BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/BTXH-VPGN | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2011 |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ngày 24 tháng 01 năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn số 259/LĐTBXH-KHTC về việc hướng dẫn kinh phí dự kiến phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và Đề án năm 2011, Cục Bảo trợ Xã hội hướng dẫn nguyên tắc và nội dung sử dụng kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo năm 2011 như sau:
I. NGUYÊN TẮC:
1. Kinh phí bố trí nhằm thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2011 theo Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo được Quốc hội thông qua.
2. Việc bố trí kinh phí phải phát huy được tính chủ động của địa phương, hạn chế tính ỷ lại, huy động được các nguồn lực tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương theo hướng tập trung, không dàn trải, ưu tiên cho những địa bàn tỷ lệ nghèo cao nhất, các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
- Đối với các tỉnh, thành phố tự cân đối được ngân sách, sẽ bố trí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo năm 2011 (bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ).
3. Các địa phương không được tự động điều chuyển nguồn giữa các nội dung, hoạt động đã được bố trí kinh phí thực hiện từ ngân sách Trung ương.
II. NỘI DUNG BỐ TRÍ KINH PHÍ CHO CÁC DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG SAU:
1. Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
1.1. Tiêu chí: theo danh sách các xã được phê duyệt theo Quyết định 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004; Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 và Quyết định số 312/2007/QĐ-TTg ngày 14/3/2007. Tổng số có 273 xã.
1.2. Định mức phân bổ: phân bổ mỗi xã 1.000 tỷ đồng theo mức phân bổ cho các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II.
2. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
2.1. Tiêu chí:
- Bố trí cho các tỉnh có tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới từ 20% trở lên và tỷ lệ tự cân đối ngân sách trên địa bàn dưới 50% để xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo đặc thù;
- Ưu tiên bố trí cho các tỉnh miền núi, tỉnh bị thiên tai và có quy mô hộ nghèo lớn.
2.2. Định mức phân bổ: mỗi tỉnh được bố trí kinh phí sẽ thực hiện xây dựng từ 01-02 mô hình giảm nghèo trên địa bàn.
3. Dự án nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá
3.1. Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo, tập trung vào các nội dung:
- Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là ở cơ sở;
- Tổ chức đối thoại chính sách với người dân để tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của người nghèo, mức độ tiếp cận của người nghèo đối với chính sách giảm nghèo (sẽ có hướng dẫn nội dung cụ thể sau).
3.2. Hoạt động truyền thông giảm nghèo, tập trung vào các nội dung:
- Tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước;
- Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm giảm nghèo của các cấp, của người dân;
- Phổ biến những kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn.
3.3. Hoạt động giám sát, đánh giá giảm nghèo tập trung vào các nội dung:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Kiểm tra theo chuyên đề việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng;
- Kiểm tra định kỳ theo quy định;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện định kỳ theo quy định.
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.