BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8025/BYT-MT | Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; |
Trong năm 2011 và 09 tháng đầu năm 2012, công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã được các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo, các cơ sở lao động và người lao động triển khai thực hiện. Tuy nhiên, số người bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn có xu hướng gia tăng; Số liệu báo cáo của ngành y tế cho thấy trong năm 2011 có 165.313 trường hợp bị tai nạn lao động, 2077 trường hợp tử vong do tai nạn lao động được ghi nhận tại cộng đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã có 1812 trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện. Tổng số cộng dồn bệnh nghề nghiệp đến tháng 6/2012 là 27.296 trường hợp. Cho đến nay chỉ có 10-15% số cơ sở lao động trên toàn quốc được giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Số người được huấn luyện vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn ít, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo giám sát môi trường lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp của các trung tâm Y tế dự phòng/trung tâm Sức khỏe môi trường lao động/ y tế bộ ngành còn thiếu.
Để chủ động phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động góp phần ổn định, phát triển sản xuất, trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở lao động cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
1. Các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở lao động thuộc ngành và lĩnh vực quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động: cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động; lập hồ sơ vệ sinh lao động; khám sức khỏe tuyển dụng để bố trí công việc phù hợp, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ảnh hưởng của môi trường lao động đối với sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp và thực hiện các can thiệp phòng chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ cao đối với sức khỏe người lao động như khai thác mỏ, xây dựng, hóa chất.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trên địa bàn như sau:
2.1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động để phân tích các nguyên nhân, đề ra các giải pháp tích cực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, đảm bảo sức khỏe người lao động.
2.2. Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, huấn luyện cho người sử dụng lao động, người lao động trong các cơ sở lao động về quản lý vệ sinh lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; các biện pháp sơ cấp cứu tai nạn lao động; các quy định của pháp luật lao động, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2.3. Chỉ đạo Sở Y tế rà soát các đơn vị thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động trên địa bàn và làm thủ tục công bố đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động; tổ chức đo, kiểm tra môi trường lao động và lập Hồ sơ vệ sinh lao động cho toàn bộ các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý. Rà soát và củng cố các cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp; tổ chức khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và lập Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động; tổng hợp số liệu về vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền.
2.4. Chỉ đạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác an toàn vệ sinh lao động; tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe người lao động. Kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
3. Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chủ động thông tin, tuyên truyền về công tác đảm bảo vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp của các địa phương, cơ sở lao động.
4. Các cơ sở lao động củng cố và hoàn thiện bộ phận An toàn - vệ sinh lao động, bộ phận y tế cơ sở và mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tăng cường công tác tự kiểm tra về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, huấn luyện về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và sơ cấp cứu cho người lao động; phổ biến, hướng dẫn, huấn luyện các quy định của pháp luật lao động, quy trình và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong cơ sở lao động; thực hiện đo, kiểm tra môi trường lao động định kỳ, lập hồ sơ vệ sinh lao động của đơn vị; thực hiện khám sức khỏe tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về bảo hộ lao động để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Đề nghị các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp và đảm bảo sức khỏe người lao động trong sản xuất.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.