BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7327/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006 |
Kinh gửi: | - Cục Hải quan tỉnh, thành phố |
Sau khi ban hành QĐ 1635/QĐ-TCHQ ngày 12/9/2006, Tổng cục Hải quan nhận được phản ảnh một số vướng mắc khi thực hiện, Tổng cục Hải quan gửi kèm theo đây Bảng tổng hợp giải đáp các vướng mắc để các đơn vị nghiên cứu thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC
VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PTVT - XNC ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo công văn số 7327/TCHQ-GSQL ngày 22 tháng 12 năm 2006)
Nội dung vướng mắc | Xử lý vướng mắc |
1/ Về cơ quan cấp giấy phép vận tải 1.1. QĐ 1635 qui định: đối với PTXNC nêu tại Điều 45 và Điều 47 NĐ 154/2005 của CP khi xuất nhập cảnh đều phải có giấy phép; tuy nghiên không nói rõ cơ quan có thẩm quyền là cơ quan nào cấp giấy phép (HQ Tây Ninh CV số 1140 ngày 10/10/2006) 1.2 PTVT phi thương mại chưa có cơ quan nào của Việt Nam cấp do đó Cục HQ Đắc Lắc căn cứ vào tờ GF tạm thời của HQ CPC cấp để làm thủ tục tạm nhập vào Việt Nam đối với PTVT thường xuyên qua lại cửa khẩu, đặc biệt là PTVT của các đoàn công tác CPC sang ta làm việc và ngược lại qua ck Bu Prăng (HQ Đắc Lắc Cv số 908 ngày 22/9 và cv số 922 ngày 28/9) 1.3 Từ nay đến 1/7/2007 PTVT qua cửa khẩu Bonuê và Hoàng Diệu do cơ quan nào cấp giấy phép ? (HQ Bình Phước Cv 754 ngày 3/11/2006) 1.4 Chưa cơ quan nào cấp giấy phép cho PTVT phi thương mại đề nghị cho phép chấp nhận GF hoặc văn bản cho phép của UBND tỉnh Kiên giang (HQ Kiên Giang Cv số 1231 ngày 18/10/2006) 1.5 NĐ 154 và QĐ 1635 đều không qui định cụ thể cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép là cơ quan nào nên HQ Lạng Sơn vẫn cho phép nhập cảnh sau đó chủ PTVT tự liên hệ với công an (CSGT của tỉnh) để xin giấy đăng ký lưu hành tạm thời và liên hệ với Sở GT xin cấp giấy phép lái xe tạm thời (HQ Lạng Sơn điện số 35 ngày 2/11/2006) 1.6 Cặp cửa khẩu Kà Tun - Chăn Mun không nằm trong 7 cặp cửa khẩu nêu trong Thông tư 10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006 của Bộ GTVT, là cửa khẩu chính. Hiện tại Công An Tây Ninh có cấp giấy phép cho PTVT của Campuchia nhập cảnh vào sâu trong nội địa để nhận hàng xuất sang Campuchia, đề nghị TCHQ chỉ đạo có giải quyết cho phép PTVT của Campuchia vào nhận hàng qua cặp cửa khẩu này không? nếu có thì cơ quan nào cấp giấy phép? (HQ Tây Ninh cv số 1393 ngày 30/11/2006) 1.7 Đối với trường hợp ô tô tạm xuất tái nhập cùng cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho phép ô tô được tạm xuất tái nhập trực tiếp trên tờ khai XNC Việt Nam của lái xe (TTLT 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BNN&PTNT-BTS-BYT-NHNN ngày 17/08/2004) như vậy, số giấy phép tạm xuất lấy số nào để ghi vào Tờ khai PTVT tạm xuất - tái nhập? (HQ Thanh Hoá cv số 951/HQTH-VN ngày 20/11/2006) 1.8 Cửa khẩu Dinh Bà không thuộc cặp cửa khẩu được phép làm thủ tục cho PTVT của cả hai nước qua lại biên giới (Theo Nghị định thư vận tải đường bộ VN-CPC); tuy nhiên, thực tế cá nhân, tổ chức, cơ quan của hai nước thường xuyên qua lại biên giới bằng ô tô. Vậy khi XC hay NC có phải có giấy phép XNC không? Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là cơ quan nào? (HQ Đồng Tháp cv số 1064/CHQĐT-NV ngày 03/11/2006). | Tổng cục Hải quan trả lời các Điểm từ 1.1 đến 1.8 như sau: - "Phương tiện vận tải đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và các nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đều phải có giấy phép vận tải đường bộ (gọi tắt là giấy phép). Cơ quan cấp giấy phép cho phương tiện vận tải của Việt Nam theo quy định của các Hiệp định là Bộ Giao thông vận tải. Phương tiện đi lại ngoài qui định của các Hiệp định và không có giấy phép thì không được hoạt động qua lại biên giới". (Kèm theo đây CV số 2706/CĐBVN-VT ngày 25/8/2006 của Cục Đường Bộ VN) - Thông tư 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BNN&PTNT-BTS-BYT-NHNN ngày 17/08/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới đã hết hiệu lực sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 thay thế Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003; - Theo Hiệp định và Nghị định thư đường bộ Việt Nam ký kết với các nước láng giềng thì: + Đối với Campuchia: "mỗi Bên ký kết công nhận biển đăng ký xe, giấy đăng ký xe, chứng nhận kiểm định xe và hoặc dấu (tem) kiểm định, Giấy đăng ký xe, chứng nhận kiểm định xe và hoặc dấu (tem) kiểm định, Giấy phép lái xe và giấy phép liên vận do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia ban hành" (Điều 7 - Nghị định thư vận tải đường bộ VN-CPC); như vậy, PTVT của Việt Nam xuất cảnh do Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép vận tải và ngược lại PTVT nhập cảnh của Campuchia do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia là Tổng cục vận tải Campuchia cấp giấy phép vận tải (Cục ĐBVN đang yêu cầu phía Campuchia cung cấp mẫu dấu và chữ ký) đi qua 7 cặp cửa khẩu (TT số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006). + Đối với Trung Quốc: "Cơ quan có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp giấy phép vận chuyển cho phương tiện vận tải đường bộ của Bên ký kết kia được hoạt động trên đường bộ thuộc lãnh thổ của nước mình (Điều 4 - Hiệp định vận tải đường bộ VN-TQ) và "việc vận chuyển này do các doanh nghiệp vận tải của hai nước được phép thành lập theo pháp luật của nước mình" (Điều 1-HĐ vận tải đường bộ VN-TQ), như vậy, PTVT thương mại của Việt Nam nhập cảnh vào Trung Quốc do Ty giao thông tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (TQ) cấp giấy phép vận tải và ngược lại PTVT thương mại của Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam do các Sở GTVT các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu cấp giấy phép vận tải (Điều 2 - Nghị định thư vận tải đường bộ VN-TQ) và phải chuyển tải tại địa Điểm qui định. Đối với PTVT phi thương mại không được phép qua lại; do đó, không cơ quan nào cấp giấy phép. + Đối với Lào: "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết cấp giấy phép vận chuyển cho mỗi phương tiện vận tải đường bộ của nước mình để thực hiện vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại giữa hai nước theo mẫu giấy phép thông nhất do hai Bên ký kết thoả thuận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền: - Phía CHXHCNVN là Bộ GTVT và cơ quan được Bộ GTVT uỷ quyền - Phía CHDCND Lào là Bộ GTVT, Bưu điện và Xây dựng và cơ quan được Bộ GTVT-BĐ-XD uỷ quyền" (Điều 2 và Điều 3 - Hiệp định vận tải đường bộ VN - Lào); như vậy, Việt Nam và Lào công nhận giấy tờ của các cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy phép vận tải, bằng lái xe, biển đăng ký xe và giấy kiểm định xe). PTVT của hai