BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 773/BHXH-TCCB | Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2011 |
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003; Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê, Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh) thực hiện triển khai việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là cán bộ) làm công tác thống kê tại địa phương như sau:
1. Triển khai nhiệm vụ thống kê: Bảo hiểm xã hội tỉnh phải phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật (danh mục văn bản kèm theo) và của ngành Bảo hiểm xã hội về công tác thống kê, đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị, để thực hiện thống nhất, đảm bảo quản lý tập trung, theo hệ thống dọc của ngành Bảo hiểm xã hội về công tác thống kê và tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội; đồng thời là một bộ phận của hệ thống tổ chức thống kê của nhà nước.
2. Sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác thống kê:
Căn cứ phân loại tạm thời Bảo hiểm xã hội tỉnh theo số lượng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phân loại kèm theo), căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao theo Quyết định số 117/QĐ-BHXH ngày 27/01/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc giao biên chế công chức, viên chức năm 2011 đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số lượng, chất lượng cán bộ hiện có tại địa phương, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh sắp xếp và bố trí số lượng cán bộ thống kê chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cho các đơn vị, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thống kê theo quy định của Chính phủ và của ngành Bảo hiểm xã hội.
a) Tại các Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Bảo hiểm xã hội tỉnh loại đặc biệt và loại I, có 03 cán bộ làm công tác thống kê chuyên trách theo cơ cấu ngạch, chức danh thống kê như sau:
+ 02 người thuộc biên chế phòng Kế hoạch - Tài chính, trong đó có 01 người phụ trách tổng hợp chung, có trình độ từ đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành thống kê, kinh tế và lao động xã hội.
+ 01 người thuộc biên chế phòng Giám định bảo hiểm y tế, làm công tác thống kê các chỉ tiêu về giám định bảo hiểm y tế, có trình độ từ đại học thống kê, kinh tế trở lên.
Riêng Bảo hiểm xã hội thành phố loại đặc biệt, tùy theo số lượng, chất lượng cán bộ, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố bố trí 01 cán bộ làm công tác thống kê các chỉ tiêu về giám định bảo hiểm y tế thuộc một trong ba phòng Nghiệp vụ giám định 1, Nghiệp vụ giám định 2 hoặc Giám định và thanh toán đa tuyến cho phù hợp.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh loại II, loại III và loại IV, có 02 cán bộ làm công tác thống kê chuyên trách theo cơ cấu ngạch, chức danh thống kê như sau:
+ 01 người thuộc biên chế phòng Kế hoạch - Tài chính phụ trách tổng hợp chung, có trình độ từ đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành thống kê, kinh tế và lao động xã hội;
+ 01 người thuộc biên chế phòng Giám định bảo hiểm y tế, làm công tác thống kê các chỉ tiêu về giám định bảo hiểm y tế, có trình độ từ đại học thống kê, kinh tế trở lên.
- Đối với Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội và Phòng Thu của BHXH tỉnh, thì bố trí 01 cán bộ làm công tác thống kê kiêm nhiệm, có trình độ từ cao đẳng trở lên, thuộc các chuyên ngành thống kê, kinh tế và lao động xã hội.
b) Tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện:
Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp huyện căn cứ nhân sự cụ thể tại đơn vị sắp xếp, bố trí 01 người làm công tác thống kê kiêm nhiệm, có trình độ từ trung cấp thống kê, kinh tế trở lên.
3. Nhiệm vụ chung của cán bộ thống kê:
a) Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê về hoạt động nghiệp vụ thu, chi, cấp sổ thẻ BHXH, BHYT, BHTN;
b) Lập biểu mẫu, báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất theo quy định; tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong việc quản lý, điều hành hoạt động nghiệp vụ của ngành BHXH;
c) Lưu trữ số liệu báo cáo thống kê theo quy định của ngành BHXH và Chính phủ.
4. Quan hệ phối hợp trong công tác thống kê:
Để đảm bảo số liệu thống kê là phát ngôn chính thức về hoạt động nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan BHXH các cấp, nên mỗi đơn vị, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu chính xác, kịp thời về bộ phận làm công tác thống kê tại đơn vị, đảm bảo yêu cầu trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời về các chỉ tiêu thống kê của ngành, công tác phối hợp được thực hiện như sau:
- Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, hàng tháng các phòng: Chế độ bảo hiểm xã hội, Giám định bảo hiểm y tế, Thu, Kế hoạch - Tài chính và Cấp sổ, thẻ, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu hoạt động thu, chi, xét duyệt, cấp sổ thẻ BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị cho bộ phận thống kê tổng hợp tại phòng Kế hoạch - Tài chính, để tổng hợp số liệu, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo Tổng Giám đốc và các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định, để tổng hợp số liệu chung của toàn ngành.
Riêng Bảo hiểm xã hội thành phố loại đặc biệt, 2 trong 3 phòng nghiệp vụ về giám định bảo hiểm y tế không bố trí cán bộ thống kê chuyên trách, hàng tháng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu hoạt động của phòng cho bộ phận thống kê tổng hợp các chỉ tiêu về giám định y tế để tổng hợp chung toàn tỉnh về giám định bảo hiểm y tế.
