BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7758/BGDĐT-GDDT | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo…..
(Danh sách kèm theo)
Trong năm học 2009- 2010, các Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai …đã triển khai hoạt động giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và đạt được kết quả đáng khích lệ. Các Sở giáo dục và Đào tạo trên đều nhận thấy: Chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” rất bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học giúp các em được giao lưu học hỏi, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số và thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-1011, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức hoạt động giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số với chủ đề “Tiếng Việt của chúng em” theo hướng dẫn sau :
1. Mục tiêu
Phát triển các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết của học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt của học sinh.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo nội dung thiết thực, có chất lượng, phù hợp với điều kiện các địa phương.
- Động viên được học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt.
3. Đối tượng tham gia
Học sinh dân tộc thiểu số đang học tại các trường tiểu học vùng dân tộc.
4. Hình thức tổ chức
- Thành lập các đội tham gia giao lưu ở các cấp (cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh).
- Tiến hành giao lưu giữa học sinh các lớp trong khối, giữa các trường trong huyện và giữa các huyện trong tỉnh. Tổ chức chấm điểm cho mỗi nội dung giao lưu để tạo không khí thi đua giữa các lớp, các trường, các huyện, các tỉnh.
5. Nội dung
- Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học, soạn thảo các nội dung giao lưu để học sinh các lớp 1, 2, 3, 4, 5 thể hiện được các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết phù hợp với trình độ học sinh ở mỗi khối lớp và các cấp giao lưu.
- Học sinh thể hiện 4 kĩ năng: đọc, nghe, nói, viết thông các qua các nội dung giao lưu như: chào hỏi, viết chữ đẹp, kiến thức tiếng Việt, năng khiếu (đọc thơ, kể chuyện, hát...).
Khuyến khích lựa chọn các hình thức thể hiện nội dung giao lưu mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số.
Các địa phương báo cáo kế hoạch triển khai chương trình giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số về Vụ Giáo dục Dân tộc trước ngày 15 tháng 12 năm 2010.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Vùng | Số TT | Tỉnh | Ghi chú |
Đồng bằng Sông Hồng | 1 | Hà Nội |
|
2 | Vĩnh Phúc |
| |
3 | Hải Dương |
| |
4 | Ninh Bình |
| |
Đông Bắc | 5 | Hà Giang |
|
6 | Cao Bằng |
| |
7 | Lào Cai |
| |
8 | Bắc Kạn |
| |
9 | Lạng Sơn |
| |
10 | Tuyên Quang |
| |
11 | Yên Bái |
| |
12 | Thái Nguyên |
| |
13 | Phú Thọ |
| |
14 | Bắc Giang |
| |
15 | Quảng Ninh |
| |
16 | Lai Châu |
| |
Tây Bắc | 17 | Điện Biên |
|
18 | Sơn La |
| |
19 | Hòa Bình |
| |
Bắc Trung bộ | 20 | Thanh Hóa |
|
21 | Nghệ An |
| |
22 | Hà Tĩnh |
| |
23 | Quảng Bình |
| |
24 | Quảng Trị |
| |
25 | Thừa Thiên – Huế |
| |
Duyên hải nam Trung bộ | 26 | Đà Nẵng |
|
27 | Quảng Nam |
| |
28 | Quảng Ngãi |
| |
29 | Bình Định |
| |
30 | Phú Yên |
| |
31 | Khánh Hòa |
| |
Tây Nguyên | 32 | Kon Tum |
|
33 | Gia Lai |
| |
34 | Đắk Lắk |
| |
35 | Đắk Nông |
| |
36 | Lâm Đồng |
| |
Đông Nam bộ | 37 | TP. Hồ Chí Minh |
|
38 | Ninh Thuận |
| |
39 | Bình Phước |
| |
40 | Tây Ninh |
| |
41 | Bình Dương |
| |
42 | Đồng Nai |
| |
43 | Bình Thuận |
| |
44 | Bà Rịa – Vũng Tàu |
| |
45 | An Giang |
| |
46 | Tiền Giang |
| |
47 | Vĩnh Long |
| |
48 | Kiên Giang |
| |
49 | Cần Thơ |
| |
50 | Hậu Giang |
| |
51 | Bạc Liêu |
| |
52 | Trà Vinh |
| |
53 | Sóc Trăng |
| |
54 | Cà Mau |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.