tại tiết C điểm 3 Mục IV Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chế độ tử tuất đối với cán bộ nghỉ hưu thuộc diện ưu đãi hoạt động Cách mạng trước tháng 8/1945 chết thực hiện như sau:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ về mai táng phí và tiền tuất theo quy định tại các điều từ 31 đến 35 của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết phần chênh lệch cao hơn giữa mức tiền tuất hàng tháng quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ và mức tiền tuất hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
| Trần Đình Hoan (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.