TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7370/CT-TTHT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2013 |
Kính gửi: | Công ty CP Y Dược phẩm VIMEDIMEX |
Trả lời văn bản số 964/VM-KT ngày 13/09/2013 của Công ty về xử lý chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính năm 2011, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế TNDN (áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2011):
+ Tại điểm k khoản 2 Điều 1 sửa đổi điểm 2.10 mục IV Phần C quy định:
“Không tính vào chi phí được trừ: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh)”.
+ Tại điểm b khoản 3 Điều 1 sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục V Phần C quy định:
“Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:
+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.
+ Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh)”.
Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá để làm căn cứ xác định lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN. Khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật Thuế TNDN, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả (không phân biệt dài hạn hay ngắn hạn) bằng ngoại tệ cuối năm tài chính Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2011/TT-BTC nêu trên.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.