BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6738/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2009 |
Kính gửi: | - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh; |
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của Công ty Tân Cảng - Sài Gòn và một số hãng tàu, công ty giao nhận hàng hóa về một số nội dung vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, hàng hóa ra, vào và các dịch vụ thực hiện tại cảng mở Cát Lái. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Những vướng mắc liên quan đến việc giám sát hải quan đối với các dịch vụ được thực hiện trong kho CFS, thủ tục điều chỉnh bản khai hàng hóa (bản lược khai), về quy chế thí điểm khu vực cảng mở Cát Lái: thực hiện theo công văn số 15500/BTC-TCHQ ngày 03/11/2009 của Bộ Tài chính.
2. Những vướng mắc về thủ tục chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh và các vướng mắc khác, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn tại Bảng tổng hợp giải đáp các vướng mắc, kiến nghị của Công ty Tân Cảng - Sài Gòn (gửi kèm)./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP
GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
(Ban hành kèm công văn số 6738/TCHQ-GSQL ngày 05/10/2009)
TT | Nội dung vướng mắc, kiến nghị | Giải đáp |
| PHẦN I. Thủ tục chuyển cảng, chuyển cửa khẩu |
|
1 | Về vấn đề chuyển cảng đối với hàng nguyên container (FCL) giữa các cảng trong khu vực Tp. HCM quy định phải nêu yêu cầu trước khi tàu cập. khi yêu cầu chuyển cảng của khách hàng thường bị phát sinh sau khi tàu cập. Do vậy, nếu sau khi tàu cập, nhà nhập khẩu đồng ý trả phí chuyển cảng thì có thực hiện được không và hướng dẫn cho loại hàng này ra sao? | Trên vận đơn và Bản lược khai hàng hóa đã thể hiện rõ cảng đích của hàng hóa nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp phải có kế hoạch làm thủ tục chuyển cảng từ trước khi tàu cập cảng. Tuy nhiên, nếu do thay đổi lịch trình tầu và doanh nghiệp, hãng tàu có đơn xin chuyển cảng sau khi tầu đã cập cảng thì Chi cục trưởng Hải quan nơi làm thủ tục xem xét, chấp nhận. |
2 | Trong trường hợp lô hàng đã nhập vào VN nhưng người nhận không biết gì về lô hàng này, do đó người gửi yêu cầu Hãng tàu phải chuyển trả lại lô hàng. Hiện nay, Hải quan yêu cầu phải có công văn từ chối nhận hàng của người nhận thì hàng nhập mới được phép chuyển trả lại. Điều này gây khó khăn cho Hãng tàu để bố trí việc chuyển trả do người nhận hàng không muốn soạn thảo công văn vì việc chẳng có gì liên quan đến họ. Hải quan phải dựa trên Công văn yêu cầu hoặc của người nhận hay người gửi để cho phép chuyển trả lô hàng cùng với đề nghị của Hãng tàu sau đó cho phép Hãng tàu chuyển trả lô hàng. Nếu có nghi ngờ, Hải quan có thể kiểm tra hàng hóa bên trong container trước khi container được chuyển trả lại. (Hãng tàu NYK) | Để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hóa, việc từ chối nhận hàng phải có xác nhận của người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị gửi nhầm địa chỉ thì hãng tàu có thể thực hiện việc điều chỉnh manifest theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. |