nước được phép qua lại biên giới (10 cặp cửa khẩu) khi có đủ các loại giấy tờ trên. - Tổng cục Hải quan đã có Cv số 5324/TCHQ-GSQL ngày 06/11/2006 gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị sớm có hướng dẫn việc cấp giấy phép PTVT phi thương mại; Trong khi chưa có ý kiến trả lời của Bộ GTVT, yêu cầu hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện đúng qui đinh tại NĐ 154, TT 112 và QĐ 1635 của Tổng cục Hải quan; mọi vướng mắc yêu cầu đối tượng có liên quan (hoặc UBND tỉnh) có ý kiến với Bộ GTVT, với Chính phủ. - Trước mắt, để đảm bảo mối quan hệ ngoại giao của các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia, Tổng cục Hải quan đồng ý để Hải quan các tỉnh này căn cứ vào thông báo hoặc thư mời của chính quyền cấp Tỉnh hoặc cấp Huyện (tuỳ theo đối tượng được mời) tạm thời giải quyết (cho đến khi có hướng dẫn của Bộ GTVT về cấp giấy phép cho PTVT phi thương mại VN-CPC) cho phương tiện của đối tượng này được tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập qua cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Campuchia (Thông báo số 351/BBG-VP ngày 16/10/2006 của Ban biên giới) và chịu trách nhiệm theo dõi với từng lần xuất nhập. |
2/ Vấn đề qui trình thủ tục HQ 2.1 Báo cáo phương tiện tạm nhập tái xuất: Cục HQ địa phương dựa vào báo cáo tuần của HQ cửa khẩu để báo cáo Tổng cục là không chính xác và có tiếp tục thực hiện công văn 2710/TCHQ/GSQL nữa không ? (HQ Tây Ninh Cv 1140 ngày 10/10/2006) |
2.1 Đề nghị các đơn vị thực hiện báo cáo theo QĐ 1635, không làm báo cáo theo cv 2710/TCHQ/GSQL ngày 11/7/2005 của TCHQ V/v thống kê, báo cáo xe ô tô tạm nhập quá hạn không tái xuất. |
2.2 PTVT tạm nhập, PTVT tạm xuất khu vực biên giới đề nghị không đưa vào mẫu 7, 8, 9, 10 được vì các PT này chỉ tạm nhập hoặc tạm xuất, không thuộc diện phải có giấy phép và không thuộc diện tạm nhập, tái xuất không cùng cửa khẩu. (HQ Tây Ninh Cv 1140 ngày 10/10/2006) | 2.2 Đối với các đối tượng này QĐ 1635 qui định theo dõi bằng mẫu sổ số 3 và mẫu sổ số 4. |
2.3 Đối với phương tiện vận tải tạm nhập gặp bất khả kháng thì số lần HQ được phép gia hạn là bao nhiêu ? (HQ Tây Ninh Cv 1140 ngày 10/10/2006) Trình tự thủ tục gia hạn thời han tạm nhập chưa có hướng dẫn, đề nghị Tổng cục HQ hướng dẫn (HQ Đắc Lắc Cv 908 ngày 22/9 và cv 922 ngày 28/9/2006) | 2.3 Theo Điểm 4đ của Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006 của Bộ GTVT hướng dẫn thi hành một số Điều của Hiệp định và Nghị định thư vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia thì phương tiện vận tải được gia hạn 01 lần không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh. Việc gia hạn do Sở GTVT, Sở GTCC tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện. (Tổng cục đã có cv số 5435/SL-VP ngày 10/11/2006 sao lục Thông tư trên gửi Hải quan các tỉnh giáp Campuchia) |
2.4 Trong thực tiễn có phát sinh trường hợp PTVT nhập cảnh khẩn cấp chở nạn nhân) bệnh nhân... vào VN để cấp cứu (không phải xe cứu thương, cứu nạn, cứu hộ...) nếu đòi hỏi Giấy phép XC, NC thì chưa phù hợp với thực tế. (HQ Đắc Lắc Cv 908 ngày 22/9 và cv 922 ngày 28/9/2006) | 2.4 Tổng cục Hải quan đồng ý giải quyết như trường hợp xe cứu nạn cứu hộ... nêu ở Điểm 4 phần A của QĐ 1635 dẫn trên. |
