NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6785/NHNN-KTTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2006 |
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Để triển khai thực hiện Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ một số tài Khoản trong Hệ thống tài Khoản kế toán của các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực từ ngày 01/09/2006, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc chuyển số liệu kế toán từ các tài Khoản cũ sang các tài Khoản mới theo cách như sau:
1. Yêu cầu:
Việc chuyển số liệu từ tài Khoản cũ sang tài Khoản mới phải đảm bảo yêu cầu chính xác và an toàn tài sản, cụ thể:
- TCTD phải lập Bảng kê tài Khoản chuyển đổi số liệu, trong đó quy định rõ số hiệu và tên tài Khoản cũ, số hiệu và tên tài Khoản mới chuyển đổi số liệu tương ứng.
- Phản ánh đúng nội dung, tính chất tài Khoản.
- Số dư đầu năm 2006, tổng doanh số phát sinh 08 tháng và số dư cuối tháng 08/2006 của các tài Khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài Khoản mới.
- Kể từ ngày 01/09/2006 tài Khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán chi Tiết, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài Khoản mới.
2. Phương pháp chuyển số liệu từ tài Khoản cũ sang tài Khoản mới:
2.1. Để việc chuyển đổi số liệu từ tài Khoản cũ sang tài Khoản mới được đúng nội dung, tính chất tài Khoản, các TCTD cần nghiên cứu nắm vững nội dung thay đổi của hệ thống tài Khoản.
2.2. Việc chuyển đổi số liệu từ tài Khoản cũ sang tài Khoản mới được thực hiện vào cuối ngày 31/08/2006, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi Tiết, các báo cáo tài chính theo số hiệu và tên tài Khoản cũ. Số liệu chuyển đổi bao gồm: số dư đầu năm 2006, doanh số phát sinh trong 8 tháng và số dư cuối tháng 08/2006.
2.3. Việc chuyển số liệu từ tài Khoản cũ sang tài Khoản mới được thực hiện từ sổ kế toán chi Tiết (từ các tiểu Khoản) theo các trường hợp sau:
a- Trường hợp 1: Từ một tiểu Khoản (tài Khoản chi Tiết) cũ chuyển sang một tiểu Khoản mới:
- Trên tiểu Khoản cũ, sau khi khoá sổ sách cuối ngày 31/08/2006, các TCTD ghi thêm dòng chữ: "chuyển sang tiểu Khoản mới số...".
- Trên tiểu Khoản mới (đầu ngày 01/09/2006), các TCTD ghi đầy đủ các số liệu từ tiểu Khoản cũ chuyển sang:
+ Chuyển số liệu từ tiểu Khoản cũ số..... sang.
+ Số dư đầu năm 2006.
+ Doanh số 8 tháng;
+ Số dư cuối tháng 8/2006.
b- Trường hợp 2: Từ nhiều tiểu Khoản cũ chuyển sang một tiểu Khoản mới:
- Trên tiểu Khoản cũ, các TCTD ghi theo hướng dẫn trên (Điểm a)
- Trên tiểu Khoản mới, các TCTD ghi lần lượt các số liệu của các tiểu Khoản cũ chuyển sang (mỗi tiểu Khoản cũ ghi một dòng), sau dó cộng các số liệu để xác định số dư đầu năm 2006, doanh số 8 tháng và số dư cuối tháng 8/2006 của tiểu Khoản mới.
c- Trường hợp 3: Từ một tiểu Khoản cũ chuyển sang nhiều tiểu Khoản mới:
- Trên tiểu Khoản cũ, các TCTD ghi lần lượt các số liệu chuyển sang các tiểu Khoản mới số.... (mỗi tiểu Khoản mới một dòng). Sau đó cộng số dư đầu năm 2006, doanh số 8 tháng và số dư cuối tháng 8/2006 của các tiểu Khoản mới được chuyển sang, đối chiếu khớp đúng với các số liệu tương ứng của tiểu Khoản cũ.
- Trên từng tiểu Khoản mới, các TCTD ghi đầy đủ các số liệu từ tiểu Khoản cũ chuyển sang theo hướng dẫn trên (Điểm a).
3. Lập bảng cân đối tài Khoản hàng tháng và báo cáo quyết toán năm 2006:
- Sau khi chuyển xong số liệu từ các tài Khoản cũ sang tài Khoản mới, các TCTD lập bảng cân đối tài Khoản 8 tháng đầu năm 2006 theo số hiệu tài Khoản mới để kiểm tra lại tính chính xác của việc chuyển số liệu.
- Bảng cân đối tài Khoản hàng tháng từ tháng 9/2006 trở đi và báo cáo quyết toán năm 2006, các TCTD lập theo Hệ thống tài Khoản đã sửa đổi theo Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc chuyển đổi số liệu từ các tài Khoản cũ sang tài Khoản mới gửi các TCTD nghiên cứu và thực hiện./.
| TL.THỐNG ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.