BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6294/BNN-TCCB | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2010 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được Công văn số 3642/BNV-VKH ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nội vụ về việc Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nghiên cứu khoa học. Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau:
Đối với công tác Tổ chức cán bộ nói chung và các lĩnh vực tổ chức bộ máy, công chức - công vụ, quản lý hội và tổ chức phi chính phủ … nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo các văn bản, hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương cũng như các quy định khác của Chính phủ. Công tác cải cách nền hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
1. Công tác Tổ chức bộ máy: trong thời gian qua công tác tổ chức bộ máy của Bộ có sự tiến bộ rõ rệt, góp phần xây dựng Bộ NN&PTNT từng bước hiện đại, đảm bảo sự quản lý, điều hành hiệu quả, thông suốt, bộ máy gọn nhẹ, chức năng, nhiệm vụ phù hợp, thể hiện qua 1 số nội dung sau:
a. Tính thông suốt, quan hệ hữu cơ từ TW đến địa phương về lĩnh vực NN-PTNT: đã xây dựng, thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức ngành nông nghiệp và PTNT thống nhất, thông suốt từ trung ương đến cấp xã. Việc thành lập 3 tổng cục trực thuộc Bộ NN-PTNT, đây là kết quả của sự điều chỉnh phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
b. Đối với cấu trúc trong Bộ: bên cạnh việc thành lập 3 tổng cục, các đơn vị thuộc Bộ đã được rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo tiêu chí: rõ ràng, không chồng chéo nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và PTNT trong phạm vi cả nước.
c. Đối với hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học: thực hiện Đề án sắp xếp hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học theo các nguyên tắc: nâng cao tính sáng tạo, hiệu quả, phát huy tính chủ động và năng động của các đơn vị, phù hợp với cơ chế đổi mới hoạt động khoa học công nghệ. Đây là bước phát triển mang tính chiến lược, dài hạn trong việc phát triển chuyên môn (QĐ Thủ tướng thành lập viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam).
2. Công tác ủy quyền, phân cấp: Nhìn chung, nhờ sự phân cấp, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động giải quyết công việc đạt hiệu quả, kịp thời, nhanh chóng; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, công chức đơn vị. Đồng thời, Bộ tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị được phân cấp.
a. Về việc phân cấp cho địa phương: Bộ đã phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan các nội dung nông nghiệp-PTNT cho chính quyền cấp tỉnh.
b. Về việc phân cấp cho các đơn vị thuộc Bộ
Bộ đã giao các Cục trách nhiệm, quyền hạn, kiện toàn bộ máy làm việc, tăng cường phương tiện vật chất kỹ thuật, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm. Phân cấp quản lý một số nhiệm vụ cho các Tổng cục thuộc Bộ; phân cấp quản lý cán bộ cho một số đơn vị, theo đó thủ trưởng đơn vị được quyền bố trí, quản lý sử dụng, quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhận xét đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, thi tuyển công chức. Quyết định ủy quyền cho thủ trưởng đơn vị quyết định xuất cảnh đối với cán bộ công chức thuộc đơn vị.
3. Công tác quản lý cán bộ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: đã thực sự góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ LĐ, CC, VC đảm đương được nhiệm vụ quản lý, điều hành và thực hiện thông suốt, công khai, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu đặt ra, góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của khu vực nông nghiệp, nông thôn.
a. Có giải pháp đúng đắn, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hợp lý: được triển khai hàng năm, bám sát yêu cầu thực tiễn, chiến lược của ngành.
b. Nội dung đào tạo sâu, rộng: Bộ đã đào tạo được hàng ngàn công chức, viên chức nâng cao trình độ lý luận chính trị, QLNN, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
c. Công tác quy hoạch cán bộ: trong thời gian qua Bộ đã quan tâm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ và quy hoạch đội ngũ cán bộ để xem xét, sử dụng giữ các trọng trách quản lý, lãnh đạo trong các đơn vị. Thực tế, cho thấy đội ngũ cán bộ đã đáp ứng các NV được giao ở các đơn vị.
d. Đề án đào tạo nghề cho nông dân: Bộ quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo nghề ngắn hạn trực tiếp cho nông dân các địa phương.
4. Công tác Chính sách cán bộ: Bộ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khảo sát, xây dựng phụ cấp ưu đãi nghề tại văn bản số 132/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y, kiểm soát đê điều. Khảo sát xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề kiểm lâm tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Khảo sát, xây dựng chức danh các ngạch công chức kiểm lâm tại Quyết định của Bộ Nội vụ số 09/2006/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các bậc công chức kiểm lâm. Khảo sát, xây dựng Thông tư liên tịch xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành Nông nghiệp - PTNT tại Thông tư số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 14/12/2009. Khảo sát, xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên cao cấp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp và triển khai công tác theo kế hoạch của Bộ./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.