BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 551/BNV-CQĐP | Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2006 |
Kính gửi: ……………………….
Để phục vụ cho việc xây dựng Dự án Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở theo Chương trình công tác năm 2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Nội vụ đề nghị quý cơ quan báo cáo việc thực hiện các văn bản hiện hành về Quy chế dân chủ ở cơ sở tại đơn vị mình. Báo cáo đề nghị tập trung làm rõ những nội dung sau:
1. Đánh giá kết quả đạt được thông qua việc thực hiện Quy chế:
- Trong việc phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…;
- Trong việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; hoạt động tự quản, xây dựng cộng đồng dân cư ở thôn;
- Trong việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; giải quyết khiếu kiện; cải tiến lề lối làm việc, sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể; công khai tài chính; cải cách thủ tục hành chính ..;
- Kết quả thực hiện Quy chế dân chủ với việc lấy phiếu tín nhiệm, tham gia giới thiệu cấp ủy trong đại hội Đảng các cấp năm 2005.
2. Đánh giá việc thực hiện Nghị định 79/2003/NĐ-CP về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định 71/1998/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp; Nghị định 07/1999/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước.
Yêu cầu đánh giá cần bám sát theo từng nội dung, lĩnh vực đã được quy định trong các Nghị định (Những kết quả đạt được; Những khó khăn, vướng mắc; Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc; Những bài học kinh nghiệm; Những đề xuất, kiến nghị với Trung ương đưa vào nội dung dự thảo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở).
3. Báo cáo các số liệu thực hiện trong năm 2005 theo các biểu mẫu (có kèm theo công văn này).
Theo kế hoạch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Dự án Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở phải trình trong tháng 7/2006, do đó đề nghị quý cơ quan gửi báo cáo và ý kiến góp ý về Bộ Nội vụ trước ngày 05/4/2006, theo địa chỉ: 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU 1
TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIỂU THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QCDC ĐỐI VỚI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN NĂM 2005 (THEO NGHỊ ĐỊNH 79/2003/NĐ-CP)
I. Một số số liệu chung:
- Tổng số huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã: …..., trong đó: số huyện: ……, quận: ……, thị xã: ……
- Tổng số xã, phường, thị trấn: ……, trong đó: số xã: ……, phường: ……, thị trấn: ……
- Tổng số thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố: ……, trong đó: số thôn, làng, ấp, bản: ……, số tổ dân phố: ……
II. Những kết quả đạt được:
TT | Danh Mục, lĩnh vực đánh giá | Kết quả đạt được | Đánh giá kết quả thực hiện (Tỷ lệ %) | ||||
Số lượng (nếu có) | Tỷ lệ % (nếu có) | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||
I | Những kết quả đạt được thông qua thực hiện Quy chế |
|
|
|
|
|
|
1 | Số công trình có liên quan đến đời sống dân cư trên địa bàn (như điện, đường, trường, trạm…) đã được đầu tư xây dựng |
|
|
|
|
|
|
2 | Số vốn do Ngân sách Nhà nước cấp để xây dựng công trình |
|
|
|
|
|
|
3 | Số vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng công trình |
|
|
|
|
|
|
4 | Số công trình có thành lập Ban giám sát |
|
|
|
|
|
|
II | Về xây dựng chính quyền vững mạnh |
|
|
|
|
|
|
1 | Số xã, phường, thị trấn có tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức vụ chủ chốt cấp xã |
|
|
|
|
|
|
2 | Số thôn, tổ dân phố đã thực hiện lấy phiếu tín nhiệm trưởng thôn, tổ dân phố |
|
|
|
|
|
|
3 | Số xã, phường, thị trấn có Ban Thanh tra nhân dân được tổ chức kiện toàn và thường xuyên hoạt động |
|
|
|
|
|
|
4 | Số xã, phường, thị trấn công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở |
|
|
|
|
|
|
5 | Số xã, phường, thị trấn thực hiện mô hình “1 cửa” |
|
|
|
|
|
|
6 | Số thôn, tổ dân phố có quy ước, hương ước |
