BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6737/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2009 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của Công ty Tân cảng - Sài Gòn, một số hãng tàu, công ty giao nhận hàng hoá và báo cáo vướng mắc của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu về một số nội dung vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá trung chuyển, quá cảnh, hàng ra, vào kho CFS, kho ngoại quan, thủ tục điều chỉnh bản lược khai hàng hoá, vận đơn. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1/ Những vướng mắc liên quan đến việc giám sát hải quan đối với các dịch vụ được thực hiện trong kho CFS, thủ tục điều chỉnh bản khai hàng hoá (bản lược khai), về quy chế thí điểm khu vực cảng mở Cát Lái: thực hiện theo công văn số 15500/BTC-TCHQ ngày 03/11/2009 của Bộ Tài chính.
2/ Những vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển, quá cảnh, hàng ra, vào kho CFS, kho ngoại quan, thủ tục điều chỉnh bản lược khai hàng hoá, Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại Bảng tổng hợp (gửi kèm)./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
TỔNG CỤC HẢI QUAN
BẢNG TỔNG HỢP GIẢI ĐÁP CÁC VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG TRUNG CHUYỂN, QUÁ CẢNH, CHỈNH SỬA BẢN LƯỢC KHAI HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm công văn số 6737/TCHQ-GSQL ngày 05/10/2009)
TT | Nội dung vướng mắc, kiến nghị | Giải đáp |
| Phần II- Thủ tục hải quan, giám sát hàng trung chuyển, quá cảnh |
|
1 | - Về thời gian thực hiện: Việc cơ quan Hải Quan áp dụng từ ngày 04/06/2009 mà không có thông báo trước, không có hướng dẫn thực hiện đã khiến cho Hãng tàu rất lúng túng trong việc triển khai vì phải thay đổi cả một qui trình. Trước đây, việc hoàn thành thủ tục Hải Quan đối với hàng trung chuyển là do Cảng mở - Xí nghiệp kho bãi Cát Lái đảm nhận với những mẫu chứng từ khác. Nay, theo Thông tư 79, các hãng tàu phải khai báo theo mẫu tờ khai của Hải Quan nên phải có thời gian nhất định để chúng tôi chuẩn bị về mặt con người để đáp ứng theo qui trình mới. - Đây không phải là lần đầu tiên Hải Quan tiến hành thay đổi các qui định của mình, nhưng những thông tư, nghị định mới của Hải Quan chỉ được lưu hành nội bộ chứ không phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp có liên quan. Vì vậy, mỗi lần thực hiện đều dẫn tới những xáo trộn và khó khăn cho doanh nghiệp Kiến nghị: Mỗi lần có những thay đổi về qui định của Hải Quan, đề nghị Hải Quan có thông báo trước đến Cảng, Hãng tàu và các doanh nghiệp để có thời gian chuẩn bị và triển khai hoặc có một kênh thông tin để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tư vấn khi gặp những vướng mắc. (Hãng tàu Wanhai). | - Theo Luật ban hành văn bản, văn bản khi ban hành đều có một khoảng thời gian nhất định và được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: công báo, website để các đối tượng liên quan nghiên cứu thực hiện (văn bản chỉ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký). Trước khi ban hành Thông tư, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có thông qua VCCI và các hiệp hội ngành nghề để lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng các doanh nghiệp. |
