BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 791/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2012 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong thời gian vừa qua tại Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên tôm, gây tỷ lệ chết cao ở cả tôm sú và tôm chân trắng. Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh trở nên nghiêm trọng, ví dụ như tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, bệnh xuất hiện trên 60% diện tích nuôi tôm. Ước tính ban đầu có hơn 30.000 hộ nuôi tôm bị thiệt hại do đợt dịch nói trên. Bệnh lây lan nhanh do tác nhân lây nhiễm hiện vẫn chưa được xác định. Dấu hiệu bệnh lý và đặc điểm lây lan không giống bất kỳ vụ dịch bệnh tôm nào từng xảy ra trước đây tại Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã áp dụng một số biện pháp nhằm khống chế dịch bệnh, tuy nhiên dịch bệnh vẫn trong tình trạng khẩn cấp, có các dấu hiệu cho thấy bệnh vẫn tiếp tục lây lan. Ba tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh là 3 tỉnh sản xuất tôm chính của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 70% sản lượng tôm của cả vùng). Hầu hết các hộ nông dân có nguồn thu nhập duy nhất là nuôi tôm đang bị tác động mạnh tới sinh kế, do không đủ khả năng chi trả cho việc mua giống mới cho vụ nuôi tiếp theo do vụ nuôi trước thất bại. Thêm vào đó, cơ quan quản lý thú y thủy sản và nuôi trồng thủy sản cần phải được hỗ trợ tăng cường hiểu biết về nguyên nhân của bệnh và các biện pháp thích hợp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT đã làm việc với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và đề nghị FAO hỗ trợ giải quyết tình trạng dịch bệnh tôm khẩn cấp đang diễn ra tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Phía FAO đã đồng ý hỗ trợ cho Việt Nam một dự án về “Hỗ trợ khẩn cấp khống chế sự lây lan dịch bệnh chưa được xác định trên tôm” với ngân sách dự tính là 500.000 USD. Thời gian thực hiện trong 1 năm.
Mục tiêu của Dự án là đưa ra các hỗ trợ có tính cấp thiết giải quyết tình trạng khẩn cấp đang diễn ra thông qua việc cung cấp con giống tới 2.000 hộ nuôi nghèo cho vụ nuôi tiếp theo, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật nhằm xác định nguyên nhân dịch bệnh hiện nay, cải thiện an toàn sinh học trong nuôi tôm, hoàn thiện các hướng dẫn chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh khẩn cấp, và phát triển chiến lược quản lý thú y thủy sản cho các hoạt động tiếp theo. Dự án tin rằng các hoạt động trên sẽ góp phần chặn đứng việc lây lan dịch bệnh tôm hiện nay, và bảo vệ sinh kế cho người nuôi tôm.
Dự án này không yêu cầu phải có ngân sách đối ứng từ phía Việt Nam. Tuy nhiên, đơn vị được giao thực hiện Dự án tại Việt Nam sẽ phải cung cấp không gian văn phòng và các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết (điện thoại, máy fax, máy tính, internet, bàn ghế, v.v…), đồng thời phía Việt Nam cũng phải tự chi trả các chi phí lương, đi lại và sinh hoạt phí cho các cán bộ Việt Nam được giao thực hiện các hoạt động của Dự án. Ngân sách do FAO hỗ trợ sẽ chủ yếu được dùng để tuyển chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước, hỗ trợ mua con giống mới cho các hộ nuôi tôm bị thất bại do dịch bệnh vừa qua, cũng như chi cho các trang thiết bị và hoạt động thí nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân gây ra dịch bệnh tôm hiện nay.
Theo quy định của Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Bộ NN&PTNT xin gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo văn kiện dự án nói trên. Kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan và tổng hợp chính Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục và cho phép Bộ NN&PTNT ký kết và thực hiện Dự án nói trên./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.