2.5 Trong QĐ 1635/QĐ-GSQL có qui định PTVT tại Điều 46 NĐ 154 phải xuất trình tờ khai PTVT và Giấy phép vận tải là không phù hợp (HQ Đắc Lắc Cv 908 ngày 22/9 và cv 922 ngày 28/9) | 2.5 Tổng cục Hải quan đính chính QĐ 1635 như sau: bỏ cụm từ “Điều 46” nêu trong Quyết định 1635 vì Điều 46 NĐ 154 qui định cho phương tiện thô sơ. |
2.6 Điểm c Khoản 1 Điều 3 QĐ 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 cho phép PTVT của nước láng giềng và nước thứ 3 được phép vận chuyển hàng hoá ra vào khu kinh tế cửa khẩu này; vậy PTVT phi thương mại có cần xin giấy phép vào khu vực kinh tế cửa khẩu này không? (HQ Bình Phước Cv 754 ngày 3/11/2006) | 2.6 Điều 47 NĐ 154 đã qui định PTVT không vì Mục đích thương mại khi tạm nhập tái xuất phải có giấy phép theo qui định Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới (Khoản 1) và PTVT của cá nhân, tổ chức khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới không phải xin cấp giấy phép (Khoản 2). Như vậy, PTVT phi thương mại của nước láng giềng không thuộc khu vực biên giới và PTVT phi thương mại của nước thứ 3 phải xin giấy phép; |
2.7 Tờ khai HQVN/2006/02-PTVT.ĐB khi hoàn thành thủ tục có cần đóng dấu “Đã HTTT HQ” không và qui trình phúc tập như thế nào? Bình Phước Cv 754 ngày 3/11 và cv 728 ngày 18/10) cv 691 ngày 5/10/2006) | 2.7 Không cần đóng dấu “Đã HTTT Hải quan”, việc phúc tập tương tự như tờ khai hàng hoá XNK. |
2.8 Trường hợp người Điều khiển PTVT mất tờ khai PTVT.ĐB xử lý thế nào? (HQ Bình Phước Cv754 ngày 3/11và cv 728,cv 691) | 2.8 Đối với PTVT còn đang tiếp tục hành trình, nếu người Điều khiển PTVT xuất trình và nộp bản khai báo mất có xác nhận của công an hoặc chính quyền địa phương thì Chi cục Hải quan cửa khẩu đầu tiên nơi cho phép PTVT làm thủ tục tạm nhập tái xuất (hoặc tạm xuất tái nhập) cho sao photocopy từ Bản lưu của Hải quan và xác nhận “sao y bản chính”; Khi làm thủ tục tái xuất hay tái nhập, Bản sao tờ khai PTVT liên 2 có xác nhận của hải quan này được sử dụng thay cho Tờ khai PTVT liên 1 (bị mất); Đối với PTVT tạm nhập tái xuất (hoặc tạm xuất tái nhập) cùng cửa khẩu nếu PTVT đã về đến cửa khẩu để làm thủ tục tái xuất hoặc tái nhập thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cho người Điều khiển PTVT khai báo lại vào tờ khai PTVT mới và đối chiếu với Bản lưu của Hải quan; trường hợp này không cấp số tờ khai mới mà ghi lại số tờ khai trên Bản lưu của Hải quan và tại Mục 7.2 Thay đổi khác của tờ khai mới ghi (mất tờ khai PTVT liên 1- Đã đối chiếu với Bản lưu của Hải quan” và thu lại cả 2 liên tờ khai PTVT. Đối với PTVT Tạm nhập tái xuất (hoặc tạm xuất tái nhập) không cùng cửa khẩu, nếu PTVT đã đi đến cửa khẩu để làm thủ tục tái xuất hoặc tái nhập thì Chi cục Hải quan cửa khẩu cho người Điều khiển PTVT khai báo lại vào tờ khai PTVT mới và đối chiếu với Bảng theo dõi PTVT tạm nhập tái xuất (hoặc tạm xuất tái nhập) không cùng cửa khẩu mẫu số 7 hoặc mẫu số 9; trường hợp này không cấp số tờ khai mới mà ghi lại số tờ khai trên Bảng theo dõi PTVT tạm nhập tái xuất (hoặc tạm xuất tái nhập) không cùng cửa khẩu và tại Mục 7.2 Thay đổi khác của tờ khai mới ghi (mất tờ khai PTVT liên 1- Đã đối chiếu với hồ sơ lưu của Hải quan” và thu lại cả 2 liên tờ khai PTVT. |
2.9. Chưa có qui định về thời gian tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập qua cửa khẩu biên giới VN-CPC (HQ Đắc Lắc Cv 908 ngày 22/9/2006) | 2.9 Thời gian gian tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập qua cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GTVT (Thông tư số 10/2006/TT-BGTVT ngày 01/11/2006) hoặc thời gian ghi trên giấy phép vận tải do cơ quan có thẩm quyền cấp. |