2 | Theo yêu cần của Hải quan, Hãng tàu phải khai báo theo mẫu tờ khai mới. Đây là tờ khai áp dụng đối với hàng hoá cần kiểm tra tại Cảng, nên có nhiều mục chưa phù hợp với hãng tàu vì hàng trung chuyển không tiến hành kiểm hoá tại Cảng mà chỉ căn cứ vào Manifest hàng nhập, người gửi hàng và người nhận hàng đều ở nước ngoài. Vì vậy, hãng tàu không thể cam kết là người trực tiếp chịu trách nhiệm về hàng hoá trong container. Hơn nữa, đối với các văn phòng hãng tàu tại cảng không thể có dấu tròn theo yêu cầu của tờ khai, nên mỗi lần khai báo, Hãng tàu đều phải chuyển chứng từ lên văn phòng chính nên rất khó khăn vì lượng hàng trung chuyển của hãng tàu là rất nhiều và thường xuyên. (Hãng tàu Wanhai). | Theo Điều 20 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP , điểm b khoản 1 Điều 43 Thông tư 79/2009/TT-BTC thì hàng hoá trung chuyển phải khai hải quan trên mẫu tờ khai hàng hoá trung chuyển (các văn bản này ban hành và có hiệu lực sau Thông tư liên tịch số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT). Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trước mắt, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung việc sử dụng mẫu tờ khai hàng trung chuyển 05-TKHTC/2009 như sau: - Trường hợp một số tiêu chí trên tờ khai không thể khai báo được do thực tế không có (như: ô số (2) hợp đồng trung chuyển, (3) số giấy phép kinh doanh) thì không yêu cầu người khai hải quan phải khai báo các tiêu chí này. - Việc sử dụng con dấu: Người khai hải quan phải ký và sử dụng con dấu dùng để giao dịch (không phân biệt dấu tròn hay dấu vuông) để xác nhận cam kết và chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình. |
3 | Hàng trung chuyển từ trước đến nay thực hiện theo quyết định số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT rất thuận tiện cho các Hãng tàu và Cảng; Nhưng đầu tháng 6 BTC lại ra quyết định số 79 quy định hàng trung chuyển phải khai theo mẫu tờ khai mới và đóng dấu "sống" của Công ty. Việc này gây khó khăn cho khách hàng, thứ nhất là văn phòng hiện trường Hãng tàu tại cảng không có dấu "sống" mà chuyển về công ty thì mất rất nhiều thời gian và thứ hai là một vài mục ở tờ khai không biết ghi ra sao như yêu cầu hợp đồng trung chuyển, số giấy phép kinh doanh trong khi đó kinh doanh vận chuyển quốc tế lại không có giấy phép). | |
4 | Hàng nhập trung chuyển tại Cái Mép: - Hạn cuối cung cấp List hàng nhập cho Cảng Cái Mép và Manifest cho Hải Quan? Cung cấp như thế nào, bao nhiêu bộ Manifest? Con dấu đóng trên Manifest là loại nào? - Với hàng trung chuyển: Khai báo cho ai và như thế nào tại Cái Mép? Mẫu khai? Thời hạn cuối cho việc khai và con dấu? - Vấn đề: Sai seal, Hàng bị hư hại và thiếu.... Ai chịu trách nhiệm? | - Nếu tàu cập cảng Cái Mép thì thủ tục hải quan đối với tàu nhập cảnh thực hiện hiện theo quy định tại Nghị định 71 trong đó có quy định rõ số lượng các loại chứng từ, thời hạn phải nộp cho cơ quan hải quan, cảng vụ... - Việc khai báo trên tờ khai hàng trung chuyển: thực hiện theo Điều 43 Thông tư 79; mẫu tờ khai 05/TKHTC/2009 ban hành kèm Quyết định 1127/QĐ-TCHQ ngày 3/6/2006 của Tổng cục Hải quan. - Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ. - Việc xử lý hàng sai seal, hàng bị hư hại và thiếu,.. thuộc về người vận chuyển và cảng vụ |