3 | Doanh nghiệp Forwarder thường xuyên làm hàng chuyển cảng từ TP HCM đến cảng Đà Nẵng. Theo quy định hiện tại, chuyển hàng này phải bằng xe tải 1 cửa và Hải quan niêm phong cửa xe sau khi đã đóng hàng vào. Như vậy, nếu chỉ có 1 lô hàng lẻ, doanh nghiệp cũng phải thuê nguyên 1 chiếc xe tải với chi phí khá cao. Do vậy, nhằm giảm bớt chi phí cho khách hàng, Hải quan có thể niêm phong kiện hàng lại và cho phép khách hàng kết hợp vận chuyển cùng với các loại hàng thông thường khác có được không? | - Đề nghị thực hiện theo Điều 16, 17 Nghị định 154. - Doanh nghiệp có thể ghép chung với các lô hàng chuyển cảng khác cùng chuyển cảng về 1 địa chỉ để tiết kiệm chi phí. |
4 | Đối với thủ tục hàng di lý trong các chi cục Hải quan tại HCM, khi trên Final Destination ghi rõ nơi về, nhưng việc di lý giữa các chi cục Hải quan gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, Di lý hàng trong khu vực I (từ Cát Lái -> Tân Cảng, hay ngược lại) thì thực hiện được; Di lý hàng khác khu vực: hầu như khó thực hiện, tùy thuộc vào Hải quan thực hiện. Yêu cầu cơ quan Hải quan cần có thông tư hướng dẫn cụ thể cho trường hợp trên | Nếu trên vận đơn ghi rõ cảng đích khác với cảng dỡ hàng thì hàng hóa được chuyển về cảng đích theo Điều 17 Nghị định 154 quy định về thủ tục chuyển cảng. |
5 | Đề nghị rút ngắn làm thủ tục Hải quan như sau: - Hàng nhập: Nếu làm TTHQ tại TPHCM mất 03 ngày, còn làm hàng tại Cái Mép mất 04 ngày (01 ngày đi lại) lại mất thêm 2-3 ngày chuyển container từ Cái Mép về HCM. Tổng cộng 7 ngày. Yêu cầu rút ngắn thời gian làm thủ tục HQ còn 2 ngày (không kể ngày đi lại). - Hàng xuất: Nếu làm TTHQ tại TPHCM mất 02 ngày, còn làm hàng tại Cái Mép mất 03 ngày (01 ngày đi lại). Yêu cầu rút ngắn thời gian làm thủ tục còn 1 ngày (không kể ngày đi lại). - Thời gian duyệt hồ sơ tái xuất (hàng xuất bị trả lại). Hiện tại là 3 ngày, đề nghị còn 1 ngày. | Thời gian làm thủ tục hải quan đã được quy định tại Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan. Để có cơ sở xem xét rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, đề nghị doanh nghiệp nêu rõ thời gian làm thủ tục tại từng khâu, khâu nào lâu nhất. Thủ tục đối với một lô hàng xuất liên quan đến nhiều cơ quan như cảng, hãng tàu, hải quan… Do vậy, đề nghị doanh nghiệp phải tách bạch thời gian làm thủ tục hải quan với thời gian làm các thủ tục khác. |
| PHẦN II. Quy chế thí điểm của cảng Mở Cát Lái |
|
6 | Lô hàng nhiều container nhập khẩu vào Việt Nam và dự định phân phối cho nhiều khách hàng. Do vấn đề hạn chế thanh toán của từng người mua hàng, nhà phân phối muốn giao hàng từng phần cho từng người mua hàng nên muốn đưa vào cảng mở. Muốn đưa hàng vào cảng mở cần những thủ tục gì? Thủ tục khi giao hàng từng phần? | - Thủ tục hải quan để đưa hàng vào Cảng Mở đã được quy định tại Điều 8 Quyết định 37 về Quy chế cảng mở Cát Lái: “…không phải làm thủ tục nhập khẩu nhưng chủ hàng… phải nộp cho hải quan bản lược khai manifest”. Như vậy, nếu manifest có ghi cảng đích là “Cảng Mở” thì hàng hóa được đưa vào Cảng Mở. - Về đối tượng hàng hóa thông qua khu vực Cảng Mở: đã được quy định tại Điều 5 Quyết định 37. - Việc bán hàng từng phần (giao hàng cho người mua trong nước) trong khu Cảng Mở: Dịch vụ được thực hiện trong khu Cảng Mở đã được quy định tại Điều 4 Quyết định 37. Khi bán hàng cho người mua trong nước thì phải làm thủ tục hải quan theo điều 8 Quyết định 37 |