|
|
|
|
|
|
7 | Số thôn, tổ dân phố có tổ chức hội nghị nhân dân định kỳ, đột xuất |
|
|
|
|
|
|
8 | Số thôn, tổ dân phố bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố |
|
|
|
|
|
|
III | Nhận xét chung về thực hiện QCDC theo NĐ 79/2003/NĐ-CP (Chỉ đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu) |
|
|
|
|
|
|
1 | Những nội dung công việc đã thông báo công khai để dân biết |
|
|
|
|
|
|
2 | Những nội dung công việc đưa ra để dân bàn và quyết định trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
3 | Những nội dung công việc dân tham gia ý kiến |
|
|
|
|
|
|
4 | Những nội dung công việc được dân giám sát, kiểm tra |
|
|
|
|
|
|
| ……, ngày tháng năm 2006 |
BIỂU 2
BỘ, NGÀNH:………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIỂU THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QCDC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HCSN NĂM 2005 (THEO NGHỊ ĐỊNH 71/1998/NĐ-CP)
I. Một số số liệu chung:
- Tổng số cơ quan hành chính, sự nghiệp: …..., trong đó: số cơ quan hành chính: ……, đơn vị sự nghiệp: …………
- Tổng số tổ chức cơ sở Đảng trong các cơ quan, đơn vị:
- Tổng số tổ chức công đoàn cơ sở trong các cơ quan, đơn vị:
II. Những kết quả đạt được:
TT | Danh Mục, lĩnh vực đánh giá | Kết quả đạt được | Đánh giá kết quả thực hiện (Tỷ lệ %) | ||||
Số lượng (nếu có) | Tỷ lệ % (nếu có) | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||
I | Những kết quả đạt được thông qua thực hiện Quy chế |
|
|
|
|
|
|
1 | Số cơ quan, đơn vị có tổ chức hội nghị CB, CC, VC trong năm |
|
|
|
|
|
|
2 | Số cơ quan, đơn vị có tổ chức, đánh giá CB, CC, VC hàng năm |
|
|
|
|
|
|
3 | Số cơ quan, đơn vị đã ban hành đầy đủ: Quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quy định sử dụng tài chính, tài sản, chế độ, chính sách đối với CB, CC, VC |
|
|
|
|
|
|
4 | Số cơ quan, đơn vị có công khai tài chính, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, nâng ngạch… |
|
|
|
|
|
|
5 | Số cơ quan, đơn vị có quy chế phối hợp hoạt động giữa chuyên môn với cấp ủy Đảng và tổ chức đoàn thể |
|
|
|
|
|
|
6 | Số cơ quan, đơn vị có thành lập Ban thanh tra nhân dân |
|
|
|
|
|
|
7 | Số cơ quan, đơn vị công khai các thủ tục hành chính |
|
|
|
|
|
|
8 | Số cơ quan, đơn vị thực hiện mô hình “1 cửa” |
|
|
|
|
|
|
9 | Số cơ quan, đơn vị có phòng tiếp công dân, thực hiện định kỳ tiếp dân |
|
|
|
|
|
|
II | Kết quả đánh giá nhận xét chung về thực hiện QCDC trong cơ quan HCSN (Chỉ đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu) |
|
|
|
|
|
|
1 | Những nội dung công việc đã thông báo công khai để CB, CC, VC biết |
|
|
|
|
|
|
2 | Những nội dung công việc đưa ra CB, CC tham gia ý kiến |
|
|
|
|
|
|
3 | Những nội dung công việc được CB, CC giám sát, kiểm tra |
|
|
|
|
|
|
4 | Những nội dung dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức |
|
|
|
|
|
|
| ……, ngày tháng năm 2006 |
BIỂU 3
BỘ, NGÀNH:………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIỂU THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QCDC TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NĂM 2005 (THEO NGHỊ ĐỊNH 07/1999/NĐ-CP)
I. Một số số liệu chung:
- Tổng số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc (có đến 31/12/2005):
- Tổng số tổ chức cơ sở Đảng trong các DNNN:
- Tổng số tổ chức công đoàn cơ sở trong các DNNN:
II. Những kết quả đạt được:
TT | Danh Mục, lĩnh vực đánh giá | Kết quả đạt được | Đánh giá kết quả thực hiện (Tỷ lệ %) | ||||
Số lượng (nếu có) | Tỷ lệ % (nếu có) | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||
I | Những kết quả đạt được thông qua việc thực hiện Quy chế |
|
|
|
|
|
|
1 | Số DN có tổ chức đại hội CNVC trong năm |
|
|
|
|
|
|
2 | Số DN đã ban hành đầy đủ: Quy chế, nội quy, quy định sử dụng tài chính, tuyển dụng, thôi việc, đề bạt, bổ nhiệm, nâng lương, nâng ngạch,… |
|
|
|
|
|
|
3 | Số DN có công khai tài chính, kết quả kinh doanh hàng năm |
|
|
|
|
|
|
