TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51503/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam
(Địa chỉ: Lô J1/2 khu Công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội;
MST: 0101824243-001)
Cục thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 1205/PC-TCT ngày 29/12/2017 của Tổng cục Thuế và công văn số PSVN-ACS-12/2017 ngày 25/12/2017 của Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam hỏi về chính sách thuế sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định tại Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015
+ Tại Khoản 1 Điều 16 quy định nội dung chứng từ kế toán:
“Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.”
+ Tại Khoản 1 Điều 17 quy định chứng từ điện tử
“1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.”
+ Tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 6 Điều 18 quy định về lập và lưu trữ chứng từ kế toán
“1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
…
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.”
+ Tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 19 quy định việc ký chứng từ kế toán.
“1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ…
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.”
Căn cứ Công văn số 2796/TCT-DNL ngày 17/07/2018 của Tổng cục Thuế trả lời chính sách thuế.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử (hóa đơn điện tử) được xuất bởi các nhà cung cấp ở nước ngoài và được quản lý qua hệ thống mua hàng điện tử của Panasonic nhưng không có chữ ký điện tử của người bán thì Công ty không được sử dụng các chứng từ này cho mục đích kê khai và nộp thuế theo quy định.
Cục thuế TP Hà Nội thông báo để đơn vị biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.