5 | Hàng hoá quá cảnh sang Campuchia hoặc từ Campuchia về VN: Có cách nào để rút ngắn thời gian làm thủ tục? Hiện tại phải mất 2-3 ngày làm thủ tục cho loại hàng hoá này. Rút ngắn thời gian là vô cùng cần thiết khi Cát Lái được hoạch định là nơi làm thủ tục quá cảnh cho hàng nhập đi Campuchia. (Hãng tàu Zimlines). | - Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang báo cáo Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ thủ tục kê khai phương tiện vận tải đường bộ XNC để giảm thời gian thông quan phương tiện, hàng quá cảnh. - Về thời gian làm thủ tục hải quan đã được quy định tại Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan. Đề nghị hãng tàu cho biết thời gian làm thủ tục tại khâu nào là lâu nhất hoặc thời gian cụ thể từng khâu để Tổng cục Hải quan có biện pháp chấn chỉnh và điều chỉnh kịp thời. |
6 | Đối tượng nào được phép làm hàng quá cảnh? Trong giấy phép kinh doanh có nhất thiết phải ghi rõ được phép làm hàng quá cảnh hay chỉ cần có chức năng XNK là được làm hàng quá cảnh? | Đối tượng được làm hàng quá cảnh: thực hiện theo Điều 39 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho chủ hàng nước ngoài quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. |
7 | Trường hợp khách hàng chỉ khai cảng dỡ hàng (port of discharge) mà không kê khai cảng đích cuối cùng (destination) trên manifest thì có được phép di chuyển đi không? nếu muốn chuyển thì phải làm những thủ tục gì? (Hãng tàu Yangming) | Người vận chuyển có trách nhiệm dỡ hàng tại địa điểm ghi trên vận đơn. Trường hợp muốn thay đổi cảng đích thì làm thủ tục điều chỉnh bản khai hàng hoá theo quy định tại Điều 87 Thông tư 79 và hướng dẫn của Bộ Tài chính |
8 | Hiện tại, Hải Quan không cho phép chuyển container từ Cảng nọ sang Cảng kia. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và Hãng tàu khi hàng hoá bị rớt không kịp xuất tàu. Nhiều container phải đợi cả tuần tại Cảng chờ chuyến tàu kế tiếp. Điều này càng gây khó khăn hơn với hàng trung chuyển vì cảng ghé của tàu thứ 2 khác với tàu thứ nhất. Kiến nghị: Cho phép container được chuyển Cảng dưới sự giám sát của Hải Quan. (Hãng tàu NYK); | Tổng cục Hải quan đang dự thảo quy trình giám sát cảng biển trong đó quy định rõ thủ tục giám sát hàng chuyển từ cảng nọ sang cảng kia vì lý do rớt tàu hoặc không có tàu ghé qua cảng. Trước mắt yêu cầu Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh xem xét giải quyết cho doanh nghiệp và quy định việc giám sát hàng hoá chuyển giữa các cảng. |
9 | 1/ Giấy phép quá cảnh: Tại khoản 3, Điều 19 Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định: "Hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin phép Bộ Thương mại" (Tất cả các loại hàng hoá, kể cả hàng hoá không thuộc Danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu). Tuy nhiên, tại khoản 1, 3 Điều 40, Nghị định 12/2006/NĐ-CP lại quy định các loại "Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Bộ Thương mại cho phép, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo các quy định của điều ước quốc tế đó". 2) Về thủ tục hải quan hàng quá cảnh: Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu phản ánh: Hàng quá cảnh, trung chuyển từ Campuchia vận chuyển bằng xà lan, hạ bãi, lưu kho tai cảng Phú Mỹ, sau đó xếp lên tàu biển để xuất khẩu thì hiện tại Chi cục Hải quan Vĩnh Xương là cửa khẩu nhập đầu tiên không mở tờ khai hải quan chỉ có biên bản bàn giao và bản lược khai hàng hoá kèm danh sách container nên Chi cục gặp nhiều khó khăn trong công tác giám sát. Hiện tại, Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu yêu cầu người vận chuyển mở tờ khai hải quan hàng quá cảnh. | 1/ Về giấy phép quá cảnh: Việc xác định mặt hàng quá cảnh có thuộc đối tượng phải xin giấy phép của Bộ Công Thương hay không, đề nghị căn cứ theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính Phủ.