4 | Số DN có quy chế phối hợp hoạt động giữa chuyên môn với cấp ủy Đảng và tổ chức đoàn thể |
|
|
|
|
|
|
5 | Số DN có thành lập Ban thanh tra nhân dân |
|
|
|
|
|
|
II | Kết quả đánh giá nhận xét chung về thực hiện QCDC trong DNNN (Chỉ đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu) |
|
|
|
|
|
|
1 | Những nội dung công việc đã thông báo công khai để NLĐ biết |
|
|
|
|
|
|
2 | Những nội dung công việc đưa ra để NLĐ bàn và quyết định trực tiếp |
|
|
|
|
|
|
3 | Những nội dung công việc đưa ra NLĐ tham gia ý kiến |
|
|
|
|
|
|
4 | Những nội dung công việc được NLĐ giám sát, kiểm tra |
|
|
|
|
|
|
| ……, ngày tháng năm 2006 |
Đề nghị quý cơ quan góp ý trực tiếp vào dự thảo đề cương này và gửi lại cho Bộ Nội vụ kèm theo báo cáo kết quả thực hiện QCDC trước ngày 05/4/2006
DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG
PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8;
Pháp lệnh này quy định về việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Gồm 5 Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
Điều 1. Đối tượng, phạm vi Điều chỉnh
Pháp lệnh này Điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) và ở công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn Điều lệ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước).
Điều 2. Mục đích của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp xã, quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị và của người lao động ở các doanh nghiệp nhà nước; xây dựng chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp vững mạnh; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu;
Điều 3. Phát huy dân chủ phải gắn với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở cấp xã; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng ở các cơ quan, đơn vị; tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở các doanh nghiệp.
Điều 4. Dân chủ nhưng phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; quyền đi đối với nghĩa vụ; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm Hiến pháp và pháp luật, lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền, tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 5. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp và doanh nghiệp nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định tại Pháp lệnh này và các quy định pháp luật khác.
Chương 2.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CẤP XÃ
MỤC 1. NHỮNG VIỆC CẦN THÔNG BÁO ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những nội dung công việc chính quyền cấp xã phải thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết.
2. Phương thức, cách thức thông báo.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 2. NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Nội dung công việc phải đưa ra nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
2. Phương thức, cách thức tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 3. NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ QUYẾT ĐỊNH
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những nội dung mà chính quyền cấp xã phải đưa ra để nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Phương thức, cách thức tổ chức để nhân dân tham gia ý kiến.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 4. NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những nội dung công việc, hoạt động của chính quyền cấp xã nhân dân có quyền giám sát, kiểm tra.
2. Phương thức, cách thức thực hiện việc giám sát, kiểm tra.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện những nội dung trên.
4. Việc giám sát của MTTQ đối với những cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư thực hiện theo quy định của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
MỤC 5. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TỰ QUẢN Ở THÔN
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu của việc xây dựng cộng đồng dân cư tự quản thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn).