2.10 Khi làm thủ tục hải quan, theo dõi và xử lý vi phạm đối với PTVT tạm nhập, tạm xuất thì căn cứ vào thời hạn tạm nhập tạm xuất nào? Theo thời hạn ghi trên giấy phép liên vận hay theo thời hạn 30 ngày” (HQ Nghệ An cv số 2099/HQNA-NV ngày 01/12/2006) | 2.10 “Mỗi chuyến vận chuyển, phương tiện của Nước đi được lưu trú ở Nước đến không quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh” (Điều 6 Nghị định thư về thực hiện Hiệp định vận tải giữa Việt Nam và Lào); Tuy nhiên, thời hạn của giấy phép có thể ngắn hơn (tuỳ theo từng loại PTVT thương mại hay phi thương mại) (TT số 17/2005/TT-BGTVT ngày 22/12/2006 của Bộ GTVT); trường hợp thời hạn của giấy phép dưới 30 ngày thì căn cứ vào thời hạn ghi trên giấy phép để theo dõi và xử lý vi phạm đối với PTVT. |
2.11 Việc yêu cầu PTVT tạm nhập, PTVT tạm xuất khu vực biên giới phải khai tờ khai PTVT ĐB gặp nhiều khó khăn. Không phù hợp với TT 112 (HQ Long An Cv 1175 ngày 08/11/2006) | 2.11 Đối tượng PTVT tạm nhập tái xuất khu vực cửa khẩu theo dõi bằng sổ mẫu số 3 và sổ mẫu số 4. Ngoài khu vực cửa khẩu thì phải khai tờ khai PTVT. |
3/ Vấn đề khác 3.1 Hướng dẫn về thời gian sử dụng sổ sách mới quản lý PTVT (HQ Đắc Lắc Cv 908 ngày 22/9/2006) |
3.1 Tổng cục Hải quan đã có cv số 4983/TCHQ-KHTC ngày 20/10/2006 thông báo sử dụng ấn chỉ phương tiện vận tải |
3.2 QĐ 1635/QĐ-TCHQ ngày 12/09/2006 thiết kế cho phương tiện cơ giới đường bộ, như vậy, đối với phương tiện vận tải đường thuỷ TN-TX, TXTN thì sử dụng mẫu tờ khai, mẫu số nào? Cơ quan nào cấp giấy phép? Nếu phương tiện vận tải đường thuỷ không về kịp trong ngày vì lý do chưa giao nhận xong hàng hoá thì xử lý thế nào? (HQ AN Giang cv số 1244 ngày 16/11/2006) | 3.2 Các Điều ước quốc tế vận tải đường bộ Việt Nam ký kết với các nước có đường biên giới chung cũng như Điều ước quốc tế vận tải đường bộ ký kết với các nước trong khu vực đều không đề cập đến việc cấp phép đối với thuyền, xuồng có gắn máy hay không gắn máy xuất nhập cảnh Trước mắt, Tổng cục Hải quan yêu cầu Hải quan các tỉnh có thuyền, xuồng xuất nhập cảnh tạm thời dùng mẫu sổ theo dõi và mẫu tờ khai PTVT-ĐB để quản lý đối với thuyền, xuồng XNC của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới. Về Thời gian cho tạm nhập tái xuất đối với thuyền, xuồng nếu vì lý do giao nhận hàng hoá phải kéo dài thêm thời gian thì Chi cục hải quan cửa khẩu xem xét quyết định nhưng lưu trú phương tiện không được quá 02 ngày. |
3.2 Đề nghị kết cấu sổ theo dõi PTVT nên thêm Mục chữ ký của người Điều khiển và Họ tên cán bộ giám sát. (HQ Bình Phước Cv754 ngày 03/11/2006) | 3.2 Tổng cục ghi nhận để xem xét và xử lý sau (vấn đề kết cấu sổ như đề xuất, trong buổi hội thảo trước khi ban hành QĐ 1635 một số Chi cục hải quan cửa khẩu đề nghị không nên đưa vào sổ theo dõi vì bất hợp lý). |
3.3 UBND tỉnh Long An và Bộ KHĐT đã đệ trình Chính phủ cho phép thành lập khu kinh tế cửa khẩu Long An, đề nghị TCHQ, Bộ TC đề xuất Chính phủ bổ sung cửa khẩu Bình Hiệp - Prây vo vào cặp cửa khẩu được vận chuyển hàng hoá theo Hiệp định vận tải VN-CPC. (HQ Long An Cv 1175 ngày 08/11/2006) | 3.3 Tổng cục ghi nhận vấn đề này để tham gia ý kiến với các cơ quan. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.