BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6576/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty CP Ong Tam Đảo
(Thôn Hương Lộc, Xã Đạo Đức, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 8411/VPCP-ĐMDN ngày 18/9/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Công ty CP Ong Tam Đảo. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Đối với kiến nghị về kiểm tra sau thông quan và nộp thuế bổ sung:
- Căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan 2014:
“2. Người khai hải quan là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải có nghĩa vụ:
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;”
- Căn cứ Điều 77 Luật Hải quan 2014:
“Điều 77. Kiểm tra sau thông quan
1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.
2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan.
Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.
3. Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.”
Do không có thông tin cụ thể về tờ khai, nơi mở tờ khai nên Tổng cục Hải quan không đủ cơ sở để trả lời Công ty. Do đó, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục hải quan nơi thực hiện kiểm tra sau thông quan để được giải thích cụ thể.
2. Đối với kiến nghị xác định mã HS:
Để nắm được mã HS của hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định pháp luật hiện hành như sau:
- Căn cứ khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, có hiệu lực từ 05/6/2018:
“2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;”
- Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ 05/6/2018:
“1. Hồ sơ, mẫu hàng hóa xác định trước mã số
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có)”.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty được biết, thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.