2. Những nội dung tự quản ở thôn.
3. Tổ chức và hoạt động của cộng đồng dân cư tự quản thôn; thẩm quyền và trách nhiệm của Trưởng thôn.
Quy trình, thủ tục bầu trưởng thôn do Chính phủ quy định.
4. Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thôn.
5. Trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc tạo Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn hoạt động.
Chương 3.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
MỤC 1. DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, của các tổ chức đoàn thể và của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ.
2. Những việc phải công khai cho cán bộ, công chức, viên chức biết; Cách thức công khai.
3. Những việc phải đưa ra lấy ý kiến tham gia góp ý của cán bộ, công chức, viên chức trước khi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định; Hình thức lấy ý kiến;
4. Những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra; Phương thức giám sát, kiểm tra.
MỤC 2. DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những nội dung cần công khai về thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức; trong việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2. Những nội dung dân chủ trong quan hệ với cơ quan, đơn vị cấp trên và cấp dưới.
Chương 4.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
MỤC 1. NHỮNG VIỆC PHẢI CÔNG KHAI Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những việc người quản lý doanh nghiệp phải công khai cho người lao động được biết.
2. Những hình thức công khai.
3. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể và của người lao động trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 2. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những việc phải đưa ra để người lao động quyết định.
2. Cách thức để người lao động thực hiện việc quyết định.
3. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể và của người lao động trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 3. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những việc phải đưa ra để người lao động tham gia ý kiến trước khi quyết định.
2. Cách thức lấy ý kiến tham gia.
3. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể và của người lao động trong việc thực hiện những nội dung trên.
MỤC 4. NHỮNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những việc phải để người lao động giám sát, kiểm tra.
2. Cách thức để người lao động thực hiện việc giám sát, kiểm tra.
3. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, của các tổ chức đoàn thể và của người lao động trong việc thực hiện những nội dung trên.
Chương 5.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Gồm các Điều quy định những nội dung cơ bản sau:
1. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở thì được khen thưởng.
2. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những tiêu chí thi đua hàng năm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
4. Các hành vi cụ thể vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
5. Hình thức xử lý các hành vi vi phạm (Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý một trong các hình thức sau: Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật).
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Gồm 2 Điều quy định những nội dung sau:
1. Quy định hiệu lực thi hành của Pháp lệnh.
2. Trách nhiệm quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ.
DANH SÁCH
NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ GỬI CÔNG VĂN YÊU CẦU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VÀ GÓP Ý DỰ ÁN PHÁP LỆNH DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
(Kèm theo Công văn số 551/BNV-CQĐP ngày 09/03/2006 của Bộ Nội vụ)
1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Gồm 15 tỉnh:
- UBND thành phố Hà Nội; - UBND tỉnh Vĩnh Phúc; - UBND thành phố Đà Nẵng; - UBND tỉnh Thái Bình; - UBND tỉnh Thái Nguyên; - UBND tỉnh Hà Giang; - UBND tỉnh Thanh Hóa; - UBND tỉnh Hà Tĩnh; | - UBND Thành phố Hồ Chí Minh; - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế; - UBND tỉnh Gia Lai; - UBND tỉnh Bình Dương; - UBND thành phố Cần Thơ; - UBND tỉnh An Giang; - UBND tỉnh Đồng Tháp. |
2. Các Bộ, ngành: Gồm 9 cơ quan:
- Bộ Tài chính; - Bộ Công nghiệp; - Bộ Nông nghiệp-PTNT; - Bộ Y tế; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; | - Bộ Giáo dục - Đào tạo; - Bộ Xây dựng; - Bộ Thương mại; - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. |
3. Các tổng công ty 91: Gồm 7 doanh nghiệp:
- Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam;
- Tập đoàn Dệt May Việt Nam;
- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam;
- Tổng Công ty Hàng không Việt Nam;
- Tổng Công ty Xi măng Việt Nam;
- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam;
- Tổng Công ty Cà phê Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.