- Tại Bảo hiểm xã hội huyện, hàng tháng các bộ phận nghiệp vụ, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu hoạt động thu chi, cấp sổ thẻ BHXH, BHYT, BHTN của bộ phận mình cho cán bộ chuyên trách làm công tác thống kê, tổng hợp, lập báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, đồng thời báo cáo cho các phòng nghiệp vụ chuyên trách của Bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp số liệu chung trên địa bàn tỉnh, thành phố.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Căn cứ hướng dẫn tại công văn này, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành sắp xếp, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác thống kê, được tổ chức thực hiện và đưa vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 2011.
Trường hợp chưa có đủ cán bộ đào tạo nghiệp vụ thống kê theo yêu cầu thì tổ chức thi tuyển để đảm bảo đúng yêu cầu về trình độ chuyên môn. Không bố trí người chưa được đào tạo nghiệp vụ thống kê làm công việc thống kê.
b) Để xây dựng phương án chuyển ngạch, xếp lương và thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ làm công tác thống kê, đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ sắp xếp, bố trí làm công tác thống kê theo hướng dẫn tại Mục 2 nêu trên (mẫu biểu kèm theo), nêu thuận lợi, khó khăn khi sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác này và báo cáo về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (thông qua Ban Tổ chức cán bộ), trước ngày 15 tháng 3 năm 2011, để Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án thỏa thuận với Bộ Nội vụ áp dụng chung, thống nhất trong toàn ngành.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ
(kèm theo Công văn số 773/BHXH-TCCB ngày 03 tháng 3 năm 2011)
- Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Quyết định số 45/2009/QĐ-TTg ngày 27/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê;
- Thông tư liên tịch số 03/2009/TTLT-BNV-BKH&ĐT ngày 24/6/2009 hướng dẫn thực hiện chuyển xếp ngạch và xếp lương đối với công chức ngành thống kê;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố khai thác các văn bản trên từ nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Công báo) để phân tích, đánh giá theo yêu cầu của Công văn số 773/BHXH-TCCB ngày 03 tháng 3 năm 2011.
PHÂN LOẠI TẠM THỜI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Công văn số 773/BHXH-TCCB ngày 03/3/2011 về việc bố trí cán bộ thống kê tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố)
Loại Đặc biệt:
1. Hà Nội
2. T/p Hồ Chí Minh
Loại I:
1. Bình Dương
2. Đồng Nai
3. Nghệ An
4. Thanh Hóa
5. Đắk Lắk
6. Gia Lai
7. Hải Phòng
Loại II:
1. Đà Nẵng
2. Hải Dương
3. Thái Bình
4. Thái Nguyên
5. An Giang
6. Bắc Giang
7. Bến Tre
8. Bình Định
9. Đồng Tháp
10. Hà Tĩnh
11. Long An
12. Quảng Nam
13. Quảng Ngãi
14. Sơn La
15. Thừa Thiên Huế
16. Kiên Giang
17. Trà Vinh
18. Nam Định
19. Quảng Ninh
20. Lâm Đồng
21. Phú Thọ
22. Khánh Hòa
23. Tiền Giang
24. Bà Rịa-Vũng Tàu
Loại III:
1. Bắc Ninh
2. Cao Bằng
3. Cần Thơ
4. Hà Giang
5. Hòa Bình
6. Hưng Yên
7. Lào Cai
8. Ninh Bình
9. Quảng Bình
10. Tây Ninh
11. Vĩnh Long
12. Vĩnh Phúc
13. Yên Bái
14. Bạc Liêu
15. Bình Thuận
16. Cà Mau
17. Sóc Trăng
18. Hà Nam
19. Tuyên Quang
20. Điện Biên
Loại IV:
1. Lạng Sơn
2. Bình Phước
3. Hậu Giang
4. Lai Châu
5. Ninh Bình
6. Phú Yên
7. Quảng Trị
8. Bắc Kạn
9. Đắk Nông
10. Kon Tum
BIỂU
DANH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC THỐNG KÊ
(ban hành kèm theo Công văn số 773/BHXH-TCCB ngày 03 tháng 03 năm 2011)
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Đơn vị | Chức danh | Trình độ cm, nv | Mã ngạch hiện tại | Bậc | Hệ số lương | Ghi chú | |
Nam | Nữ | |||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
| A/ BHXH tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ví dụ: Nguyễn Văn A | ……….. |
| P.KHTC | Chuyên viên | Đại học ngành kinh tế | 01.003 | 3 | 3,00 |
|
2 | Nguyễn Văn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| B/ BHXH huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1/ BHXH huyện … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Ví dụ: Trần Thị C |
| ………… | Bộ phận kế toán | Kế toán viên trung cấp | Trung cấp tài chính | 06.032 | 5 | 2,66 |
|
| 2/ BHXH huyện ..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: - Cột 8: Đối với cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê, ghi rõ chiếm tỷ trọng bao nhiêu thời gian trong ngày, tuần, tháng, năm của mỗi cán bộ. | GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH, TP ….. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.