7 | Lô hàng ban đầu dự định giao cho người mua nên cảng đích (final destination) trên vận đơn ghi: Cat Lai Port. Tuy nhiên, do vấn đề thanh toán, chủ hàng muốn đưa hàng vào cảng mở. Thủ tục Hải quan có cho phép không, khi chia nhỏ lô hàng này để bán có được không, thủ tục liên quan? | - Thực hiện theo điểm 3 Điều 42 Nghị định 154: “… việc sửa chữa các chứng từ đó không ảnh hưởng đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về thuế, chính sách mặt hàng và được Chi cục trưởng hải quan chấp nhận”. - Việc chia nhỏ lô hàng được thực hiện theo Điều 7 Quyết định 37, trường hợp chia nhỏ lô hàng chủ hàng làm văn bản thông báo gửi Giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn và cơ quan Hải quan tại Cảng Mở 01 ngày làm việc trước ngày dự định xử lý. Trong thông báo nêu rõ loại hàng, số lượng, khối lượng, thời gian, vị trí hàng dự kiến được xử lý và hình thức xử lý trong khu vực Cảng Mở. Hàng hóa được đóng gói lại, sắp xếp lại, gia cố, sửa chữa hoặc thay container khác phải bảo đảm giữ nguyên ký mã hiệu hàng hóa, không được làm thay đổi xuất xứ hàng hóa. |
8 | Một container có nhiều lô hàng lẻ quá cảnh. Chủ hàng muốn quá cảnh từng lô hàng. Dịch vụ này có được thực hiện tại cảng mở không? Nếu được, thủ tục Hải quan ra sao? | - Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thực hiện theo điều 19 Nghị định 154. Hàng hóa phải đảm bảo nguyên trạng, niêm phong từ cửa khẩu nhập đến cửa khẩu xuất. khi đưa vào khu vực cảng mở thì được phép chia tách đề xuất hoặc quá cảnh từng lô. Thủ tục hải quan tại cảng mở thực hiện theo quy định tại điều 7, điều 8 Quyết định 37. - Về quy định đối với hàng hóa quá cảnh thực hiện theo Điều 40 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. |
9 | Lô hàng nhập vào cảng mở (cảng Cát Lái Khu vực I) để sang container sau đó chuyển sang cảng khác (hải quan khu vực khác) có được không? Trường hợp không vận chuyển bằng đường thủy mà bằng đường bộ sang Cambodia có được không? Có cần xin phép Bộ Thương mại không? Các thủ tục cần thiết? | - Theo Điều 4 Quyết định 37, dịch vụ thay container khác chỉ được thực hiện đối với container trung chuyển và hàng hóa quá cảnh. - Thủ tục hải quan thực hiện theo Điều 19 Nghị định 154/2005/NĐ-CP . - Việc xác định mặt hàng quá cảnh có phải xin phép Bộ Công thương hay không, đề nghị căn cứ Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP . |
10 | Hàng hóa đưa vào cảng mở sau đó được đưa đến các Cục, Chi cục HQ các tỉnh khác có được không? Các thủ tục cần thiết? | Việc đưa hàng hóa từ Cảng Mở đến các Chi cục Hải quan của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác có 02 trường hợp: a) Theo Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hàng chuyển cửa khẩu được thực hiện theo Quyết định 1458/QĐ-TCHQ ngày 27/7/2009 của Tổng cục Hải quan. b) Hàng hóa chuyển cảng: nếu trên vận đơn ghi rõ cảng dỡ hàng là cảng mở Cát Lái và cảng đích là các cảng khác hoặc ICD thì được phép làm thủ tục chuyển cảng về cảng đích ghi trên vận đơn. Thủ tục hải quan thực hiện theo điều 17 Nghị định 154. |
11 | 1 cont 20’ có 2 lô hàng lẻ. Vì lý do không đúng chất lượng và hợp đồng, khách hàng muốn thông quan vào nội địa 1 lô, lô còn lại đưa vào cảng mở chờ ghép với lô khác để tái xuất có được không? | Trường hợp này không rõ: 2 lô hàng này là hàng nhập khẩu từ Cảng Mở hay từ cửa khẩu khác? Đã làm thủ tục hải quan chưa? |
12 | 1 cont 20’ hàng nhập có 3 lô hàng lẻ về cảng mở. 1 lô xuất sang nước khác bằng đường hàng không, 2 lô còn lại để bán tại Việt Nam. Dịch vụ này có thực hiện được không? Thủ tục và điều kiện đối với lô hàng xuất bằng đường hàng không? | Được phép thực hiện dịch vụ này. Tuy nhiên, với lô hàng xuất sang nước khác bằng đường hàng không, doanh nghiệp làm thủ tục quá cảnh theo quy định tại điều 19 Nghị định 154. |
