BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 812/BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014 |
Kính gửi: | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương |
Triển khai thực hiện Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện nghèo (huyện 30a) như sau:
1. Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở các huyện hàng năm và 5 năm (căn cứ nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, bố trí dân cư ở các huyện nghèo thuộc Chương trình 30a) nhằm tạo chuyển biến rõ nét về sản xuất và thu nhập cho nông dân, hình hình vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn xã, liên xã hoặc toàn huyện. Đồng thời, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định các mức hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng phù hợp với thực tế của địa phương.
c) Hướng dẫn các huyện xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bố trí dân cư đã được phê duyệt về mục tiêu, giải pháp, tổng mức vốn thực hiện, trong đó có hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, có thể từ 1 năm đến 3 năm, gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ sản phẩm, kết thúc dự án phải hình thành được vùng sản xuất hàng hóa….)
d) Về vốn hỗ trợ phát triển sản xuất: ngoài vốn hỗ trợ từ Trung ương cho các huyện theo quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg , các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
2. Phạm vi, đối tượng thực hiện hỗ trợ
a) Phạm vi địa bàn thực hiện: 64 huyện nghèo (62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ và 2 huyện nghèo theo Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Đối tượng áp dụng: Là hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn các xã, thị trấn thuộc 64 huyện nghèo khi tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
c) Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ: Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, theo dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất được UBND huyện phê duyệt.
3. Các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp
- Về khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng): áp dụng Thông tư số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/06/2013 của liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn chế độ quản lý, sản xuất kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.
- Về trồng rừng và phát triển rừng: áp dụng Thông tư số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hỗ trợ khai khoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp: áp dụng theo Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”
c) Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch: áp dụng Thông tư số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông và các văn bản hướng dẫn khác (nếu có)
d) Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm: Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm : Lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng trâu bò; dịch tả, dịch tai xanh ở lợn; cúm gia cầm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y) hướng dẫn các huyện 30a xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tiêm phòng phù hợp với điều kiện của địa phương và các qui định hiện hành về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cung ứng vật tư, thuốc thú y. Kinh phí hỗ trợ tiêm phòng được sử dụng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương cho các huyện và lồng ghép từ các nguồn khác (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo các nội dung hướng dẫn trên đây nếu có vướng mắc, địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.