BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 525/TCT-TTr | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2012 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4955/CT-KTrT ngày 30/11/2011 của Cục thuế tỉnh Kon Tum hỏi về vướng mắc khi xử phạt hành vi gian lận thuế. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo hướng dẫn tại Mục XII Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Điều 21 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì việc ấn định thuế được áp dụng đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế.
Theo quy định tại Điều 5 Mục I Chương I Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì: “2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.”
Như vậy khi ấn định thuế Cục Thuế phải lập biên bản vi phạm hành chính về thuế và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Theo quy định tại Điều 2 Mục I Chương I Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì: “3. Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần, cụ thể như sau:
a) Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ áp dụng biện pháp tăng nặng theo quy định tại Điều 3 Nghị định này”.
Theo quy định này thì khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, mặc dù có phát hiện truy thu thêm về thuế đối với kỳ khai thuế cơ quan thuế đã lập biên bản vi phạm hành chính về thuế và đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, cơ quan thuế không được lập biên bản hành chính lần 2 đối với hành vi đó. Do vậy:
- Trường hợp khi ấn định thuế, Cục Thuế đã thực hiện việc lập Biên bản vi phạm hành chính về thuế và ra Quyết định xử phạt vi phạm thì khi kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp nếu phát hiện số thuế phải nộp cao hơn số đã ấn định cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế còn thiếu và không lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi đã được lập biên bản trước đó. Trường hợp các kỳ kê khai tiếp theo DN vẫn vi phạm hành vi này thì khi xác định mức độ vi phạm sẽ tính thêm tình tiết tăng nặng.
- Trường hợp Cục Thuế chưa lập biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt vi phạm tại thời điểm ấn định thuế thì khi kiểm tra tại doanh nghiệp, Cục Thuế lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo số thuế truy thu qua kiểm tra.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.