BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5609/BCT-BGMN | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2017 |
Kính gửi: | - Các Bộ, ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; |
Bộ Công Thương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ban hành Hướng dẫn số 0280/BCT ngày 27 tháng 2 năm 2017 về việc triển khai một số Điều của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Hướng dẫn số 0280/BCT).
Bộ Công Thương xin gửi kèm Hướng dẫn số 0280/BCT, đề nghị quý Cơ quan triển khai thực hiện đến thương nhân, cư dân biên giới doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt - Lào.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, các Cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân hoạt động thương mại biên giới phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để kịp thời xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng
------------------------
BỘ CÔNG THƯƠNG | Số: 0280/BCT-CSNT |
Hướng dẫn
Về việc triển khai một số Điều của Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHDCND Lào và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
- Căn cứ Nghị định số 522 ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ Công Thương;
- Căn cứ Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHDCND Lào và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 21 tháng 6 năm 2015,
Nhằm triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHDCND Lào và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Hướng dẫn về việc triển khai một số Điều đối với ưu đãi đặc biệt từ nước CHXHCN Việt Nam và nghĩa vụ của CHDCND Lào thực hiện như sau:
1. Ưu đãi đặc biệt Việt Nam dành cho Lào
Ưu đãi thương mại phía Việt Nam dành cho phía Lào gồm 03 cấp như:
1. Cấp huyện biên giới
Điều 5.4 của Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam quy định: Riêng đối với cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào (được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của Lào, bao gồm chứng nhận kiểm dịch y tế, động vật, thực vật) được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác khi nhập khẩu vào Việt Nam, miễn tất cả các loại giấy phép, miễn kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm, trừ trường hợp có thông báo chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của một Bên về sự đe dọa đối với từng mặt hàng cụ thể.
2. Cấp tỉnh biên giới
Điều 7 của Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam quy định:
2.1. Danh mục cây trồng, vật nuôi, hàng nông sản chưa qua chế biến được sản xuất bởi cư dân và hộ gia đình tại các tỉnh biên giới của Lào theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật mỗi Bên không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu về Việt Nam được quy định tại Phụ lục 02 kèm theo Hiệp định này.
2.2. Danh mục cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân và hộ gia đình tại các tỉnh biên giới của Lào theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật mỗi Bên không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu khi nhập khẩu về Việt Nam được quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo Hiệp định này.
2.3. Cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân và hộ gia đình tại các tỉnh biên giới của Lào theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật mỗi Bên sẽ không thuộc đối tượng bị hạn chế khối lượng (hạn ngạch) và giấy phép nhập khẩu (nếu có) khi nhập khẩu về Việt Nam.
3. Cấp toàn quốc
Khoản 1 của Điều 6 quy định: Phía Việt Nam sẽ dành cho phía Lào ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho các loại hàng hóa có xuất xứ từ Lào theo Phụ lục số 01 kèm theo Hiệp định này. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Lào.
Các tỉnh của CHDCND Lào bao gồm cả thủ đô Viêng Chăn đều được áp dụng ưu đãi đặc biệt mà phía Việt Nam dành cho phía Lào theo quy định tại Khoản 1 của Điều 6.
Sở Công Thương Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn là đơn vị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo Phụ lục 01 của Hiệp định. Đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo mục III tại Văn bản hướng dẫn này.
Sở Công Thương Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thời gian nhanh nhất, nếu đủ giấy tờ, không quá 02 ngày hành chính.
II. Nghĩa vụ CHDCND Lào thực hiện
Để áp dụng ưu đãi đặc biệt quy định tại mục I của Văn bản hướng dẫn này, nhà chức trách CHDCND Lào phải cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy xác nhận về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản và kiểm soát về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam, nhà chức trách của CHXHCN Việt Nam sẽ công nhận giấy xác nhận nêu trên.
III. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Cá nhân, doanh nghiệp hoặc công ty được áp dụng ưu đãi đặc biệt quy định trong Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam gồm các thủ tục sau:
1. Đơn theo mẫu của Vụ Chính sách Ngoại thương, Bộ Công Thương Lào.
2. Phô tô CMND hoặc hộ khẩu, nếu là công dân Lào.
3. Phô tô CMND hoặc giấy đăng ký doanh nghiệp, nếu là doanh nghiệp hoặc công ty.
Phòng Công Thương Huyện, Sở Công Thương Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn sẽ xem xét cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nếu đủ giấy tờ, chậm nhất không quá 02 ngày hành chính.
IV. Quy định áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi Sở Công Thương Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn, Phòng Công Thương Huyện, áp dụng phân cấp theo trách nhiệm quy định.
V. Tổ chức thực hiện
1. Giao Vụ Chính sách ngoại thương, Vụ Xuất khẩu và nhập khẩu, Bộ Công Thương, Sở Công Thương Tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn và Phòng Công Thương Huyện tổ chức phổ biến tới các thành phần liên quan theo trách nhiệm quy định và tổ chức thực hiện hiệu quả.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo trực tiếp về Bộ Công Thương và phối hợp với các ngành liên quan để kịp thời giải quyết.
3. Trường hợp một số nội dung của Hiệp định mà văn bản Hướng dẫn này chưa cụ thể được hết, thì lấy Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước CHDCND Lào và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam làm cơ sở./.
| BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng
-------------------------
Đơn xin cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Theo Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam
Kính gửi:……………………………………….
Về việc xin cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam
Họ và tên: ………………………..Số CMND hoặc Sổ hộ khẩu (nếu là người dân)/ hoặc giấy đăng ký kinh doanh (nếu là doanh nghiệp hoặc công ty) Số…………….., ngày cấp……………, nơi cấp…………………………
Mục đích xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa, đối với danh sách hàng hóa như sau:
STT | Danh sách hàng hóa | Mã HS (nếu có) | Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ huyện/tỉnh hoặc thủ đô Viêng Chăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin khẳng định thông tin nêu trên hoàn toàn đúng sự thật. Kính đề nghị quý Cơ quan xem xét./.
| Ngày ……….tháng…….năm……… (đóng dấu nếu là công ty) |
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng
--------------------------------
Giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Theo Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam
Số…….............
Ngày…………..
Tên công ty hoặc nhà xuất khẩu: | Phòng Công Thương huyện/ Sở Công Thương tỉnh hoặc thủ đô Viêng Chăn: …………………………………………………………………. | ||||
Đia chỉ: Bản…………………………………………….…… Huyện…………………. Tỉnh………………..……………. Điện thoại………………………………………….………. Số Fax…………………………………………..………… | Điện thoại:………………………………………………….. Số Fax:……………….……….……………………………. Email:…………………….…………………………………. | ||||
STT | Danh sách hàng hóa xuất khẩu theo Hiệp định Thương mại biên giới | Mã HS (nếu có) | Huyện/tỉnh nơi có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa có biên giới tiếp giáp với Việt Nam | Huyện/tỉnh hoặc thủ đô có nguồn gốc xuất xứ hàng hóa không có biên giới tiếp giáp với Việt Nam | Huyện/tỉnh có nguồn gốc xuất xứ do nhà đầu tư Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
Phòng Công Thương huyện/ Sở Công Thương tỉnh hoặc Thủ đô xác nhận thông tin trên của giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hoàn toàn đúng sự thật.
| (Tên cơ quan cấp giáy xác nhận) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.