BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6498/BYT-KH-TC | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2009 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Bộ Y tế xin báo cáo công tác triển khai, tiến độ xây dựng cơ bản và giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế năm 2008 và việc triển khai vốn thuộc kế hoạch 2009 như sau:
A. CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ TRIỂN KHAI TỪ SAU HỘI NGHỊ GIAO BAN NGÀY 18/5/2009
Thực hiện thông báo số 179/TB-VPCP ngày 18/6/2009 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị giao ban trực tuyến ngày 18/5/2009, Bộ Y tế và các địa phương đã tích cực triển khai việc thực hiện, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương tính đến hết tháng 8/2009 như sau:
I. CÔNG TÁC GIẢI NGÂN VỐN NĂM 2008:
1. Kế hoạch vốn trái phiếu để đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện năm 2008 là 3.750 tỷ đồng. Các địa phương phân bổ cho 458 bệnh viện/trung tâm y tế và một số phòng khám đa khoa khu vực (trong tổng số 621 bệnh viện/trung tâm y tế được đầu tư theo QĐ 47).
2. Về khối lượng thực hiện: Theo báo cáo chưa đầy đủ của các Sở Y tế, giá trị khối lượng hoàn thành tính đến tháng 8/2009 ước đạt Khoảng 3.700 tỷ đồng, đạt 99% so với kế hoạch vốn được thông báo, trong đó có 19 tỉnh thực hiện vượt kế hoạch vốn giao như: Thái Nguyên 146%; Phú Thọ 142%; Bắc Giang 116%, Điện Biên 204%; Quảng Ninh 177%; Bắc Ninh 119%; Thanh Hoá 124%; Quảng Ngãi 223%; Bình Định 146%; Khánh Hoà 126%; Ninh Thuận 145%; Vĩnh Long 137%; Cần Thơ 167%; Hậu Giang 139%; Sóc Trăng 124%; An Giang 219%; Đồng Tháp 113%, ...
3. Về giải ngân: Do các địa phương báo cáo chưa đầy đủ nên số liệu Bộ Y tế tổng hợp cũng chưa đầy đủ, theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế các tỉnh, ước tính đến hết tháng 8/2009 đã giải ngân được Khoảng 2.890 tỷ đồng, đạt 77% so với kế hoạch vốn (tuy nhiên thực tế số giải ngân cao hơn nhiều vì một số địa phương chưa báo cáo kịp thời về Bộ Y tế để tổng hợp), trong đó có 16 tỉnh đã giải ngân trên 90% như: Tuyên Quang 96%; Lào Cai 100%; Phú Thọ 100%; Bắc Kạn 91%; Điện Biên 99%; Quảng Ninh 100%; Bắc Ninh 100%; Thái Bình 95%; Khánh Hòa 100%; Bình Thuận 113%; Đồng Nai 100%; Cần Thơ 92%; An Giang 96%; ..Tuy nhiên vẫn có một số địa phương tỷ lệ giải ngân còn thấp (có thể do chưa cập nhật kịp thời báo cáo của địa phương) như: Cao Bằng 36%; Thừa Thiên Huế 27%; Quảng Nam 30%; Phú Yên 28%; Tây Ninh 15%;...
Hiện nay, các địa phương cũng đã và đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân, các dự án mua sắm trang thiết bị hiện nay mới tạm ứng, đang chờ hàng về để thanh toán và giải ngân, một số tỉnh cũng đã và đang triển khai thanh toán khối lượng hoàn thành nên dự kiến hết quý III/2009 sẽ giải ngân hết Khoảng 95% vốn thuộc kế hoạch 2008.
4. Đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện:
(i) Mặc dù mới chỉ triển khai từ tháng 6/2008 đến nay nhưng nhiều địa phương cũng đã hoàn thành được một số hạng Mục công trình, đưa vào sử dụng được ngay, nhiều người bệnh đã đuợc sử dụng các buồng bệnh mới được đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, khang trang, sạch sẽ hơn trước; một số bệnh viện cũng đã mua sắm được máy siêu âm, xquang, bàn mổ, dụng cụ mổ, giường bệnh...và đưa vào sử dụng, có hiệu quả ngay; làm tăng chất lượng khám, chữa bệnh ở tuyến huyện.
(ii) Trong thời gian từ 2005-2008 đã mở được 164 lớp đào tạo cho 16 chuyên khoa và 6 lớp đào tạo giảng viên, thời gian học từ 1-6 tháng tùy theo chuyên khoa. Số học viên theo kế hoạch là 4.232, số học viên hoàn thành khoá học là 3.017, đạt 71%; góp phần vào việc nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng khám, chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư. Tuy nhiên, công tác đào tạo cũng có một số khó khăn như: có một số địa phương không cử được đủ cán bộ để tham gia các lớp đào tạo do nhiều bệnh viện huyện rất thiếu cán bộ làm việc, nếu cử đi học ảnh hưởng đến nhân lực làm việc hàng ngày, chế độ chính sách cho cán bộ tuyến huyện đi học vẫn còn thấp, chưa khuyến khích người học.
