BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6556/BYT-DP | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch UBND …………………………….
Thực hiện Công điện số 1616/CĐ-TTg ngày 13/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đối phó với cơn bão số 11 năm 2013, theo dự báo, cơn bão số 11 có thể gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân, gây ô nhiễm môi trường sống, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tiếp theo công văn số 6298/BYT-DP ngày 07/10/2013 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh sau bão lụt, để khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 11, Bộ Y tế kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các nội dung sau:
1. Sở Y tế xây dựng phương án sẵn sàng phòng chống dịch bệnh cho các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão; rà soát, thống kê các trường hợp mắc bệnh, tai nạn thương tích, tử vong và đáp ứng kịp thời tại các khu vực bị ngập lụt khi bão xảy ra. Sẵn sàng cấp cứu điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc bệnh và tử vong do bão lụt. Duy trì thường trực cấp cứu, chống dịch 24/24 giờ. Chủ động giám sát dịch, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý nhanh không để dịch bệnh bùng phát, đặc biệt các bệnh đường tiêu hóa, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, nước ăn chân, sốt xuất huyết. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đăng tải Khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong và sau bão lụt của Bộ Y tế. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng chống dịch bệnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B và các hóa chất khử khuẩn khác để bảo đảm cung cấp nước hợp vệ sinh cho cộng đồng tại các vùng bị ngập lụt. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng.
4. Sở Tài chính cân đối ngân sách, ưu tiên bổ sung kinh phí kịp thời cho các đơn vị y tế để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt không để thiếu kinh phí cho việc mua thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch bệnh.
5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục triển khai một cách hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác cứu trợ không để người dân bị đói, rét ảnh hưởng tới sức khỏe và phát sinh dịch bệnh. Tổ chức tốt việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhằm tăng cường hiệu lực của công tác phòng chống dịch, bệnh cho người dân trên địa bàn.
6.Thông tin liên quan về tình hình dịch bệnh, đề nghị gửi về Bộ Y tế qua Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 04.38456255; fax: 04.37366241, email: baocaobtn@gmail.com).
Kính đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân quan tâm, chỉ đạo.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH GỬI
(Kèm theo Công văn số 6556/BYT-DP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế)
1. Tỉnh Thanh Hóa;
2. Tỉnh Nghệ An;
3. Tỉnh Hà Tĩnh;
4. Tỉnh Quảng Bình;
5. Tỉnh Quảng Trị;
6. Tỉnh Thừa Thiên Huế;
7. TP. Đà Nẵng;
8. Tỉnh Quảng Nam;
9. Tỉnh Quảng Ngãi;
10. Tỉnh Bình Định;
11. Tỉnh Phú Yên.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.