THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/TTg-KTN | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 3122/BC-BNN-LN ngày 20 tháng 10 năm 2008), ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường (công văn số 3994/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13 tháng 10 năm 2008 và số 5329/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 31 tháng 12 năm 2008) về báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xác định ranh giới cụ thể 3 loại rừng cả trên bản đồ và trên thực địa (theo nội dung của Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và tiến hành điều chỉnh những sai lệch (nếu có) cho phù hợp giữa bản đồ và thực địa.
- Thẩm định kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 – 2020 phù hợp với Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2007.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan xây dựng Dự án Tổng điều tra, kiểm kê (xác định số lượng, chất lượng) rừng gắn với Dự án tổng điều tra kiểm kê đất lâm nghiệp toàn quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện trong giai đoạn 2010 đến 2015.
Dự án tổng điều tra, kiểm kê đất lâm nghiệp và rừng cần được nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn trong 5 năm, mỗi năm điều tra, rà soát, kiểm kê xác định rõ một vùng (có thể là một số tỉnh), Xây dựng hồ sơ quản lý, phục vụ cho công tác quản lý, khai thác tài nguyên đất và rừng hiệu quả.
2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan xây dựng Dự án tổng điều tra, kiểm kê đất lâm nghiệp toàn quốc, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện trong giai đoạn 2010 đến 2015.
Thành lập Ban Chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện đồng thời Dự án tổng điều tra, kiểm kê đất lâm nghiệp toàn quốc giai đoạn 2010 – 2015 với Dự án Tổng điều tra, kiểm kê (xác định số lượng, chất lượng) rừng để tiết kiệm kinh phí và thuận tiện trong việc xử lý kết quả kiểm kê. Việc tổng điều tra kiểm kê phải bảo đảm sử dụng các phương tiện khoa học và kỹ thuật tiên tiến, kết hợp với kiểm tra, đo đếm, xác định tại hiện trường; nhằm bảo đảm các số liệu có độ tin cậy cao, làm căn cứ để chấn chỉnh lại công tác quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất ban hành các quy định và tiêu chí kiểm kê, thống kê xác định đất lâm nghiệp, trên cơ sở các loại đất đã được Quốc hội thông qua, đồng thời phối hợp làm rõ trách nhiệm quản lý đất đai lâm nghiệp giữa hai Bộ.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh, thành phố, chuẩn bị các điều kiện để tiến hành tổng điều tra, kiểm kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc.
Đối với những diện tích rừng trồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các Chương trình 327 và Dự án 661 trên đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, sau rà soát, quy hoạch lại, được chuyển đổi sang rừng sản xuất (và ngược lại từ rừng sản xuất quy hoạch lại sang rừng phòng hộ và đặc dụng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo đúng quy định hiện hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.