BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5357/BNN-TTr | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: | Các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành; các Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Bộ |
Thực hiện quy định của Luật Thanh tra năm 2004; Chỉ thị số 823/CT-TTCP ngày 25/4/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ về chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra; các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra năm 2010;
Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị báo cáo tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2010 và dự kiến xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và công tác năm 2011 để Bộ quyết định kế hoạch năm 2011 của đơn vị.
Nội dung báo cáo và xây dựng kế hoạch theo Đề cương đính kèm.
Báo cáo gửi về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 20/10/2010.
Bộ giao Chánh thanh tra Bộ đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thực hiện đúng thời hạn./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2010
(kèm theo văn bản số 5357/BNN-TTr ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần thứ nhất.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2010
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH VÀ NHIỆM VỤ VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2010 CỦA ĐƠN VỊ
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2010
1. Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra.
- Công tác chỉ đạo lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch và xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra.
- Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Số CBCNV được tuyên truyền giáo dục pháp luật.
- Việc xây dựng và thực hiện các quy chế nội bộ, quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Số cuộc thanh tra do cơ quan pháp luật hoặc chuyên ngành thực hiện tại đơn vị
(Kiểm toán, tài chính, thuế, Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh ...)
3. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra.
- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành (số cuộc theo kế hoạch, số cuộc đột xuất, số cuộc đang thực hiện, số cuộc kết thúc, số cuộc của năm trước chuyển sang).
- Tổng số sai phạm về kinh tế.
- Kiến nghị xử lý:
+ Về kinh tế: tiền, đất đai và các tài sản khác.
+ Về hành chính: Kiến nghị xử lý đối với người sai phạm, kiến nghị chấn chỉnh quản lý.
+ Về hình sự (nếu có):
- Kết quả xử lý:
+ Thu hồi về kinh tế.
+ Số vụ, số người, số cơ sở đã bị xử lý hành chính và đối tượng bị xử lý, bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, phạt tiền, đình chỉ hoạt động thu hồi giấy phép…;
+ Số kiến nghị chấn chỉnh quản lý đã thực hiện, bao gồm: hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản, sửa chữa khắc phục các tồn tại…;
+ Số vụ, số người đã xử lý hành chính.
4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đánh giá chung tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm (tăng, giảm), việc chỉ đạo lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền về tiếp dân giải quyết KNTC.
a. Tiếp công dân.
- Tiếp công dân: số lần, số lượt.
- Tiếp CBCNV trong ngành (số lần, số lượt).
- Tiếp dân ở các địa phương (số lần, số lượt).
- Những vấn đề nổi cộm, điển hình phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.
b. Kết quả giải quyết đơn thư KNTC.
- Tổng số đơn thư đã tiếp nhận tăng, giảm (%) so với năm trước.
- Đơn thư từ Thanh tra Bộ chuyển đến:
+ Đã xử lý: … đơn;
+ Đang xử lý: … đơn;
+ Số đơn chưa giải quyết: … đơn.
- Đơn thư từ các nơi khác chuyển đến:
+ Đơn tồn đọng kỳ trước chuyển sang;
+ Đơn trùng nội dung;
+ Đơn phải xem xét xử lý (Trong đó nêu rõ số đơn thuộc thẩm quyền, đơn không thuộc thẩm quyền);
+ Số đơn thư KNTC đã được giải quyết: … đơn;
+ Tồn đọng: … đơn;
Nguyên nhân tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết.
5. Kết quả thực hiện quyết định của Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị: về từng vụ việc theo kết luận và kiến nghị của Đoàn Thanh tra (nếu có), kể cả quyết định của những năm trước nhưng vẫn còn tồn đọng đang giải quyết.
III. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Báo cáo riêng theo nội dung sau:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật về Phòng, chống tham nhũng của lãnh đạo, cấp ủy chính quyền.
- Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật: những thuận lợi khó khăn, vướng mắc và những bất cập.
- Về công tác phòng, chống tham nhũng:
+ Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về PCTN: hình thức, số lượt người tham dự…;
+ Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị.
+ Kết quả xây dựng các văn bản theo quy định của Luật PCTN thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị.
+ Về thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị (kèm theo bảng kê các định mức tiêu chuẩn).
+ Việc ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định.
+ Việc kê khai tài sản, thu nhập: số người phải kê khai, đã kê khai.
+ Kết quả cải cách hành chính, đổi mới công nghệ…
- Về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng:
+ Kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra.
+ Trách nhiệm của đơn vị, người đứng đầu đơn vị trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo tham nhũng: số đơn đã nhận, đã được xử lý, kết quả xử lý.
+ Các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng, đề xuất hướng giải quyết.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.