BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7268/BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại các Thông báo số: 186/TB-VPCP , 173/TB-VPCP , 204/TB-VPCP và 231/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ;
Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại ven biển bốn tỉnh miền Trung của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 22/8/2016;
Căn cứ Công văn số 105/BYT-ATTP ngày 12/8/2016 về biện pháp xử lý khi phát hiện Phenol, Xyanua trên địa bàn 4 tỉnh ven biển miền Trung; và văn bản số 117/KH-BYT ngày 24/8/2016 của Bộ Y tế về Kế hoạch triển khai các giải pháp y tế nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản biển, môi trường trong nước biển và sức khỏe người dân tại 4 tỉnh miền Trung bởi ảnh hưởng sự cố môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nuôi trồng thủy sản; khai thác hải sản, giám sát an toàn thực phẩm và sản xuất muối tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như sau:
1. Nuôi trồng thủy sản
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bình thường đối với tất cả các phương thức nuôi: nuôi lồng bè, bãi triều và trong ao, đầm v.v... (Phụ lục I).
2. Khai thác hải sản
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển kết hợp lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm hải sản khai thác (theo hướng dẫn tại mục 3).
Để phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh là nơi cư trú của các loài thủy sản, khuyến cáo ngư dân chưa khai thác tại ba khu vực biển (Hòn Sơn Dương - tỉnh Hà Tĩnh, cách bờ 1,5 km với diện tích 300 km2; Cửa Nhật Lệ - tỉnh Quảng Bình, cách bờ 1,5 km với diện tích 330 km2 Hòn Sơn Chà - tỉnh Thừa Thiên Huế, cách bờ 1,5 km với diện tích 160 km2)* và không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
2. Sản xuất muối
a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia hoạt động sản xuất muối bình thường;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản định kỳ lấy mẫu muối và giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm muối với các chỉ tiêu phân tích: cadimi, chì, thủy ngân, arsen, phenol, xyanua; tần suất 01 lần/tháng theo từng khu vực sản xuất muối.
3. Giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản
Tổ chức thực hiện giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm hải sản khai thác tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ (Phụ lục II) và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế (Phụ lục III).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện hướng dẫn tới người dân hoạt động trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để phối hợp xử lý kịp thời./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I:
HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI 04 TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ, THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Công văn số 7268/BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Về chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản
Các địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản:
- Công văn số 3498/TCTS-NTTS ngày 11/12/2015 của Tổng cục Thủy sản về thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2016;
- Công văn 984/TCTS-NTTS ngày 16/5/2016 về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi cá lồng/bè tại các vùng nuôi tập trung;
- Công văn 1043/TCTS-NTTS ngày 24/5/2016 về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi ngao/nghêu.
2. Về các biện pháp kỹ thuật
2.1. Đối với công tác quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Triển khai thực hiện công tác quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016, trong đó lưu ý quan trắc bổ sung các thông số: xyanua, phenol. Đồng thời, kịp thời thông báo và khuyến cáo cho người nuôi.
2.2. Đối với nuôi lồng, đăng, quầng và bãi triều
- Chủ các cơ sở nuôi cần thực hiện nghiêm khuyến cáo của cơ quan chức năng và chủ động kiểm tra các thông số môi trường cơ bản trước khi thả nuôi;
- Thực hiện vệ sinh lồng/bè, bãi triều, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị trước khi thả giống;
- Sử dụng giống có kích cỡ lớn, được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng khi thả nuôi, nên thả nuôi mật độ thưa;
- Hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nên thay bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao, kết hợp bổ sung vitamin C và các khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi;
- Trong quá trình nuôi, thường xuyên theo dõi thủy sản nuôi và quan trắc các yếu tố môi trường nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.
2.3. Đối với nuôi trong ao, đầm
- Lấy nước vào ao, đầm nuôi theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
- Nước biển trước khi đưa vào ao nuôi phải xử lý trong ao chứa/ lắng và thực hiện quy trình xử lý nước như sau: nước biển được lấy vào ao chứa, xử lý bằng Chlorin A nồng độ 20ppm (dùng 20 gr cho 1 m3 nước), sục khí hoặc quạt nước ít nhất 24h kể từ khi xử lý Chlorin A để diệt khuẩn, tiếp theo xử lý nước bằng EDTA với liều lượng từ 1-2ppm để loại bỏ kim loại nặng.
- Trước khi cấp nước vào ao nuôi cần thử bằng cách thả cá, tôm giống trực tiếp vào mẫu nước đã xử lý lấy từ ao lắng.
- Khuyến khích áp dụng hình thức ương giống trong giai hoặc ao nhỏ (khoảng 20-45 ngày) trước chuyển ra ao nuôi thương phẩm;
- Trong quá trình nuôi cần quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng thức ăn sử dụng để đảm bảo hiệu quả và hạn chế ô nhiễm môi trường;
- Duy trì độ sâu nước ao >1,2 m để hạn chế biến động môi trường ao nuôi;
- Tăng cường vệ sinh/siphon đáy ao, sử dụng các loại chế phẩm sinh học có khả năng cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi;
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi, có biện pháp xử lý kịp thời khi môi trường biến động nhằm đảm bảo sự sinh trưởng cho thủy sản nuôi.
