ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6294/SYT-NVY | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: | - Bệnh viện thành phố; |
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo (sau đây gọi tắt là Thông tư số 30), có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 2014;
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 6524/BYT-KCB ngày 18 tháng 9 năm 2014 về việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo,
Nhằm đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đạt hiệu quả, an toàn cho người dân và đúng quy định, Sở Y tế yêu cầu các cá nhân, tổ chức và đơn vị hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nghiêm túc thực hiện theo quy định của Thông tư số 30, đặc biệt lưu ý những nội dung sau:
- Các đơn vị y tế, các tổ chức và cá nhân khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KCB) nhân đạo phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư số 30. Riêng các đội KCB chữ thập đỏ lưu động ngoài việc đảm bảo các điều kiện nêu trên còn phải được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra quyết định thành lập.
- Việc tổ chức phẫu thuật nhân đạo phải được thực hiện tại cơ sở KCB có phạm vi chuyên môn cho phép phù hợp với kỹ thuật phẫu thuật nhân đạo đăng ký; phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chuyên môn về phẫu thuật, hồi sức cấp cứu, hội chẩn... theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế. Giám đốc cơ sở KCB nơi tổ chức phẫu thuật nhân đạo phải có hợp đồng trách nhiệm với cá nhân, tổ chức, đơn vị thực hiện phẫu thuật nhân đạo về quá trình và kết quả phẫu thuật.
- Hoạt động KCB nhân đạo tại các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế và các địa điểm ngoài cơ sở KCB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ được thực hiện sau khi đã nhận được giấy phép hoặc văn bản cho phép của Sở Y tế.
- Hồ sơ, thủ tục cho phép cá nhân hoặc đoàn KCB nhân đạo được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 30. Sở Y tế sẽ căn cứ vào hồ sơ do cá nhân, tổ chức, đơn vị cung cấp để ban hành công văn cho phép hoặc không cho phép thực hiện KCB nhân đạo. Tuy nhiên, khi cần thiết Sở Y tế có thể tổ chức thẩm định thực tế trước khi ban hành văn bản cho phép thực hiện KCB nhân đạo để đảm bảo về mặt chuyên môn.
- Sau khi kết thúc đợt KCB nhân đạo, các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện KCB nhân đạo phải báo cáo kết quả hoạt động về Sở Y tế theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 13 của Thông tư số 30.
Đề nghị Phòng Y tế quận - huyện:
- Triển khai hướng dẫn nội dung Thông tư số 30 đến các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn; đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động KCB nhân đạo được tổ chức trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai Thông tư số 30 đến các Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn, đặc biệt chú trọng nội dung Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn có văn bản đồng ý cho cá nhân hoặc đoàn KCB nhân đạo được tổ chức KCB nhân đạo tại các địa điểm ngoài cơ sở KCB nằm trên địa bàn.
Giao Thanh tra Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về KCB nhân đạo, xử lý các vi phạm, đồng thời báo cáo cho Ban Giám đốc Sở Y tế và Bộ Y tế.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Y tế để được xem xét, giải quyết.
(Đính kèm Thông tư số 30/2014/TT-BYT và công văn số 6524/BYT-KCB của Bộ Y tế).
| GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.