13 | Khách hàng dự định xuất khẩu bằng việc đóng ghép tại cảng mở từ 2 nguồn hàng sau: hàng quá cảnh từ Cambodia bằng đường bộ và hàng nội địa được đóng vào 1 cont 20’ để xuất khẩu. Dịch vụ này có thực hiện được không? Yêu cầu về thủ tục? Đối với hàng nhập từ đường hàng không thay cho trường hợp bằng đường bộ từ Cambodia thì sao? | Dịch vụ này được phép thực hiện trong khu vực cảng mở; thủ tục hải quan thực hiện theo khoản 2 Điều 7 Quyết định 37. Trường hợp hàng hóa nhập từ đường hàng không đưa vào cảng mở thực hiện như đối với đường bộ. |
14 | Hàng thương mại (ví dụ: ghế massage,…) có nhu cầu nhập khẩu các phần rời của sản phẩm, có xuất xứ từ các nước khác nhau và lắp ráp trong khu vực cảng mở. Sau đó, một phần sẽ được tiêu thụ nội địa, một phần xuất bán sang nước thứ ba. Dịch vụ trên có thực hiện được không? | Đây là trường hợp gia công, lắp ráp sản phẩm nguyên chiếc, chưa được quy định tại Điều 4 của Quyết định 37. Tổng cục Hải quan sẽ ghi nhận để kiến nghị bổ sung khi sửa Quyết định 37. |
15 | Khách hàng nhập xe hơi cũ về cảng mở có nhu cầu vệ sinh, trang trí xe để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, không thay đổi nhãn hiệu, muốn gắn thêm một số tiện ích (“option”) cho xe. Dịch vụ trên có thực hiện được không? | |
16 | Hàng điện tử muốn sử dụng một số phụ kiện tại Việt Nam có nhu cầu lắp ráp tại cảng mở, một phần nhập lại vào Việt Nam, một phần tái xuất sang nước khác. Dịch vụ trên có thực hiện được không? | |
17 | Hàng điện tử nhập vào cảng mở được rút ruột và trưng bày. Sau thời gian chỉ bán được một số ít sản phẩm, chủ hàng tái xuất phần còn lại vào nước xuất khẩu ban đầu hoặc sang nước khác. Trước khi xuất khẩu, chủ hàng thay bao bì nhưng vẫn giữ nguyên xuất xứ hàng hóa ban đầu. Dịch vụ trên có thực hiện được không? | Được hiểu là hàng hóa được trưng bày trong khu vực Cảng Mở. Vì vậy, được thay bao bì nhưng phải giữ nguyên ký mã hiệu hàng hóa, không được làm thay xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Quyết định 37. |
18 | Hàng pháo, pháo hoa sản xuất từ một nước khác, đưa vào cảng mở để đóng gói và được tái xuất vào một số nước không cấm đốt pháo. Dịch vụ trên có thực hiện được không? | Căn cứ Điều 5 Quyết định 37 thì mặt hàng này được phép đưa vào khu vực cảng mở để chờ quá cảnh sang nước thứ ba, nhưng phải được Bộ Công thương cấp phép theo Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP . |
19 | Chủ hàng nhập khẩu hàng hóa vào cảng mở sau đó xuất bán qua nước thứ ba. Chủ hàng muốn thanh toán cho người bán nhưng ngân hàng yêu cầu phải có TKHQ trong khi quy chế hiện nay không sử dụng TKHQ. Vậy muốn được thanh toán phải làm như thế nào? | Ngày 27/7/2009, Bộ Tài chính có công văn số 10657/BTC-TCHQ gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị hướng dẫn cụ thể, theo hướng nếu hàng hóa mua bán trong cảng mở thì trong bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không cần phải có tờ khai hải quan. |
