BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5174/TCT-CS | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2010 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 15/12/2010 Tổng cục Thuế đã có công văn 5132/TCT-CS trả lời 13 vướng mắc của Cục thuế, công văn 5129/TCT-TVQT hướng dẫn 6 nội dung và Thông báo 290/TB-TCT thông báo kết quả hội nghị tập huấn và thông báo nội dung hỏi, trả lời 29 vấn đề liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Qua ý kiến phản ánh của các phương tiện thông tin, doanh nghiệp và một số Cục thuế về những băn khoăn, vướng mắc trong việc in các tiêu thức trên hóa đơn theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC , Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 quy định về các nội dung bắt buộc và nội dung không bắt buộc trên hóa đơn. Không có quy định về kiểu chữ, cỡ chữ và các chi tiết khác của 10 nội dung bắt buộc trên hóa đơn (theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4).
Về các tiêu thức trên hóa đơn:
- Đối với các tiêu thức quy định về ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn là các tiêu thức bắt buộc và phải đúng quy định. Vì vậy các tổ chức, cá nhân in hóa đơn phải đảm bảo in đúng các tiêu thức này trên hóa đơn.
- Trường hợp các tiêu thức bắt buộc khác trên hóa đơn của doanh nghiệp đã in không phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, không xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, không xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), không xác định được tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền…thì tổ chức, cá nhân phải in lại hóa đơn.
- Trường hợp các tiêu thức bắt buộc khác trên hóa đơn của doanh nghiệp đã in phản ánh đúng tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, xác định được nội dung hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định được người mua hàng (hoặc người nộp tiền, người thụ hưởng dịch vụ…), người bán hàng (hoặc người cung cấp dịch vụ…), tên hàng hóa dịch vụ - hoặc nội dung thu tiền…thì hóa đơn được chấp nhận.
- Cục thuế cần căn cứ từng trường hợp cụ thể, tính chất, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh để xác định và hướng dẫn doanh nghiệp, không áp dụng máy móc.
Ví dụ:
- Đối với DN kinh doanh bảo hiểm: Phiếu thu tiền bảo hiểm được xác định là hóa đơn theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Trường hợp DN in hóa đơn thì chỉ tiêu “tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng, đơn giá” có thể chuyển thành “nội dung thu phí bảo hiểm”,
- Đối với hóa đơn thu tiền điện: thì trên hóa đơn có thể có các tiêu thức để xác định được sản lượng điện tiêu thụ như “chỉ số mới”, “chỉ số cũ”, “hệ số”, “điện năng tiêu thụ” “thời gian sử dụng”, ..
- Đối với hóa đơn tiền nước thì trên hóa đơn có thể có các tiêu thức để xác định tổng lượng nước tiêu thụ như: “số đọc tháng này”, “số đọc tháng trước”, định mức tiêu thụ”, …
- Đối với hóa đơn thu tiền học phí: Do tiền học phí thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nên trên hóa đơn thu tiền học phí không nhất thiết phải có chỉ tiêu tiền thuế, thuế suất thuế GTGT, ngoài ra tiêu thức “họ tên người mua hàng” có thể chuyển thành “tên người nộp tiền”, tiêu thức “tên hàng hóa, dịch vụ” có thể chuyển thành “lý do nộp tiền” (nội dung này tại công văn số 5132/TCT-CS ngày 15/12/2010 đã có hướng dẫn).
Tổng cục Thuế trả lời để các Cục thuế biết, đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn cho các doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.