2/ Thủ tục hải quan hàng quá cảnh: Chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá quá cảnh phải lưu kho hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải đã được quy định cụ thể tại điểm b khoản 4 Điều 19, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ; Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 19 của Nghị định này. Đề nghị Cục Hải quan Bà rịa Vũng tàu và Cục Hải quan An Giang căn cứ quy định trên để thực hiện. |
| Phần II- Thủ tục, giám sát hàng ra vào kho ngoại quan, kho CFS |
|
10 | Công ty Samtra Shipping Agency phản ánh về việc tàu thường cập cảng Tân cảng - Cái mép vào khoảng 5h sáng, hải quan giám sát không cho phép tàu làm hàng khi đại lý chưa hoàn thành xong thủ tục cho tàu. Khoảng cách từ cảng đến địa điểm làm thủ tục khá xa (khoảng 50km) nên chỉ có thể hoàn tất thủ tục cho tàu và giao hồ sơ về lại cho Hải quan giám sát cảng vào lúc 10h sáng. Hãng tàu đã làm việc với Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu và được cho biết đây là do luật quy định. Kiến nghị: Cho phép tàu làm hàng trước để không gây chậm trễ trong công tác giải phóng tàu. Hãng tàu cam kết giữ nguyên trạng container từ khi nhập tàu, chỉ tiến hành các phương án tiếp theo (xuất tàu, chuyển cảng...) đối với các container này sau khi nhận được sự đồng ý của Hải quan Giám sát. | Theo nguyên tắc, phải làm xong thủ tục tàu thì mới cho phép làm hàng (bốc đỡ hàng xuống bãi cảng). Đề nghị các hãng tàu kiến nghị với cảng vụ sắp xếp lịch tầu đi, đến để khắc phục bất cập này. |
11 | Đối với việc gom hàng tại các nhà máy đóng chung 1 container để xuất hàng: Theo cách làm hiện nay, thì các nhà máy này phải kéo hàng trực tiếp về Cảng để gom chung đầy 01 container rồi mới xuất đi. Để hạn chế việc mất mát hàng hoá từ nhà máy về Cảng và lưu trữ trong kho, Forwarder vừa có container vừa có xe sẽ đi gom hàng trực tiếp từng nhà máy, và đảm bảo việc kéo hàng về cảng được không? Hiện tại các nước khác đều có thể thực hiện phương thức này, vì điều này sẽ tiết kiệm tổng chi phí chung. | Việc đóng ghép chung cont (thu gom hàng lẻ) phải thực hiện tại các trạm thu gom hàng lẻ do cơ quan hải quan công nhận và quá trình đóng ghép phải có sự giám sát của cơ quan hải quan. |
12 | Theo điều 47, thông tư 79 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ (gọi tắt là CFS): - Doanh nghiệp đang có kho CFS hoạt động tại Tân Cảng, sử dụng hãng tàu đi từ cảng Cái Mép, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành làm thực xuất tại cảng Cái Mép hay vẫn có thể thực xuất tại Tân Cảng hoặc Cát Lái? Nếu phải thực xuất tại cảng Cái Mép, thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải khó khăn như đã nêu ở trên. - Doanh nghiệp rất hoan nghênh khi Việt Nam có cảng nước sâu, có thể khai thác các tàu có trọng tải lới và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải những trở ngại, khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất - nhập khẩu nếu không có các giải pháp hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp với khoảng cách địa lý khá xa so với các cảng tại TP HCM hay Bình Dương hiện nay. Nếu không có giải pháp tốt, e rằng các doanh nghiệp sẽ tìm đến các hãng tàu có cảng xuất tại TP HCM để thuận tiện trong việc thực xuất hàng hoá. | - Đối với hàng lẻ gom hàng tại kho CFS Tân cảng và giao hàng cho hãng tàu tại Tân Cảng, Bộ tài chính đã có 1173 8/BTC-TCHQ ngày 21/8/2009 hướng dẫn việc xác nhận thực xuất. Theo đó, việc xác nhận thực xuất được thực hiện tại nơi đăng ký tờ khai. - Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác lợi thế của cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, ngày 14/9/2009, Bộ Tài chính đã có công văn số 12894/BTC-TCHQ hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu vận chuyển từ TP. HCM ra các cảng nước sâu thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ Ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan đến hàng trung chuyển, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, dịch vụ gom hàng lẻ theo hướng đơn giản, thuận tiện và sẽ mở rộng thủ tục hải quan điện tử cho nhiều loại hình. |
