UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 685/CV/SNN-TC | TX. Bà Rịa, ngày 11 tháng 07 năm 2008 |
Kính gửi: UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh BR – VT
Căn cứ Quyết định sồ 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào, dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
Căn cứ Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25/04/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
Căn cứ công điện số 30/CĐ-BNN-KTBVNL ngày 19/06/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết luận của Đ/c Bộ trưởng Cao Đức Phát tại buổi họp trực tuyến ngày 8/7/2008.
Nay Liên Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về điều kiện, thủ tục hồ sơ, thời gian, quy trình xét duyệt và chi hỗ trợ ngư dân theo 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, MỨC THỜI GIAN VÀ HỒ SƠ HỖ TRỢ CHO NGƯ DÂN:
1. Hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90cv trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
a) Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ gồm:
- Ngư dân thực hiện mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90 CV trở lên.
- Ngư dân thực hiện mua mới, đóng mới tàu cung ứng dịch vụ cho tàu đánh bắt hải sản.
b) Điều kiện được hỗ trợ:
- Tàu mua mới, đóng mới có công suất từ 90 CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản (đối với tàu đánh bắt hải sản) hoặc giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu làm dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên theo quy định của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó, bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên được thực hiện theo danh sách định biên thuyền viên trên tàu.
- Tàu mua mới, đóng mới phải có máy mới 100% (Việc đóng vỏ mới lắp máy cũ sẽ không được hỗ trợ) và đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Quyết định số 1381/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 06/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (máy mới 100% là máy thủy chuyên dùng, không phải là máy thủy hóa, có xuất xứ, hồ sơ kỹ thuật kèm theo, có chứng từ mua, bán hợp lệ và có cam kết của chính hãng, phải đảm bảo công suất tiêu hao nhiên liệu không vượt quá 180/gam/mã lực/giờ…)
- Ngư dân có địa chỉ cư trú hợp pháp, có hoạt động đánh bắt hải sản được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận.
c) Mức hỗ trợ: mỗi chiếc tàu mua mới, đóng mới được Nhà nước hỗ trợ 70.000.000 đồng/tàu/năm.
d) Thời gian thực hiện hỗ trợ:
- Đối với những tàu được mua mới, đóng mới trong năm 2008, thời gian được hỗ trợ từ năm 2008 đến 2010.
- Đối với tàu được mua mới, đóng mới trong năm 2009, thời gian được hỗ trợ từ năm 2009 đến 2010.
- Đối với tàu được mua mới, đóng mới trong năm 2010, thời gian được hỗ trợ trong năm 2010.
đ) Hồ sơ hỗ trợ:
- Ngư dân thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ là ngư dân thực hiện mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90 CV trở lên và ngư dân thực hiện mua mới, đóng mới tàu cung ứng dịch vụ cho tàu đánh bắt hải sản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ mua mới, đóng mới tàu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có tiến hành hoạt động khai thác hải sản trên biển (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2008/TT-BTC).
+ Bản sao có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các giấy tờ:
* Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (giấy đăng ký)
* Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá; (giấy đăng kiểm)
* Giấy phép khai thác hải sản đối với tàu đánh bắt hải sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu làm dịch vụ;
* Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu;
* Giấy bảo hiểm tai nạn thuyền viên còn hiệu lực.
+ Bản sao về các giấy tờ liên quan đến việc xác định máy tàu mới 100% đạt các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật như:
* Máy thủy chuyên dùng, không phải là máy thủy hóa;
* Có xuất xứ, hồ sơ kỹ thuật kèm theo;
* Có chứng từ mua, bán hợp lệ;
* Có cam kết của chính hãng, phải đảm bảo công suất tiêu hao nhiên liệu không vượt quá 180/gam/mã lực/giờ;
* Phải có văn bản chấp thuận mua mới, đóng mới theo quy định tại điều 8 Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên (Chỉ áp dụng đối với tàu mua mới, đóng mới tàu cá có công suất máy từ 90 CV trở lên).
* Phải có hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại điều 16 Quy chế đăng kiểm tàu cá (Chỉ áp dụng đối với tàu mua mới, đóng mới tàu cá có công suất máy từ 90 CV trở lên).
- Việc hỗ trợ được tiến hành hàng năm, ngư dân đề nghị hỗ trợ cho năm nào thì lập hồ sơ cho năm đó (mỗi năm lập hồ sơ một lần).
2. Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
a) Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ gồm:
Ngư dân là chủ sở hữu của tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc chủ sở hữu tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản khi thực hiện thay máy cũ, lắp máy mới có mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn.
b) Điều kiện được hỗ trợ:
- Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi ngư dân cư trú xác nhận hoạt động đánh bắt hải sản, hoạt động dịch vụ thường xuyên trên biển.
- Máy được lắp đặt phải mới 100% và đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Quyết định số 1381/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 06/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Mức hỗ trợ:
- Đối với máy tàu có công suất từ 40 CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 10.000.000 đồng/máy/năm.
- Đối với máy tàu có công suất từ 90CV trở lên: hỗ trợ 18.000.000 đồng/máy/năm.
d) Thời gian thực hiện hỗ trợ:
- Đối với những máy tàu mới được lắp đặt mới trong năm 2008, thời gian được hỗ trợ từ năm 2008 đến 2010.
- Đối với những máy tàu mới được lắp đặt mới trong năm 2009, thời gian được hỗ trợ từ năm 2009 đến 2010.
- Đối với những máy tàu mới được lắp đặt mới trong năm 2010, thời gian được hỗ trợ trong năm 2010.
Từ năm 2008 đến hết năm 2010, sau khi đã được Nhà nước hỗ trợ tiền thay máy mới 100%, ngư dân không được hỗ trợ để thay máy mới khác.
đ) Về hồ sơ hỗ trợ:
- Ngư dân thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ là chủ sở hữu của tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc chủ sở hữu tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản khi thực hiện thay máy cũ, lắp máy mới có mức tiêu hao nhiên liệu ít hơn, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ thay máy tàu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có tiến hành hoạt động khai thác hải sản thường xuyên trên biển (theo mẫu số 01 ban hành đính kèm hướng dẫn này).
+ Bản sao có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các giấy tờ sau:
* Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (giấy đăng ký)
* Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá; (giấy đăng kiểm)
* Giấy phép khai thác hải sản đối với tàu đánh bắt hải sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản;
* Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu còn hiệu lực.
+ Bản sao về các giấy tờ liên quan đến việc xác định máy tàu mới 100% đạt các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật như:
* Máy thủy chuyên dùng, không phải là máy thủy hóa;
* Có xuất xứ, hồ sơ kỹ thuật kèm theo;
* Có chứng từ mua, bán hợp lệ;
* Có cam kết của chính hãng, phải đảm bảo công suất tiêu hao nhiên liệu không vượt quá 180/gam/mã lực/giờ;
+ Biên bản kiểm tra kỹ thuật thay máy tàu mới của cơ quan có thẩm quyền.
- Việc đề nghị hỗ trợ được tiến hành theo năm, ngư dân đề nghị hỗ trợ cho năm nào thì lập hồ sơ cho năm đó (mỗi năm đề nghị hỗ trợ lập hồ sơ một lần).
3. Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ.
a) Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ:
Ngư dân là chủ sở hữu các tàu đánh bắt hải sản có công suất từ 40CV trở lên đã mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
b) Điều kiện được hỗ trợ:
- Tàu đánh bắt hải sản có công suất 40CV trở lên, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
- Tàu đang hoạt động đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản, thuê thuyền viên có hợp đồng lao động (bao gồm hợp đồng lao động giữa chủ tàu và thuyền viên, kể cả hợp đồng theo thời vụ)
c) Mức hỗ trợ:
- Ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đã mua bảo hiểm thân tàu được hỗ trợ 30% số tiền bảo hiểm thân tàu theo quy định của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.
- Ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản đã mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên được hỗ trợ 100% số tiền bảo hiểm thân tàu theo quy định của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm. Trong đó, bảo hiểm tai nạn thuyền viên được thực hiện theo danh sách định biên thuyền viên trên tàu.
d) Thời gian thực hiện hỗ trợ:
- Ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên năm nào thì được hỗ trợ kinh phí năm đó.
- Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên từ năm 2008 – 2010.
đ) Hồ sơ hỗ trợ:
- Đối với hỗ trợ phí bảo hiểm thân tàu: ngư dân lập hồ sơ như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu của ngư dân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có tiến hành hoạt động khai thác hải sản, hoạt động dịch vụ trên biển (theo mẫu số 02 đính kèm theo hướng dẫn này).
+ Bản sao có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các giấy tờ:
* Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (giấy đăng ký)
* Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá; (giấy đăng kiểm)
* Giấy phép khai thác hải sản đối với tàu đánh bắt hải sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu làm dịch vụ.
