BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6236 /BGDĐT-GDTH | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2006 |
Kính gửi : Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Nhằm thực hiện tốt công tác thiết bị giáo dục phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo công tác nghiệm thu và tập huấn sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học (TBDH) tối thiểu lớp 5 năm học 2006-2007 như sau:
I. VIỆC NGHIỆM THU THIẾT BỊ DẠY HỌC LỚP 5:
Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm nghiệm thu TBDH lớp 5, theo các bước như sau:
- Tại mỗi phòng giáo dục và đào tạo thành lập Ban nghiệm thu TBDH do Trưởng phòng làm trưởng ban, các thành viên là chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng các trường tiểu học.
- Tại mỗi trường tiểu học thành lập các Tổ nghiệm thu TBDH do Hiệu trưởng làm tổ trưởng, các thành viên là giáo viên dạy lớp 5, giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên phụ trách thiết bị.
- Ban nghiệm thu của phòng giáo dục và đào tạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch nghiệm thu.
+ Tổ chức tập huấn nghiệm thu TBDH theo các tiêu chí: Tên thiết bị, tiêu chuẩn kĩ thuật cơ bản, số lượng, chất lượng, hình thức, khả năng sử dụng, thời gian bảo hành, đơn vị sản xuất, cách giao nhận TBDH tại trường tiểu học... (tàI liệu: Danh mục TBDHTT lớp 5; văn bản hướng dẫn mua sắm; bộ mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).
+ Tổ chức tập huấn cách nghiệm thu TBDH cho tất cả các thành viên của ban nghiệm thu cấp phòng, cấp trường.
+ Tập hợp kết quả nghiệm thu TBDH của các trường tiểu học báo cáo về sở giáo dục và đào tạo.
- Tổ nghiệm thu của trường tiểu học thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tham gia tập huấn cách nghiệm thu thiết bị.
+ Nghiệm thu TBDH tại trường với từng thiết bị cụ thể theo nội dung yêu cầu tại lớp tập huấn. Khi nghiệm thu có biên bản để lưu tại trường và gửi cấp trên.
+ Không nghiệm thu thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu trưởng lập biên bản đề nghị Ban nghiệm thu trả lại TBDH không đáp ứng yêu cầu cho nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp.
II. VIỆC TẬP HUẤN SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên đứng lớp sử dụng được thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới, theo các bước như sau:
- Sau khi có TBDH tại địa phương, tổ chức ngay việc tập huấn cho giáo viên cách sử dụng TBDH.
- Chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên về sử dụng TBDH trong năm học 2006-2007.
- Tổ chức cho giáo viên sử dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu do Nhà xuất bản giáo dục phát hành để bồi dưỡng thường xuyên và chuẩn bị cho tất cả các tiết học có sử dụng thiết bị trong năm học.
- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo tổ chức các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị vào các bài học cụ thể.
III. VIỆC BẢO QUẢN THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU:
Để quản lí, bảo quản và khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả, sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện tốt các công việc sau:
- Chỉ đạo cho các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học tổ chức quản lí, bảo quản thiết bị, có nơi để thiết bị tại trường an toàn và tiện sử dụng, không mang về nhà. Giao trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân trong trường cất giữ thiết bị dùng chung, thiết bị theo lớp, thiết bị cá nhân.
- Chỉ đạo các trường tiểu học lập sổ theo dõi quá trình sử dụng thiết bị.
- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo giám sát, kiểm tra thường xuyên việc quản lí, bảo quản, sử dụng TBDH tại các trường tiểu học, có tổng kết đánh giá công tác quản lí, bảo quản, sử dụng thiết bị thường kì. Cuối năm có báo cáo về Bộ (Vụ Giáo dục tiểu học).
Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo phổ biến văn bản này đến các Trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường tiểu học để triển khai thực hiện.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.