BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5533/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: UBND tỉnh Lào Cai.
Tổng cục Hải quan trả lời công văn số 3206/UBND-CT ngày 26/8/2013 và số 3207/UBND-CT ngày 26/08/2013 của UBND tỉnh Lào Cai về việc nêu tại trích yếu, như sau:
1. Việc điều hành hoạt động thương mại biên giới thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Vì vậy đề nghị UBND tỉnh Lào Cai căn cứ ý kiến của Bộ Công Thương về việc thí điểm tái xuất mặt hàng đường kính trắng tinh luyện qua cửa khẩu phụ Bản Vược - huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai để thực hiện.
2. Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Doanh nghiệp tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về hàng hóa được phép tạm nhập - tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài để tránh trường hợp việc đã ký hợp đồng giao hàng qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới như nêu tại công văn số 3206/UBND-CT và số 3207/UBND-CT dẫn trên rồi lại đề nghị các cơ quan thẩm quyền giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, tổn thất cho doanh nghiệp.
Qua rà soát hồ sơ kèm công văn số 3206/UBND-CT ngày 26/8/2013 và công văn số 3207/UBND-CT ngày 26/8/2013 cho thấy:
2.1. Hợp đồng số 05/HQ-KH ngày 03/04/2013 của Công ty cổ phần SX & TM Kiên Hùng với Công ty TNHH thực phẩm Hồng Quả Kiên Vạn Tượng thì hàng hóa tạm nhập - tái xuất là đường trắng tinh luyện, số lượng 20.000 tấn, thỏa thuận giao hàng từ 03/04/2013 - 31/03/2015, nơi giao hàng: DAF Bát Xát, Mường Khương (Lào Cai); DAF Bình Liêu, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô, Ka Long (Quảng Ninh); DAF Cốc Lam, Chi Ma (Ba Sơn, Lạng Sơn); DAF Sóc Giang, Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cửa khẩu Bát Xát tức Cửa khẩu phụ Bản Vược.
2.2. Hợp đồng của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hùng Tiến với Công ty TNHH TM Lập Bang, gồm:
(1) Số 010/HĐKT ngày 10/01/2012 thì hàng hóa tạm nhập-tái xuất là đường tinh luyện, số lượng 15.000 tấn, thời gian giao hàng từ 10/01/2012 - 30/12/2012, gia hạn tại Phụ lục hợp đồng số 1 kèm theo đến 31/12/2013; nơi giao hàng: Cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát, Lào Cai).
(2) Số 027/HĐKT ngày 18/04/2013 thì hàng hóa tạm nhập - tái xuất là đường tinh luyện, số lượng 20.000 tấn, thời gian giao hàng từ 18/04/2013 - 30/12/2013; nơi giao hàng: Cửa khẩu phụ Bản Vược (Bát Xát, Lào Cai); Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà (Cao Bằng); DAF cửa khẩu Na Hình, Nà Nưa (Lạng Sơn).
03 Hợp đồng trên được ký sau khi Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công Thương có hiệu lực, trong đó:
- Có 02 hợp đồng số 05/HQ-KH và số 027/HĐKT được ký sau khi Bộ Công Thương ban hành công văn số 207/BCT-TMMN ngày 11/01/2012 và công văn số 9181/BCT-TMMN ngày 26/9/2012 kiến nghị UBND các tỉnh biên giới và chấn chỉnh Sở Công thương các tỉnh biên giới về quản lý hàng tạm nhập-tái xuất tái xuất qua cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu.
- Doanh nghiệp không chỉ ký hợp đồng giao hàng qua CKP Bản Vược - Lào Cai mà còn qua các cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu thuộc tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, cụ thể: Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà (Cao Bằng); Nà Nưa, Na Hình (Lạng Sơn).
Để tránh tạo tiền lệ đối với các trường hợp tương tự, Tổng cục Hải quan không ủng hộ việc cho phép tái xuất mặt hàng đường (nói riêng) và các mặt hàng tạm nhập - tái xuất qua: cửa khẩu phụ Bản Vược cũng như qua các cửa khẩu phụ, lối mở thuộc tỉnh Cao Bằng, tỉnh Lạng Sơn nêu trên; các cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu nói chung.
Việc doanh nghiệp cố tình ký kết hợp đồng về nơi giao hàng qua biên giới có nội dung không phù hợp với quy định hiện hành về xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở nằm ngoài Khu kinh tế cửa khẩu thì doanh nghiệp phải tự khắc phục và chịu trách nhiệm về những rủi ro có thể xảy ra.
Tổng cục Hải quan xin trao đổi nội dung trên tới Quý Ủy ban./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.