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu còn hiệu lực ít nhất là 3 tháng của năm đề nghị hỗ trợ.
- Đối với hỗ trợ kinh phí bảo hiểm tai nạn thuyền viên: ngư dân lập hồ sơ như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm tai nạn thuyền viên của ngư dân có xác nhận Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có thuê lao động theo chế độ hợp đồng lao động trên các tàu cá (theo mẫu số 02 đính kèm theo hướng dẫn này).
+ Bản sao hợp đồng lao động giữa thuyền viên và chủ tàu còn hiệu lực trong năm đề nghị hỗ trợ.
+ Bản sao về giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên còn hiệu lực ít nhất là 3 tháng của năm đề nghị hỗ trợ.
- Việc đề nghị hỗ trợ được tiến hành theo năm, ngư dân đề nghị hỗ trợ phí bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho năm nào thì lập hồ sơ cho năm đó (mỗi năm đề nghị hỗ trợ lập hồ sơ một lần).
4. Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
a) Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ:
Ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có tiến hành hoạt động khai thác hải sản thường xuyên liên tục, nguồn thu từ đánh bắt hải sản là nguồn thu nhập chính.
b) Điều kiện được hỗ trợ:
- Các chủ tàu có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ hoạt động từ 6 tháng trong một năm trở lên, đã hoàn thành thủ tục mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên đối với tàu cá có công suất máy từ 90 CV trở lên (Chỉ bắt buộc mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên đối với tàu có công suất 90CV trở lên, các trường hợp khác không bắt buộc), có đăng kiểm, đăng ký lưu hành phương tiện đánh bắt hải sản theo quy định của pháp luật.
- Có giấy phép khai thác hải sản; có địa chỉ cư trú hợp pháp được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn xác nhận.
- Phải có xác nhận của chính quyền cấp xã và bộ đội biên phòng sau mỗi chuyến đi biển.
c) Mức hỗ trợ:
- Đối với tàu có công suất máy từ 90CV trở lên: hỗ trợ 8 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản, số lần hỗ trợ theo số lần đi đánh bắt hải sản thực tế nhưng tối đa không quá 3 lần/năm.
- Đối với tàu có công suất máy từ 40CV đến dưới 90CV: hỗ trợ 5 triệu đồng cho một chuyến đi đánh bắt hải sản, số lần hỗ trợ theo số lần đi đánh bắt hải sản thực tế nhưng tối đa không quá 4 lần/năm.
- Đối với tàu có công suất máy dưới 40CV: hỗ trợ 3 triệu đồng/cho một chuyến đi đánh bắt hải sản, số lần hỗ trợ theo số lần đi đánh bắt hải sản thực tế nhưng tối đa không quá 5 lần/năm.
d) Thời gian hỗ trợ: Thực hiện trong năm 2008.
đ) Về hồ sơ hỗ trợ:
- Ngư dân thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có tiến hành hoạt động khai thác hải sản thường xuyên liên tục, nguồn thu từ đánh bắt hải sản là nguồn thu nhập chính, đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ lần đầu trong năm 2008 như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ về dầu có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có tiến hành hoạt động khai thác hải sản trên biển (theo mẫu số 03 đính kèm hướng dẫn này).
+ Bản sao có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các giấy tờ:
* Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; (giấy đăng ký)
* Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá; (giấy đăng kiểm)
* Giấy phép khai thác hải sản đối với tàu đánh bắt hải sản hoặc giấy đăng ký kinh doanh đối với tàu làm dịch vụ,
* Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu;
* Giấy bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên (Chỉ áp dụng đối với tàu cá có công suất máy chính từ 90CV trở lên còn hiệu lực).
+ Báo cáo hoạt động chuyến biển có xác nhận của đồn, trạm biên phòng trong các lần ra vào cảng cá, bến cá.
- Đối với hỗ trợ các lần tiếp theo trong năm 2008: Ngư dân lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ như sau:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về địa chỉ cư trú hợp pháp và có tiến hành hoạt động khai thác hải sản trên biển.
+ Báo cáo hoạt động chuyến biển có xác nhận của đồn, trạm biên phòng trong các lần ra vào cảng cá, bến cá.
II. VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỖ TRỢ NGƯ DÂN.
1. Ngư dân sau khi hoàn thành việc đóng mới tàu, mua tàu mới, thay máy mới, mua bảo hiểm thân tàu, mua bảo hiểm thuyền viên hoặc sau khi kết thúc chuyến đi biển đánh bắt hải sản lập hồ sơ đúng theo quy định tại văn bản hướng dẫn này gửi UBND Xã, Phường, Thị trấn nơi cư trú.