20 | Hàng vải nhập từ 1 công ty nước ngoài về Cảng Mở, sau đó bán lại cho 1 công ty nước ngoài khác và công ty nước ngoài này chỉ định 1 công ty Việt Nam nhập gia công lô hàng này. Việc mua bán hiện nay chỉ có công văn gửi cho Hải quan và Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Vậy, việc tính thuế thu nhập giữa các bên ra sao và Hải quan cần những giấy tờ chứng từ gì để mở tờ khai? | - Đề nghị công ty Việt Nam nhận gia công mở tờ khai tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công (thuộc Cục Hải quan TP. HCM) để nhập khẩu theo loại hình nhập gia công. - Về thuế thu nhập đề nghị liên hệ với Cục thuế địa phương để được hướng dẫn. |
21 | Khách hàng đưa hàng nhập về Cảng Mở. Thời gian tối đa cho phép lưu hàng trong Cảng Mở là bao lâu, có phụ thuộc vào các quy định mà Hải quan đang thực hiện không? Có được phép thanh lý nếu quá thời gian tối đa đó hay không? | Cảng Mở là một phần của cảng Cát Lái, do vậy thực hiện theo khoản 4 Điều 94 Luật hảng hải (về thời gian lưu hàng) và khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan (thời hạn làm thủ tục hải quan). |
22 | Thủ tục đối với hàng hóa từ Cảng Mở đưa vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa vào Cảng Mở? Tương tự đối với Khu Chế Xuất? | Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ cảng Mở về kho ngoại quan hoặc khu chế xuất và ngược lại đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 44, 55, 57 Thông tư 79 và Quyết định 1458/QĐ-TCHQ ngày 27/7/2009 của Tổng cục Hải quan |
23 | Một chủ hàng A nhập hàng về cảng mở sau đó bán cho chủ hàng B ngay trong cảng mở. Dịch vụ trên có thực hiện được không? Khi lô hàng trên được thông quan vào nội địa, ai sẽ chịu trách nhiệm thông quan? Nếu khách hàng B lại bán cho khách hàng C thì có được không? | - Thủ tục đối với dịch vụ mua bán hàng hóa trong khu vực Cảng Mở đã được quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quyết định 37. Tuy nhiên, Quyết định 37 cũng chưa có hướng dẫn về thủ tục chuyển quyền sở hữu trong khu Cảng Mở, Tổng cục Hải quan sẽ ghi nhận để kiến nghị khi sửa đổi, bổ sung Quyết định 37. - Về thủ tục hải quan thì người sở hữu hàng hóa đích thực là người chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu (khách hàng C). |
24 | 1. Chủ hàng đưa nhiều lô hàng xuất vào cảng mở. Sau một thời gian, chủ hàng muốn thay đổi hình dạng bao bì đóng gói từng lô hàng, đồng thời ghép các lô hàng với lẫn nhau. Căn cứ tình hình cụ thể, chủ hàng sẽ xuất lần lượt. Các dịch vụ trên thực hiện được không? 2. Trường hợp tên người nhận hàng trên vận đơn là “Cảng Mở Cát Lái”. Phát sinh trường hợp vận tải đơn (B/L) của một lô hàng nhập khẩu vào khu vực Cảng Mở thể hiện người nhận hàng (consignee) là “Free Port Zone - Catlai” thay vì tên của chủ hàng đích thực. Khi doanh nghiệp đến đăng ký mở tờ khai nhập khẩu tại các Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, đầu tư nộp vận đơn như trên trong bộ hồ sơ hải quan thì có chấp nhận hay không? 3. Phát sinh vướng mắc về tên người nhận hàng trên Bill đối với hàng hóa từ cảng mở được nhập khẩu theo loại hình gia công tại Chi cục Hải quan Quản lý hàng gia công thuộc Cục hải quan TP HCM. Trong khi đó cùng vấn đề này đã được Cục Hải quan Tp HCM giải quyết đối với hàng hóa của Chi Cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư – Cục Hải quan Tp HCM. | - Điểm 1: Các dịch vụ này thực hiện theo Điều 4 Quyết định 37. - Điểm 2+3: Khi phát sinh vấn đề này, chủ hàng có thể yêu cầu cơ quan hải quan cho phép điều chỉnh tên người nhận hàng trên vận đơn theo quy định hiện hành trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu. |
