BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5685/BHXH-TĐKT | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: | - Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Nhằm quán triệt Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020" và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011-2015) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao năm 2013. Để thống nhất triển khai thực hiện phong trào thi đua yêu nước năm 2013 trong toàn ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo các nội dung thiết thực cụ thể. BHXH Việt Nam hướng dẫn các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) tổ chức phong trào thi đua yêu nước năm 2013 với các nội dung như sau:
1. Về chủ đề phong trào thi đua
Năm 2013 Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành BHXH với chủ đề: “Bám sát nhiệm vụ chính trị, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, đổi mới phương pháp làm việc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2013”.
2. Về nội dung cụ thể phong trào thi đua
Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Cụm trưởng các cụm thi đua, bám sát chủ đề của phong trào thi đua, xây dựng các nội dung thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành, cụ thể như sau:
2.1. Tham mưu xây dựng để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, trước hết là tham gia ý kiến, phối hợp với các Bộ, ngành để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật BHXH và Luật BHYT;
2.2. Phấn đấu tăng nhanh số người tham gia BHXH, BHTN, nhất là BHXH tự nguyện;
2.3. Phấn đấu đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHYT, hướng đến thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân;
2.4. Quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả quỹ BHXH, BHYT; bảo đảm đầy đủ, kịp thời quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người tham gia bảo hiểm;
2.5. Xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH, BHYT; thực hiện tốt Quy định “Chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội” ban hành theo Quyết định số 463-QĐ/BCS ngày 31/5/2012, để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn;
2.6. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó phát động sâu rộng phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/02/2004 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Thực hiện Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011-2015). Tích cực tham gia sâu, rộng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động bằng các hành động thiết thực, cụ thể.
3. Về tổ chức phong trào thi đua
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, mỗi tập thể người lao động ở từng cấp xác định mục tiêu cụ thể bám sát các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của đơn vị để phấn đấu thực hiện; các chỉ tiêu thi đua cần có định lượng, phải thể hiện sự hơn hẳn so với năm cũ hoặc có sự thay đổi vượt trội đối với các mặt công tác cần phấn đấu khắc phục.
- Phong trào thi đua tại từng đơn vị phải được tổ chức phát động với hình thức phong phú (thi đua hàng năm hoặc theo đợt, theo chuyên đề), thiết thực, tiết kiệm (không phô trương, tránh hình thức); tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phong trào để động viên, vận động 100% công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị hăng hái, tích cực tham gia.
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; phát huy sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong đơn vị để tổ chức phong trào thi đua. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện để phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực.
- Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, phát hiện và lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, thực sự tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương khen thưởng, học tập và nhân rộng; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, đảm bảo khen thưởng phải kịp thời, chính xác, tăng cường khen thưởng hướng về tập thể nhỏ và người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
4. Về tổ chức thực hiện
BHXH tỉnh, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, các cụm thi đua nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức thuộc đơn vị mình, xây dựng nội dung, chỉ tiêu thi đua và tổ chức phát động phong trào thi đua; tổ chức ký giao ước thi đua, đăng ký danh hiệu thi đua theo quy định của Ngành./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.