2. Căn cứ vào hồ sơ do ngư dân lập, UBND Xã, Phường, Thị trấn tổng hợp danh sách và gửi toàn bộ hồ sơ cho phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoặc cấp tương đương. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoặc cấp tương đương căn cứ danh sách, hồ sơ do UBND cấp Xã, Phường, thị trấn chuyển đến và đối chiếu danh sách đăng ký tàu cá do Chi cục khai thác & Bảo vệ nguồn lợi tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp, chủ trì phối hợp với Phòng Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ của ngư dân.
Kết quả thẩm định phải được lập thành văn bản và được lưu giữ tại cơ quan chủ trì thẩm định cùng với hồ sơ xin hỗ trợ. Trường hợp hồ sơ xin hỗ trợ của ngư dân không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan thẩm định phải có văn bản thông báo cho ngư dân xin hỗ trợ để tiếp tục bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
3. Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hoặc cấp tương đương lập báo cáo trình UBND Huyện hoặc cấp tương đương xem xét ra quyết định về danh sách và mức hỗ trợ cho ngư dân. (Trong Quyết định tổng mức hỗ trợ phải chia làm 2 lần thanh toán, lần 1 bằng 50% trên tổng mức được hỗ trợ, lần 2 thanh toán số còn lại).
- Đối với chính sách hỗ trợ quy định tại điểm 1, 2, 3 mục I của văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố lập quyết định về danh sách và mức hỗ trợ hàng năm.
- Đối với chính sách hỗ trợ về dầu cho ngư dân quy định tại điểm 4 mục I của văn bản hướng dẫn này, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố lập quyết định về danh sách và mức hỗ trợ ngư dân theo đợt trong năm 2008, tối thiểu một quí một lần.
- Quyết định về danh sách và mức hỗ trợ ngư dân được gửi cho các cơ quan:
+ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh; Sở Tài chính tỉnh.
+ Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, phòng tài chính, kho bạc nhà nước huyện, thị xã, thành phố.
+ UBND xã, phường, thị trấn nơi có ngư dân, thuyền viên được hỗ trợ.
4. Thực hiện công tác công khai.
Chủ tịch UBND Xã, Phường, Thị trấn có trách nhiệm thực hiện việc công khai như sau:
a) Nội dung công khai:
- Công khai chính sách (đối tượng, điều kiện, mức, thời gian, hồ sơ) hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Công khai thủ tục và quy trình xét duyệt, thủ tục chi trả được quy định Thông tư số 35/2008/TT-BTC ngày 25/04/2008 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn này.
- Công khai kết quả xét duyệt hỗ trợ cụ thể: về danh sách, địa chỉ; số đăng ký phương tiện, công suất máy, hỗ trợ về dầu và tổng số tiền hỗ trợ…).
b) Hình thức công khai:
- Niêm yết tại trụ sở UBND Xã, Phường, Thị trấn
- Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Xã và trưởng các thôn, ấp, ở xã và tổ dân phố, khu phố ở Phường, Thị trấn.
- Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Xã, Phường, Thị trấn và các thôn, ấp, tổ dân phố, khu phố.
- Công khai tại các cuộc họp thôn, ấp, tổ dân phố, khu phố.
c) Thời điểm và thời gian công khai:
- Công khai ngay sau khi UBND cấp Xã, Phường, Thị trấn nhận được các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Quyết định của UBND Huyện, Thị, Thành phố và văn bản này.
- Thời gian công khai: trong 30 ngày.
5. Căn cứ quyết định hỗ trợ ngư dân của UBND Huyện, Thị, Thành phố. Kho bạc Nhà nước Huyện, Thị, Thành phố phối hợp với UBND Xã, Phường, Thị trấn thông báo niêm yết và công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên để ngư dân tới Kho bạc Nhà nước Huyện làm thủ tục lĩnh tiền hỗ trợ.
6. Về thủ tục lĩnh tiền tại Kho bạc Nhà nước: Ngư dân căn cứ quyết định hỗ trợ của UBND Huyện, Thị, Thành phố và lịch cấp tiền hỗ trợ do Kho bạc Nhà nước thông báo đến Kho bạc Nhà nước Huyện để làm các thủ tục nhận tiền hỗ trợ (Để được nhận tiền hỗ trợ, ngư dân phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực để đối chiếu). Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả đợt 1, sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày trả đợt 1 Kho bạc Nhà nước Huyện, Thị, Thành phố phối hợp với UBND Xã, Phường, Thị trấn thông báo công khai lịch cấp tiền hỗ trợ cho ngư dân, thuyền viên đợt còn lại.