13 | Tại điểm 1 điều 55 của thông tư 79/2009/TT-BTC quy định "Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan.... là hàng hoá để phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp...". Quy định này sẽ hạn chế các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp có nhu cầu đưa hàng hoá về các kho ngoại quan. Kiến nghị: Không hạn chế lãnh vực và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ kho ngoại quan. (ý kiến của ICD Tân cảng - Long Bình) | Ngày 22/6/2009, Bộ Tài chính đã có công văn số 8909/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện Thông tư 79/2009/TT-BTC , trong đó tại điểm 4 có giải thích cụ thể nội dung này. Về kiến nghị của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính khi dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 79/2009/TT-BTC |
14 | Tại khoản c điểm 5 điều 57 của thông tư 79/2009/TT-BTC quy định "Hàng hoá nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 3 điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì không chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan tại ICD"; Quy định này không cho phép hàng kinh doanh nhập khẩu chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan. Kiến nghị: Cho phép tất cả các hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, trừ các loại hàng hoá tại các khoản a, b, c điểm 1, điều 25 Nghị định 154. | Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ báo cáo Bộ Tài chính khi dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 79/2009/TT-BTC . |
15 | Theo mục 2, Điều 22 Nghị định 154, thì Kho ngoại quan không được phép thành lập ở khu vực cảng ICD. Thực tế, giữa cảng biển quốc tế, với cảng nội địa (ICD) là một hệ thống liên hoàn, trong chuỗi cung ứng dịch vụ trọn khâu. Đề nghị bổ sung vào khu vực thành lập bao gồm cảng nội địa (ICD). Thực tế kho Ngoại quan ICD Tân cảng - Sóng thần được thành lập không thuộc khu công nghiệp. | Tổng cục Hải quan rà soát lại hoạt động của các kho ngoại quan và sẽ xem xét khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 154. |
16 | Theo mục khoản a, mục 5, điều 57: Hàng hoá nhập khẩu có vận tải đơn ghi cảng đích là cảng nội địa không được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu. Trừ các ICD thuộc Chi cục HQCK cảng SGKV4 đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại công văn số 7178/VPCP-KTTH ngày 24/10/2008 của Văn phòng Chính phủ. Kiến nghị: cho phép hàng hoá nhập khẩu có vận tải đơn ghi cảng đích là cảng nội địa được chuyển cửa khẩu về các địa điểm làm thủ tục Hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu như các ICD thuộc Chi Cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài gòn khu vực IV. | ICD là điểm thông quan nội địa, không phải là cửa khẩu nên không chuyển CK về các địa điểm ngoài khu vực cửa khẩu. Riêng ICD tại Chi cục HQCK cảng SGKV4 là đặc thù do Thủ tướng Chính phủ cho phép. Đối với một số trường hợp đặc biệt như: hàng gia công, hàng của doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính đã có công văn 8908/BTC-TCHQ ngày 22/6/2009 hướng dẫn bổ sung trường hợp chuyển cửa khẩu từ các ICD. |
17 | 1 cont 20' hàng nhập có 3 lô hàng lẻ. 1 lô chỉ định vào cảng mở ngay từ đầu nước ngoài, 2 lô còn lại chỉ định về kho CFS tại Tân Cảng. Dịch vụ này có thực hiện được không? | Thực hiện theo quy định về hàng chung chủ nhập kho cảng, căn cứ vào Bản lược khai hàng hoá và các house bill do doanh nghiệp nộp và xuất trình. |
| Phần III- Về bản lược khai hàng hoá |
|