Đối với những khu vực có một số thông số môi trường cao hơn các khu vực khác (khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - tỉnh Hà Tĩnh, cửa Nhật Lệ - tỉnh Quảng Bình, Hòn Sơn Chà - tỉnh Thừa Thiên Huế, theo thông tin của Bộ Tài nguyên Môi trường) cần tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 4371/BNN-TCTS ngày 30/5/2016./.
PHỤ LỤC II:
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT AN TOÀN THỰC PHẨM HẢI SẢN KHAI THÁC TẠI CẢNG CÁ, BẾN CÁ
(Ban hành kèm theo Công văn số 7268/BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối tượng và địa điểm lấy mẫu giám sát: hải sản khai thác tại 4 tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế khi được đưa lên bờ (tại cảng cá, bến cá, nơi lên cá).
2. Thời điểm lấy mẫu giám sát: khi sản phẩm khai thác được bốc dỡ từ tàu khai thác đưa lên bờ tiêu thụ.
3. Tần suất lấy mẫu giám sát: 2-3 ngày/lần tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương.
4. Số lượng mẫu giám sát: số lượng mẫu đại diện cho các tàu đang đưa cá lên bờ tại thời điểm lấy mẫu; lựa chọn cá thể mẫu bảo đảm đại diện tầng sinh thái (tầng đáy, tầng nổi) và các loài hải sản khác nhau (cá, giáp xác, nhuyễn thể).
5. Cơ quan lấy mẫu: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu), gửi cho đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích mẫu.
6. Biên bản lấy mẫu: Biểu 1 kèm theo.
7. Chỉ tiêu phân tích: cadimi, chì, thủy ngân, phenol, xyanua.
8. Đơn vị được chỉ định phân tích mẫu: các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Chất lượng Nông lâm và Thủy sản vùng 2, 3, 4, 6 đối với các mẫu phân tích cadimi, chì, thủy ngân; Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vùng 6, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia đối với chỉ tiêu phenol, xyanua.
9. Xử lý kết quả phân tích: Đối với lô hàng có mẫu bị phát hiện các chỉ tiêu cadimi, chì, thủy ngân vượt mức theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: 8-2:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và mẫu phát hiện có tồn dư phenol, xyanua thì Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản gửi kết quả cho Sở Y tế và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cảnh báo ngư dân về khu vực khai thác có mẫu phát hiện không bảo đảm an toàn thực phẩm.
10. Chế độ thông tin, báo cáo:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả kiểm nghiệm các mẫu hải sản khai thác báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, email: hoangduc.nafi@mard.gov.vn) và Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng thời gửi cho Sở Y tế trước ngày 22 hàng tháng.
Biểu 1
MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU KHAI THÁC HẢI SẢN
(Ban hành kèm theo Công văn số 7268/BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày tháng năm 20…..
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số………
1. Tên chủ tàu: ……………………………………………………………………………….
2. Số đăng ký của tàu:……………………………………………………………………..
3. Người lấy mẫu (Họ tên, chức danh, đơn vị):…………………………………………………
4. Thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP hải sản như sau:……………………………………….
STT | Loài hải sản được lấy mẫu | Khu vực khai thác | Khối lượng mẫu | Mã số mẫu | Chỉ tiêu phân tích (thủy ngân, chì, cadimi, phenol, xyanua) | Thông tin về cơ sở tiếp nhận, tạm trữ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, 01 bản gửi Chi cục Quản lý Chất lượng NLS&TS, 01 bản gửi phòng kiểm nghiệm, 01 bản chủ tàu giữ./.
Chủ tàu | Người lấy mẫu |
Biểu 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY MẪU KHAI THÁC HẢI SẢN
(Ban hành kèm theo Công văn số 7268/BNN-TCTS ngày 29 tháng 8 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY MẪU KHAI THÁC HẢI SẢN
1. Kết quả phân tích mẫu:
Đơn vị phân tích: ………………
TT | Tên mẫu | Ngày lấy mẫu | Tầng sinh thái (*) | Kết quả phân tích (**) | |||||
Tầng đáy | Tầng nổi | Cd | Pb | Hg | Phenol | Cyanua | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết luận:
Từ ngày ...... đến ngày......, đã thực hiện giám sát hải sản đối với tổng số ... mẫu, trong đó:... mẫu tầng đáy, ...mẫu tầng nổi; có .... mẫu (.... mẫu/mẫu tầng đáy, ...mẫu/mẫu tầng nổi) vượt quá mức giới hạn cho phép/phát hiện tồn dư.
| ………, ngày tháng năm 20…… |
Ghi chú:
(*): Tích dấu “x” vào ô tương ứng
(**): Ghi rõ kết quả phân tích cụ thể của từng chỉ tiêu
* Tọa độ cụ thể của 03 khu vực biển trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo sau khi có công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.