25 | Hàng nguyên container từ nước ngoài chỉ định cảng đích về Hải Phòng nhưng do nhầm lẫn, container này về TPHCM. Do vậy, Hải quan xử lý trường hợp này như thế nào? Có thể sử dụng Cảng Mở được không? | Nếu vận đơn ghi cảng đích là Hải Phòng và hàng được chuyển nhầm về TP HCM, nếu hãng tàu có công văn xin chuyển hàng về cảng Hải Phòng thì cho phép làm thủ tục chuyển cảng. |
26 | Cảng Mở là khu vực không thuộc lãnh thổ nước Việt Nam nên các bên nghiên cứu các vấn đề phát sinh liên quan đến hàng hóa về Cảng Mở như thanh toán ra sao, các trường hợp phải thu thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập … mà không có vào tờ khai Hải quan. | - Theo Điều 9 Quyết định 37, hàng từ nước ngoài đưa vào khu vực cảng mở chưa phải nộp thuế. Nếu NK vào lãnh thổ VN thì phải làm đầy đủ thủ tục hải quan theo quy định (mở tờ khai và nộp thuế). - Trường hợp hàng từ nước ngoài vào khu vực cảng mở sau đó xuất sang nước thứ ba: Vướng mắc liên quan đến chứng từ thanh toán, Bộ Tài chính đã có công văn số 10657/BTC-TCHQ ngày 27/7/2009 đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể. |
27 | Hải quan nên cho phép hàng từ Cảng Mở Cát Lái được chuyển đi các cửa khẩu khác như Bình Dương, Đồng Nai … để gia công hoặc đóng ghép và xuất khẩu đi tiếp. | - Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển từ cảng mở về để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc để chế xuất của doanh nghiệp chế xuất thì được chuyển cửa khẩu. - Trường hợp chuyển từ cảng mở về kho CFS trong nội địa để đóng ghép chung với hàng XK khác thì có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể. |
28 | Hàng từ nước ngoài được đưa vào kho Cảng Mở và có thể đóng ghép cùng với 1 lô hàng nội địa xuất vào Cảng Mở để xuất đi nước ngoài được không? | Được thực hiện theo Điều 4 Quyết định 37 |
29 | Cảng Cái Mép đi vào hoạt động, vậy thủ tục thông quan khi hàng hạ từ các ICD, cảng Cát Lái chuyển về Cái Mép xuất tàu và ngược lại cho hàng nhập như thế nào? | - Đối với hàng hóa xuất khẩu hạ bãi tại các ICD hoặc cảng TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã có công văn số 12894/BTC-TCHQ ngày 14/9/2009 hướng dẫn cụ thể. - Đối với hàng nhập khẩu, cảng dỡ hàng là Cái Mép – Thị Vải, cảng đích là các ICD hoặc cảng Tp Hồ Chí Minh thì thực hiện thủ tục chuyển cảng theo quy định tại điều 17 Nghị định 154. |
30 | Trường hợp hàng chuyển cửa khẩu từ các ICD về cảng xuất hàng, hay từ Cảng Cát Lái chuyển về cảng Cái Mép (nước sâu) để xuất tàu, thì đại lý phải làm thông quan lại hai lần. Ngay cả, hàng xuất theo lô, phải chờ về đủ lô hàng mới được phép làm thủ tục thông quan tại cảng, điều này gây mất thời gian, và giấy tờ rườm rà cho khách hàng. | Theo công văn số 12894/BTC-TCHQ ngày 14/9/2009 của Bộ Tài chính, những lô hàng XK chuyển từ ICD hoặc từ Tân Cảng – Cát Lái ra Cái Mép thì đã phải hoàn thành thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục (tại hải quan quản lý ICD hoặc Chi cục Hải quan cảng SG-KV1), đại lý chỉ phải làm thủ tục thông quan một lần, còn tại Cái Mép, cơ quan hải quan chỉ thực hiện giám sát hàng hóa. Do vậy không thể có tình trạng làm thủ tục thông quan hai lần. |