18 | Hải quan vẫn còn yêu cầu các hãng tàu, đại lý hãng tàu nộp quá nhiều chứng từ (Bản lược khai hàng hoá): Bản lược khai hàng hoá của hãng tàu + Bản lược khai hàng hoá của các công ty giao nhận, trong khi cùng một hệ thống Hải quan của Việt Nam nhưng Hải quan ở Hải Phòng và Đà Nẵng thì không có yêu cầu này mà chỉ cần Bản lược khai hàng hoá của hãng tàu/đại lý hãng tàu. Kiến nghị: Hải quan chỉ cần nhận Bản lược khai hàng hoá của hãng tàu mà không kẹp thêm các Bản lược khai hàng hoá của các công ty giao nhận. Việc xác định khách hàng để giao hàng nên dựa vào lệnh giao hàng của hãng tàu và lệnh do các công ty giao nhận phát hành (nếu lô hàng đó vận đơn chính được phát hành cho công ty giao nhận). | Bản lược khai hàng hoá của hãng tàu được lập trên cơ sở master bill do vậy cơ quan hải quan nếu căn cứ vào Bản lược khai hàng hoá của hãng tàu thì không biết được chủ hàng đích thực tại Việt Nam là ai vì người nhận hàng trên master bill thường là các đại lý giao nhận. Để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro thì phải có Bản lược khai hàng hoá của các công ty giao nhận. Hiện nay hải quan nhiều nước trên thế giới đều yêu cầu phải có cả hai loại Bản lược khai hàng hoá tuy nhiên việc nộp Bản lược khai hàng hoá được thực hiện qua đường điện tử và trước khi tàu đến. |
19 | Quy trình nộp Bản lược khai hàng hoá: chưa thực hiện quy trình nộp maniest điện tử (qua email hoặc truyền số liệu trực tiếp từ hãng tàu/đại lý hãng tàu đến cơ quan Hải quan qua hệ thống mạng) trong khi qua nhiều kênh thông tin, các đại lý hãng tàu/hãng tàu được biết "hải quan điện tử" là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngành nhằm tiết kiệm và đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Kiến nghị: + Sớm thực hiện "Hải quan điện tử". + Đối với các tàu cập trực tiếp vào cảng Tân Cảng - Cái Mép: trong khi chưa thực hiện quy trình hải quan điện tử, hãng tàu/đại lý hãng tàu đề nghị Hải quan cho nộp Bản lược khai hàng hoá và thực hiện các chỉnh sửa Bản lược khai hàng hoá tại Hải quan TP. Hồ Chí Minh. | Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đang phối hợp với các Bộ Ngành liên quan và các đại lý hãng tàu bàn các biện pháp và sẽ sớm triển khai thực hiện việc tiếp nhận Bản lược khai hàng hoá điện tử. |
20 | Thời gian nộp Bản lược khai hàng hoá Đề nghị cho phép các hãng tàu/đại lý hãng tàu được nộp Bản lược khai hàng hoá 12 giờ trước khi tàu cập cảng | Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì cùng Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn về việc các hãng tàu cung cấp trước thông tin cho cơ quan Hải quan trước khi tầu cập cảng. Quy định này sẽ được đưa vào Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ GTVT hiện đang dự thảo. |
21 | Quy trình chỉnh sửa Bản lược khai hàng hoá: - Các chỉnh sửa như: số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá và một số chi tiết khác (không phải tên người nhận hàng): Hải quan đã từng bỏ yêu cầu hãng tàu, đại lý hãng tàu thực hiện các điều chỉnh này mà chỉ cần doanh nghiệp sở hữu lô hàng có công văn cam kết và các chứng từ liên quan (như invoice, parking liệt) là có thể được chỉnh sửa và giải phóng hàng. Tuy nhiên, trong công văn số 5329/TCHQ-GSQL ký ngày 18/9/2007, việc chỉnh sửa các hạng mục trên phải do hãng tàu/đại lý hãng tàu trực tiếp điều chỉnh với cơ quan Hải quan. Hồ sơ xin điều chỉnh Bản lược khai hàng hoá: Quy định không rõ ràng (giữa việc chỉnh sửa nội dung trên vận đơn chính do nhà vận chuyển - Hãng tàu phát hành và các vận đơn phụ do những công ty giao nhận phát hành) và nhân viên thực hiện không thống nhất. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ: Chi cục Hải quan không có bất kỳ loại giấy hẹn nào cho bên đề nghị/xin chỉnh sửa để xác nhận việc hồ sơ đã được tiếp nhận và đang chờ giải quyết nên rất dễ dẫn đến các tiêu cực; Thời gian quy định trả hồ sơ chỉnh sửa là không quá 4 giờ kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ, tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại hồ sơ được trả sau 2 ngày (làm việc) kể từ ngày tiếp nhận. Kiến nghị: - Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Bản lược khai hàng hoá đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi cho hãng tàu/đại lý hãng tàu và chủ hàng - Có phiếu tiếp nhận hồ sơ (sau khi nhận hồ sơ yêu cầu chỉnh sửa) với thời gian hẹn trả hồ sơ cụ thể, đồng thời hạn chế các tiêu cực trong quá trình thụ lý hồ sơ. | Tổng cục Hải quan đang báo cáo Bộ Tài chính và sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể. |