II. CÔNG TÁC PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN VỐN THUỘC KẾ HOẠCH 2009
1. Đối với các dự án tuyến huyện theo Quyết định số 47
Tổng số vốn được giao là 3.000 tỷ đồng, gồm 2.500 tỷ đồng đợt 1 theo Quyết định 350/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng; 500 tỷ đồng đợt 2 theo Quyết định 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
(i) Các địa phương đã phân bổ cho 496 bệnh viện/trung tâm y tế (và một số phòng khám đa khoa khu vực); trong đó có 85 dự án mới; như vậy tính đến nay đã có 543/621 bệnh viện/trung tâm y tế được đầu tư từ nguồn TPCP. Vốn đợt 2 hiện nay các địa phương cũng đã phân bổ được 130 tỷ đồng, đạt 26% so với 500 tỷ đồng mới được bổ sung.
(ii) Về giải ngân: trong số 2.500 tỷ đồng đợt 1 đã giải ngân được Khoảng 750 tỷ đồng, đạt 30% tổng số vốn đợt 1 năm 2009 được giao (bằng 25% so với tổng vốn kế hoạch 2009).
Tổng hợp đến nay, vốn TPCP đã bố trí 6.750 tỷ đồng/14.000 tỷ đồng, đạt 48,2%; được phân bổ cho 543 bệnh viện/trung tâm y tế, như vậy còn 78 bệnh viện/trung tâm y tế đã có trong danh Mục được đầu tư nhưng chưa được phân bổ và bố trí vốn. Nguyên nhân là do chưa có vốn và dự án chưa được phê duyệt. Giải ngân đến nay được Khoảng 3.640 tỷ đồng, đạt 54% so với kế hoạch vốn đã được giao; đạt 26% so với tổng vốn giai đoạn 2008-2010.
2. Đối với các dự án tuyến tỉnh theo Quyết định số 930/QĐ-TTg
Tổng số vốn được giao là 2.000 tỷ đồng, gồm 500 tỷ đồng đợt 1 theo Quyết định 350/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng; 1.500 tỷ đồng đợt 2 theo Quyết định 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
(i) Các địa phương đã phân bổ 500 tỷ đồng vốn đợt 1 cho 16 bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn, các tỉnh mới chia tách; đã phân bổ 418 tỷ đồng (trong tổng số 1.500 tỷ đồng đợt 2), còn lại 1.082 tỷ đồng đang tiếp tục phân bổ.
(ii) Về giải ngân: Trong số 500 tỷ đồng vốn đợt 1 đã giải ngân 324 tỷ đồng, đạt 65%,
3. Tổng hợp chung cả tuyến huyện và tuyến tỉnh đến tháng 8/2009 đã giải ngân được 1.074 tỷ đồng/3.000 tỷ đồng vốn đợt 1, đạt 36%.
III. MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÁC:
1. Đã tổng hợp, trình và được Thủ tướng Chính phủ có công văn số 971/TTg-KTTH ngày 18/6/2009 tiếp tục cho phép 23 tỉnh, thành phố được mua 171 xe ô tô cứu thương (đợt 2). Bộ Y tế cũng đã có công văn số 4466/BYT-KH-TC ngày 08/7/2009 thông báo để các tỉnh thực hiện. Như vậy, tổng số xe ô tô cứu thương đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép mua là 263 xe .
2. Có công văn số 3580/BYT-KH-TC ngày 08/6/2009 gửi Chủ tịch UBND, Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo tình hình giải ngân và đề nghị chỉ đạo việc triển khai thực hiện tại địa phương. Thường xuyên trao đổi với các địa phương bằng công văn, điện thoại, đôn đốc tại các hội nghị, các buổi làm việc của Bộ Y tế với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành. Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện số vốn đã được phân bổ cho cả giai đọan 2008-2010 tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để các địa phương chủ động triển khai thực hiện.
3. Tổng hợp và có Tờ trình số 756/TTr-BYT ngày 11/8/2009 trình Thủ tướng Chính phủ cho phép 19 tỉnh, thành phố được bổ sung 24 bệnh viện/trung tâm y tế huyện thuộc các huyện mới chia tách và một số phòng khám đa khoa vực vào danh Mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, số vốn đề nghị bổ sung là 1.341,7 tỷ đồng.
Tiếp tục tổng hợp nhu cầu đầu tư theo các dự án được Uỷ ban nhân dân các tỉnh phê duyệt, làm cơ sở để phối hợp với các Bộ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về số vốn đầu tư tăng thêm. (số liệu tính đến thời Điểm tháng 8/2009: tổng nhu cầu tăng thêm Khoảng 11.665 tỷ đồng, nếu áp dụng tỷ lệ hỗ trợ theo Quyết định 582/QĐ-TTg thì vốn TPCP tăng Khoảng 9.800 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn khác tăng Khoảng 1.865 tỷ đồng.