31 | Hoạt động của Cảng Mở hiện nay chủ yếu thực hiện theo Quyết định 37/2006/QĐ-TTg , đây chỉ là quy chế thí điểm khu vực Cảng Mở từ năm 2006 và đến nay cũng chưa có ban hành chính thức cho hoạt động này. Đồng thời, quyết định 37 này quy định các vấn đề liên quan rất chung chung nên việc thực hiện các nghiệp vụ trong Cảng Mở đều mang tính chủ quan. Để thuận tiện cho người thực hiện, đề nghị sớm ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết bằng văn bản những thủ tục liên quan đến trách nhiệm của Hải quan và khách hàng. | Tổng cục Hải quan sẽ đề xuất, báo cáo Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ sửa đổi Quyết định 37 và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết. |
| Phần IV. Vướng mắc khác |
|
32 | Khách hàng có lô hàng lẻ chuyển từ cảng biển sang cửa khẩu đường hàng không bằng xe tải niêm phong, vẫn giữ nguyên seal Hải quan. Tuy nhiên, Hải quan tại cửa khẩu sân bay cho cân tại từng kiện của lô hàng và không chấp nhận chuyển lô hàng sang nước thứ 3 vì không cùng trọng lượng do cân cụ thể từng kiện hàng. Do vậy: - Đối với trường hợp lệch trọng lượng giữa hai cửa khẩu như vậy thì cách thức giải quyết của Hải quan sẽ như thế nào? - Đối với việc đóng những lô kiện lớn vào phương tiện máy bay, buộc phải phá kiện hàng lớn mới đưa qua được cửa máy bay. Mặc dù, vẫn có những phương tiện máy bay cửa lớn chuyên dụng để chở hàng kiện lớn, nhưng sẽ liên quan đến chi phí của doanh nghiệp xuất hàng. Đề nghị hải quan có hướng giải quyết cho trường hợp này. | - Cơ quan Hải quan không kiểm tra đối với hàng chuyển cảng. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra. Nếu phát hiện có sự chênh lệch về trọng lượng hàng hóa thì lập biên bản vi phạm hoặc biên bản chứng nhận và thông báo cho Chi Cục HQ cảng đi biết. - Trường hợp do yêu cầu vận chuyển phải chia tách, thì cơ quan Hải quan chỉ giám sát và lập Biên bản chứng nhận. |
33 | Container tồn lâu trong Cảng: Hiện tại phải đợi thành lập Hội Đồng để giải quyết hàng tồn lâu. Hội đồng cần phải có Đại diện của Hải quan, Cảng và Sở Tài chính của Tỉnh/Thành phố. Điều này rất mất thời gian gây thiệt hại cho Cảng và Hãng tàu và làm giảm giá trị Hàng hóa. (Hãng tàu NYK). Kiến nghị: Hội đồng chỉ cần có Đại diện của Cảng và Hải quan (có thể đại diện cho Sở Tài chính) và giải quyết hàng tồn lâu mỗi tháng một lần. Với Hàng hóa tồn tại Cảng trên 90 ngày mà chủ nhận hàng không có xác nhận nhận hàng, Hội đồng sẽ tiến hành bán đấu giá thanh lý hàng hóa. | Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 05/2003/TT-BTC ngày 13/01/2003 của Bộ Tài chính: Theo chức năng nhiệm vụ, thì đại diện của Sở Tài chính tham gia Hợp đồng là để tổ chức, điều hành việc thanh lý, đấu giá theo Luật Thương mại, Cơ quan Hải quan không thể làm thay. |
| Đề nghị các Chi cục có cách làm thống nhất trên cả nước theo đúng quy định và hướng dẫn của TCHQ. Cùng là những cảng biển trong khu vực Tp. HCM, nhưng tại sao lại có những quy định, yêu cầu khác nhau trong làm thủ tục hải quan nhận hàng? Ví dụ cụ thể: Đối với hàng cá nhân, Tân Cảng & Cát Lái không yêu cầu nhà nhập khẩu phải có Work Permit, trong khi Hải quan ICD Phước Long lại bắt buộc người nhập khẩu phải có Work Permit? | Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 154 thì: Người nước ngoài đưa tài sản di chuyển vào Việt Nam phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời hạn ở Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp và xuất trình một số giấy tờ, trong đó có: Giấy xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (như: Xác nhận trên Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Work Permit,…) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.