BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7280/BTC-HCSN | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015 |
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trả lời các công văn số 2494/KHĐT-GSTĐĐT ngày 27/4/2015, số 2793/BKHĐT-LĐVX ngày 12/5/2015 và số 2794/BKHĐT-LĐVX ngày 12/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn vệ sinh lao động và Chương trình mục tiêu Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 theo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tại Tờ trình, số 22/TTr-BLĐTBXH ngày 17/04/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
I. Đối với CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020:
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 phù hợp với yêu cầu của Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
2. Về đánh giá tình hình thực hiện Chương trình giai đoạn 2011-2015:
Đề nghị bổ sung đánh giá về tính phù hợp, hợp lý của Chương trình, những quy định nào đối với Chương trình cần bổ sung, sửa đổi.
Việc đánh giá các chỉ tiêu đề ra của từng dự án chưa thể hiện hiệu quả sử dụng các công trình đã được đầu tư giai đoạn 2011-2015 (đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, các trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp huyện,..), tỷ lệ công việc (bao gồm cả đầu tư và hỗ trợ phát triển sản xuất) đã hoàn thành, khối lượng công việc chưa thực hiện được, làm cơ sở cho việc đề xuất chủ trương đầu tư các nội dung cần ưu tiên và vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 mà đưa vào CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động cho thống nhất.
3. Về xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020:
a) Nhất trí với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương đầu tư CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
b) Về phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng:
- Nhất trí hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản ĐBKK.
- Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo; nâng cao năng lực và truyền thông: thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên đối với địa bàn các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn, bản ĐBKK.
c) Về danh mục các dự án thành phần:
Thống nhất các dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững như sau: (1) Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, (2) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn (3) Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, (4) Nâng cao năng lực, truyền thông kết hợp giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình, trong đó:
+ Dự án 1 bao gồm: Hỗ trợ đầu tư, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng cấp huyện thuộc huyện nghèo; công trình cấp xã thuộc xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Dự án 2 bao gồm: Hỗ trợ đầu tư, duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các xã khác thuộc huyện nghèo; các thôn, bản ĐBKK.
+ Dự án 3 bao gồm: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên cả nước. Tuy nhiên, đề nghị không thiết kế thành các tiểu dự án trong dự án này.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nội dung hỗ trợ trong các dự án cần được nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của đối tượng và địa bàn triển khai thực hiện.
Riêng đối với dự án Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (là hoạt động về hỗ trợ xuất khẩu lao động trong dự án “Chương trình 30a” giai đoạn 2011-2015), đề nghị không tiếp tục đưa vào CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mà cân nhắc chuyển sang CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và Dạy nghề cho phù hợp với tính chất và nội dung của dự án.
d) Về tổ chức thực hiện:
Với kết cấu dự án như trên, đề nghị giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, quản lý Chương trình đồng thời chủ trì Dự án 1 và 4, Ủy ban Dân tộc chủ trì Dự án 2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Dự án 3.
e) Về kinh phí thực hiện Chương trình:
- Về vốn đầu tư: thống nhất với mức phân bổ vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng/xã đối với xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã bãi ngang ven biển và hải đảo, xã khác thuộc huyện nghèo; 300 triệu đồng/thôn đối với các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, đề nghị bố trí mức tăng khoảng 8%/năm để đảm bảo phù hợp khả năng cân đối ngân sách.
- Về vốn sự nghiệp: Dự kiến tăng 8%/năm theo ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 5808/BTC-HCSN ngày 05/5/2015. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 11.000 tỷ đồng, bằng 140% vốn bố trí giai đoạn 2011-2015 để thực hiện: duy tu, bảo dưỡng công trình; hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo, giảm nghèo dựa vào cộng đồng; và nâng cao năng lực, truyền thông (đã bao gồm hoạt động đưa thông tin về cơ sở) kết hợp giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
II. Về CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động:
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương đầu tư CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động trên cơ sở CTMTQG Việc làm - Dạy nghề và Chương trình quốc gia Vệ sinh, an toàn lao động giai đoạn 2011-2015.
2. Về đối tượng, phạm vi thực hiện Chương trình: Đề nghị cân nhắc việc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, nên lựa chọn đối tượng và địa bàn thực hiện để đảm bảo theo đúng quy định về CTMT tại Luật Đầu tư công.