4. Đối với việc triển khai thực hiện Quyết định số 930/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
(i) Có Quyết định số 3299/QĐ-BYT ngày 09/9/2009 củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 47 và Đề án 930 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(ii) Đang tiến hành rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh Mục các dự án tuyến tỉnh sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, mức phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho từng dự án, từng địa phương giai đoạn 2009-2013.
5. Tổng hợp nhu cầu đề xuất vốn năm 2010 của các địa phương, cân đối với số vốn năm 2008, 2009 đã được giao, khả năng thực hiện để xây dựng dự toán chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010.
B. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung 24 bệnh viện/trung tâm y tế huyện thuộc các huyện mới chia tách và một số phòng khám đa khoa vực vào danh Mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, với số vốn đề nghị bổ sung là 1.341,7 tỷ đồng.
2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vốn 2009 hoặc ứng trước vốn 2010 Khoảng 1.200 tỷ đồng, gồm 200 tỷ đồng cho bệnh viện K và trường Đại học Y dược Cần Thơ, 1.000 tỷ đồng cho một số dự án tuyến huyện có thể hoàn thành trong năm 2009 và đầu năm2010.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung danh Mục một số dự ánký túc xá của các trường đại học y dược vào danh Mục sử dụng vốn TPCP dành cho xây dựng ký túc xá.
4. Về nhu cầu vốn tăng thêm cho các dự án tuyến huyện: qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến nay nhu cầu vốn đầu tư đã tăng từ 17.000 tỷ đồng lên Khoảng 28.700 tỷ đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế rà soát các dự án về Mục tiêu, tổng mức đầu tư, suất đầu tư cho phù hợp để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2011 (hoặc 2012) và cân đối kế hoạch hàng năm để có thể thực hiện được Mục tiêu của Đề án theo Nghị quyết 18 của Quốc hội.
5. Về công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn: thực hiện đào tạo cho cả tuyến tỉnh và tuyến huyện. Bộ Y tế đề xuất mở các lớp tập huấn mà địa phương chưa tự tổ chức được theo 2 hình thức: (i) Mời cán bộ tuyến tỉnh, huyện về các bệnh viện trung ương, cơ sở đào tạo để tập huấn và (ii) Tổ chức cho các cụm tỉnh ở những tỉnh có đủ Điều kiện về thiết bị để thực hành; đồng thời giao cho các tỉnh cũng phải chủ động bố trí ngân sách địa phương để mở các lớp tập huấn đối với những chuyên khoa, kỹ thuật mà tỉnh có thể triển khai giảng dậy được.
Về chế độ cho cán bộ đi học: đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trên nguyên tắc bảo đảm chi phí ăn, ở cho học viên nhằm khuyến khích học viên đi học.
6. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
(i) Đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành công tác đấu thầu, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, giải ngân ... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; rà soát để Điều chỉnh vốn giữa các dự án theo quy định, phấn đấu đến hết 2009 giải ngân 100% vốn thuộc KH 2008 chuyển sang và vốn 2009, không để chuyển vốn sang 2010, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về liên Bộ để nắm tình hình, làm cơ sở chỉ đạo, Điều hành.
(ii) Đề nghị các địa phương chưa phân bổ vốn năm 2009 phải khẩn trương phân bổ vốn cho các dự án (đã được phê duyệt tại Quyết định số 350/QĐ-TTg và Quyết định số 1297/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Khi phân bổ lưu ý đảm bảo đúng danh Mục đã được Bộ Y tế và Bộ KH-ĐT thống nhất, bảo đảm cơ cấu vốn giữa tuyến huyện và bệnh viện đa khoa tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng và thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phân bổ tập trung để mỗi tỉnh trong năm 2009 phải hoàn thành ít nhất 3-5 dự án. Nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh về Liên Bộ để phối hợp xem xét, giải quyết. Kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009, các địa phương thực hiện theo quy định tại Điểm 2 công văn số 4899/BTC-ĐT ngày 02/4/2009 của Bộ Tài chính.
(iii) Đề nghị các tỉnh căn cứ vào tổng mức vốn trái phiếu giai đoạn 2008-2010 tại Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nhu cầu đầu tư của địa phương để bố trí vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn xổ số kiến thiết, nguồn huy động khác,...) cho các dự án; chủ động xem xét, quyết định việc đầu tư cho các bệnh viện trên nguyên tắc bố trí vốn phải tập trung, ưu tiên vốn cho các bệnh viện thực sự cần thiết, trong từng bệnh viện ưu tiên vốn cho các công trình, hạng Mục công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2009-2010 để đưa vào sử dụng.
(iv) Đề nghị UBND các tỉnh phải bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo tỷ lệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đảm bảo vốn thực hiện các dự án. Trường hợp năm 2008, 2009 chưa bố trí đề nghị phải được bổ sung trong năm 2010.
(v) Đề nghị UBND các tỉnh củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo Đề án 47 đểchỉ đạo triển khai thực hiện tiếp các dự án tuyến tỉnh theo Quyết định số 930/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là tóm tắt công tác triển khai thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế, đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời đề nghị các địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện các kiến nghị nêu trên.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.