22 | Khi chỉnh Bản lược khai hàng hoá cần xuất trình những giấy tờ gì + Trường hợp người đi chỉnh là fowarder + Trường hợp người đi chỉnh là Hãng tàu + Trường hợp người đi chỉnh là khách hàng trực tiếp - Trường hợp nào được chỉnh Bản lược khai hàng hoá và không được chỉnh Bản lược khai hàng hoá | |
23 | Nộp Bản lược khai hàng hoá hàng nhập: Hiện tại, Bản lược khai hàng hoá hàng nhập phải nộp cho Hải Quan tại Cảng đầu tiên mà tàu ghé. Điều nào khiến các giấy tờ cần phải chuẩn bị quá nhiều trong khi Hải Quan lại không thể kiểm soát các Container sẽ được nhập tàu tại Cảng thứ 2. (Hãng tàu NYK) Kiến nghị: Hải Quan cho phép Hãng tàu chỉ cần nộp List container sẽ nhập tàu ở Cảng tiếp theo. Bản lược khai hàng hoá của những container này sẽ được nộp cho Hải Quan của cảng mà hàng sẽ nhập tàu. Bản lược khai hàng hoá của Hàng hoá cần thống nhất với List cont nhập tàu đã được nộp. (Hãng tàu NYK) | Thủ tục đối với tàu ghé nhiều cảng thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27, Nghị định 71: Nếu đã nhập cảng ở một cảng Việt Nam, sau đó đến cảng khác thì không phải làm thủ tục nhập cảnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành căn cứ bộ hồ sơ chuyển cảng do cơ quan tương ứng nơi tàu rời cảng trước đó cung cấp để làm thủ tục. Nếu tại cảng đầu tiên tàu ghé và cảng tiếp theo đều có dỡ hàng thì phải nộp Bản lược khai hàng hoá hàng nhập cho hải quan cả hai cảng. |
24 | Từ trước đến nay, việc điều chỉnh Bản lược khai hàng hoá do Hải quan Khu vực II (cảng Khánh Hội) thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay hàng container về khu vực Hải quan này rất ít và điều chỉnh Bản lược khai hàng hoá thường đợi khá lâu. Do vậy, có thể điều chuyển việc điều chỉnh này về cục Hải quan Thành phố hoặc cho giải quyết về từng chi cục. Hải quan để giảm tải cho Hải quan và giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Đồng thời, hiện tại điều kiện chỉnh sửa Bản lược khai hàng hoá khó khăn hơn như: Phải có điện báo của đầu nước ngoài, và do Hãng tàu xác nhận, đại diện Forwarder không được ký xác nhận như trước đây. | - Việc quy định Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực II thực hiện thủ tục tàu và điều chỉnh Bản lược khai hàng hoá là do phân công nội bộ trong Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nhằm tạo thuận lợi cho việc thủ tục tàu cùng với cảng vụ TP HCM.
|
25 | Việc đối chiếu Bản lược khai hàng hoá cho hàng vào kho thật sự mất nhiều thời gian do phải đối chiếu từng trang. Trước đây việc này chỉ mất từ 15 - 20 phút nhưng hiện tại khoảng 1 giờ. Thiết nghĩ Bản lược khai hàng hoá là do tại lý tự khai và chịu trách nhiệm thì có cần thiết phải đối chiếu như vậy không? Đề nghị thực hiện theo cách cũ. | Câu hỏi này chưa rõ. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẽ số lượng container, hàng hoá xuất, nhập, tồn kho thì việc đối chiếu Bản lược khai hàng hoá là cần thiết. |
26 | Theo thông tư 79 qui định về việc điều chỉnh tên người nhận hàng trên vận đơn đích danh nhưng do sai sót, người nhận hàng là một công ty ở nước ngoài, rất khó để lấy công văn từ chối của Công ty này để xin điều chỉnh tên người nhận hàng là một công ty khác. Như vậy, trong trường hợp này Hải quan sẽ xử lý ra sao để doanh nghiệp được điều chỉnh tên người nhận khác để làm thủ tục nhận hàng sớm? | Nếu hãng tàu, Công ty giao nhận có công văn giải trình rõ thì cơ quan hải quan sẽ chấp nhập cho phép điều chỉnh vận đơn và Bản lược khai hàng hoá. Do hàng hoá đang thuộc quyền sở hữu của người bán, chưa được chuyển cho người mua, do vậy, người bán hàng phải có xác nhận để tránh tranh chấp. Thủ tục thực hiện theo quy định tại điều 87 Thông tư 79. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.