3. Về danh mục các dự án thành phần của Chương trình:
- Nhất trí tên Chương trình là: CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp với Luật Giáo dục - nghề nghiệp.
- Hiện nay, dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn bao gồm đào tạo nghề cho: người khuyết tật thuộc khu vực thành thị theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật, hộ cận nghèo khu vực thành thị theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới ba tháng. Do đó, việc đưa dự án này vào CTMTQG về xây dựng nông thôn mới là không phù hợp về phạm vi. Mặt khác, giai đoạn tới việc đầu tư xây dựng cơ bản của dự án đã hoàn thành, dự án chủ yếu tập trung vào thực hiện các hoạt động đào tạo nghề bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp. Do đó, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cân nhắc giữ nguyên dự án trên là 01 dự án thành phần của CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động.
Ngoài ra, thống nhất không tiếp tục đưa dự án Vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm vào CTMT giai đoạn 2016-2020 mà ngân sách nhà nước chuyển vốn trực tiếp cho Ngân hàng chính sách Xã hội để cho đối tượng vay theo chính sách hiện hành.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất Chưong trình gồm 04 dự án: (1) Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. (2) Phát triển thị trường lao động và việc làm, (3) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người khuyết tật và (4) Tăng cường an toàn lao động, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, đề nghị giữ nguyên tên Dự án 4 là “Dự án Chương trình quốc gia An toàn lao động, vệ sinh lao động” như quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ Luật lao động “Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.
4. Về nội dung các dự án thành phần:
- Dự án 1: Đề nghị không đưa vào các nhiệm vụ thường xuyên, đã được bố trí kinh phí trong ngân sách của các Bộ, ngành. Đối với hỗ trợ người lao động tham gia học nghề đi xuất khẩu lao động, chỉ hỗ trợ đối với đối tượng người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân của họ, người khuyết tật, lao động nữ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân theo chính sách hiện hành.
Trên cơ sở kết quả giai đoạn 2011-2015, đề nghị lựa chọn ngành, nghề đào tạo trọng tâm, trọng điểm giai đoạn 2016-2020, từ đó xác định danh mục các trường, các ngành, nghề cần tập trung ưu tiên đào tạo để đưa vào Chương trình.
- Dự án 2: Đề nghị xác định rõ số lượng trung tâm dịch vụ việc làm cần tập trung đầu tư phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư trung hạn của Chương trình.
- Dự án 3: Đề nghị tập trung vào hoạt động nâng cao năng lực cán bộ; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện và tư vấn, hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động.
5. Về kinh phí thực hiện: Dự kiến giai đoạn 2016-2020, kinh phí bố trí tăng khoảng 5%/năm theo ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 5808/BTC-HCSN ngày 05/5/2015, tương đương bằng khoảng 128% so với giai đoạn 2011-2015.
III. Về CTMT Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội:
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương đầu tư CTMT Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội.
2. Về phạm vi thực hiện Chương trình: Đề nghị cân nhắc việc triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, nên lựa chọn đối tượng và địa bàn thực hiện để đảm bảo theo đúng quy định về CTMT tại Luật Đầu tư công.
3. Về danh mục các dự án thành phần và nội dung hoạt động của các dự án:
Đề nghị tách riêng nội dung phát triển hệ thống cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí thành 01 dự án riêng để thuận lợi trong việc phân bổ định mức vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 theo Luật đầu tư công và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Chương trình gồm 05 dự án: (1) Phát triển hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội dành cho các đối tượng yếu thế, (2) Phát triển hệ thống cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, (3) Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em và (4) Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, (5) Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị buôn bán.
4. Về kinh phí thực hiện Chương trình:
Do một số dự án thuộc CTMT là mới so với giai đoạn 2011-2015 nên kinh phí thực hiện sẽ bố trí theo khả năng ngân sách nhà nước năm 2016. Từ năm 2017, kinh phí bố trí tăng trung bình hàng năm là 5% so với năm 2016 (cả vốn sự nghiệp và đầu tư).
Trên đây là một số ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính về chủ trương đầu tư CTMTQG Giảm nghèo bền vững, CTMT Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động và CTMT Hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, quyết định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.