7. Quy trình chuyển tiền: Sở Tài chính trợ cấp có mục tiêu đợt 1 trên tổng dự toán được UBND Tỉnh phê duyệt tại công văn số 4167/UBND-VP ngày 4/7/2008 cho ngân sách các Huyện, Thị, Thành phố để tiến hành chi hỗ trợ cho ngư dân. Đợt 2 được cấp tiếp ngay sau khi UBND các Huyện, Thị, Thành phố có báo cáo kết quả thực hiện đợt 1.
III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
1. Định kỳ hàng quý, hàng năm UBND Huyện hoặc cấp tương đương có trách nhiệm lập báo cáo chi tiết về tình hình chi hỗ trợ cho ngư dân theo từng loại chính sách và từng đối tượng trên địa bàn theo Quyết định số 289/QĐ-TTg gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổng hợp.
2. Nội dung báo cáo gồm:
- Tổng số tiền hỗ trợ trong kỳ
Trong đó:
+ Hỗ trợ để mua mới, đóng mới tàu cá;
+ Hỗ trợ để thay máy mới;
+ Hỗ trợ kinh phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên;
+ Hỗ trợ về dầu.
3. Thời gian gửi báo cáo trước ngày 25 mỗi tháng, Quý chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc Quý; báo cáo năm sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm về Sở NN&PTNT, Sở Tài chính và Chi cục khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổng hợp.
Trên đây là nội dung hướng dẫn về điều kiện, thời gian, quy trình xét duyệt và hỗ trợ ngư dân theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính yêu cầu UBND Huyện, Thị, Thành phố triển khai ngay việc hỗ trợ cho ngư dân. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | SỞ NN & PT NÔNG THÔN | SỞ TÀI CHÍNH |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
MUA MỚI, ĐÓNG MỚI TÀU CÁ, THAY MÁY TÀU MỚI CỦA NGƯ DÂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn……………..
Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân:………………………….Ngày cấp…………………..Nơi cấp…………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………
Là chủ tàu có số đăng ký:…………………………………………………………………………………
Công suất máy chính:……………………………………………………………………………………..
Nghề khai thác:……………………………………………………………………………………………..
Trong thời gian qua, tôi đã thực hiện đóng mới, mua mới (hoặc thay máy tàu mới) của chiếc tàu số………………………………………………
Căn cứ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ mua mới, đóng mới tàu, thay máy tàu mới năm 200… với số tiền là:…………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG | …...ngày…tháng…năm…… |
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
KINH PHÍ MUA BẢO HIỂM THÂN TÀU VÀ BẢO HIỂM TAI NẠN THUYỀN VIÊN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn……………..
Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân:………………………….Ngày cấp…………………..Nơi cấp…………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………
Là chủ tàu có số đăng ký:…………………………………………………………………………………
Công suất máy chính:……………………………………………………………………………………..
Nghề khai thác:……………………………………………………………………………………………..
Trong thời gian qua, tôi đã thực hiện mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên năm 200… cho chiếc tàu số……………………
Số tiền mua bảo hiểm thân tàu là:…………………………………………………….
Số tiền đề nghị hỗ trợ 30% là:…………………………………………………………
Số tiền mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên là …………………………… cho …………………. lao động trên tàu.
Số tiền đề nghị hỗ trợ bảo hiểm tai nạn thuyền viên là …………………………….......
Căn cứ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ phí bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn thuyền viên năm 200… với số tiền là: …………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG | …...ngày…tháng…năm…… |
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ DẦU CỦA NGƯ DÂN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn……………..
Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………………
Số chứng minh nhân dân:………………………….Ngày cấp…………………..Nơi cấp…………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………
Là chủ tàu có số đăng ký:…………………………………………………………………………………
Công suất máy chính:……………………………………………………………………………………..
Nghề khai thác:……………………………………………………………………………………………..
Trong thời gian qua, tôi đã đánh bắt hải sản trên biển từ ngày ……………. đến ngày …………….
Tổng số …………………………. ngày
Căn cứ theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ về dầu đợt …. năm 2008 với số tiền là: ……………………………………..
(Viết bằng chữ: ………………………………………………………………………………………….)
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG | …...ngày…tháng…năm…… |
XÁC NHẬN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.